‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’ một chiến thắng tạo bước ngoặt

PGS. TS. Nguyễn Văn Sáu
Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 đã tạo ra bước chuyển chiến lược căn bản về cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trực tiếp buộc Mỹ trở lại bàn đàm phán ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sẵn sàng chiến đấu trong 12 ngày đêm chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”.
Sẵn sàng chiến đấu trong 12 ngày đêm chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”.

Cách đây nửa thế kỷ (tháng 12/1972-12/2022), Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, chủ yếu bằng máy bay B52, vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh, thành ở miền Bắc nước ta, hòng giành thắng lợi áp đảo về quân sự, làm xoay chuyển tình thế trên bàn đàm phán tại Paris có lợi cho Mỹ.

Tuy nhiên, với ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, quân và dân miền Bắc đã tiến hành “Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng”, đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, buộc chính quyền Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom đánh phá miền Bắc và ký kết Hiệp định Paris (27/01/1973), rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh về nước, góp phần tạo bước ngoặt quyết định và thời cơ chiến lược để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Đòn quyết định buộc Mỹ trở lại bàn đàm phán

Với tầm nhìn chiến lược, từ ngày 23-26/01/1967, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị lần thứ 13, chủ trương nâng đấu tranh ngoại giao lên thành mặt trận ngoại giao phối hợp với mặt trận chính trị và mặt trận quân sự.

Hai ngày sau Hội nghị, ngày 28/01/1967, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, trả lời phỏng vấn nhà báo Australia Burchettt, nói rõ: Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) thì VNDCCH và Mỹ mới có thể nói chuyện.

Đến ngày 29/12/1967, trong buổi chiêu đãi Đoàn đại biểu Mông Cổ tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH thì VNDCCH sẽ nói chuyện với Mỹ về các vấn đề liên quan. Như vậy, khẳng định dứt khoát “sẽ nói chuyện” thay cho “có thể nói chuyện”, Việt Nam càng dồn Mỹ vào thế bị động về ngoại giao.

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, khi tình hình thay đổi hẳn theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị thất bại nặng nề, Tổng thống Johnson mới buộc phải xuống thang, tuyên bố đơn phương hạn chế ném bom miền Bắc và cử đại diện tham gia đàm phán với VNDCCH.

Ngày 03/04/1968, VNDCCH tuyên bố sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với Mỹ để xác định điều kiện thương lượng giữa hai bên, mở đầu cuộc tiến công trên mặt trận ngoại giao. Ngày 13/05/1968, cuộc đàm phán giữa VNDCCH và Mỹ chính thức bắt đầu tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris. Ngày 29/08/1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 được tổ chức.

Trong báo cáo “Về thắng lợi to lớn của ta trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và hoạt động quốc tế từ đầu Xuân 1968 đến nay” của Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ: Công tác đấu tranh ngoại giao và hoạt động quốc tế trong thời kỳ này có nhiệm vụ phối hợp nhịp nhàng hơn nữa với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị trên chiến trường, tích cực phục vụ việc giành thắng lợi quyết định.

Đầu năm 1969, sau khi thắng cử, Tổng thống, R. Nixon đưa ra “Học thuyết Nixon” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; đồng thời, cải thiện quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc hòng cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhằm tạo thế mạnh cho Mỹ trong việc mặc cả với ta trên bàn đàm phán.

Tìm kiếm người thân sau vụ B52 rải thảm phố Khâm Thiên.
Tìm kiếm người thân sau vụ B52 rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội.

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu là đẩy địch xuống thang một bước trên chiến trường chính, ép Mỹ đơn phương rút một bộ phận quân Mỹ. Tiếp đó, những thắng lợi trong mùa khô 1969-1970, 1970-1971 tạo điều kiện cho ta mở cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972, khiến Mỹ, ngụy hoàn toàn bất ngờ, sụp đổ từng mảng.

Đặc biệt, ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị, khu vực Bắc tỉnh Kon Tum và thị trấn Lộc Ninh ở miền Đông Nam Bộ, tạo thời cơ thuận lợi cho cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao, đưa đàm phán tại Hội nghị Paris đi vào bước mới từ tháng 07/1972.

Ngày 08/10/1972, phái đoàn VNDCCH gửi cho phía Mỹ dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Trước tình hình thế và lực trên chiến trường miền Nam ngày càng bất lợi, Mỹ buộc phải đồng ý thảo luận cụ thể từng câu chữ và điều khoản của Hiệp định.

Tuy nhiên, sau khi tái đắc cử Tổng thống, ngày 22 và 23/10/1972, Nixon đề nghị hai bên gặp riêng để “bàn thêm” và đòi sửa đổi hầu hết các vấn đề thực chất trong tất cả các chương của Hiệp định theo đòi hỏi của chính quyền Sài Gòn. Đây là hành động của nhà cầm quyền Mỹ cố tình trì hoãn việc ký Hiệp định. Cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng, bế tắc trong suốt tháng 11, tới đầu tháng 12/1972.

Để gây sức ép và tạo cục diện “đàm phán trên thế mạnh”, ngày 14/12/1972, Nixon phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phụ cận mang mật danh “Chiến dịch Linebacker II”.

Đây là chiến dịch có quy mô lực lượng tác chiến đối kháng trên không lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, được Mỹ huy động tới mức cao nhất lực lượng không quân chiến lược, không quân chiến thuật và không quân hỗn hợp, nhằm hủy diệt tiềm lực của miền Bắc, làm giảm khả năng chi viện cho cách mạng miền Nam; gây sức ép, buộc Việt Nam phải nối lại cuộc đàm phán ở Paris và chấp nhận các điều khoản sửa đổi có lợi cho Mỹ.

Thực tế đó đã đặt dân tộc Việt Nam trước thử thách nghặt nghèo, khi những ưu thế về lực lượng, vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự đều thuộc về đối phương. Song, với ý chí quyết tâm “dám đánh, biết đánh và quyết thắng” quân thù cùng tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, trong Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng kéo dài 12 ngày đêm (từ ngày 18-29/12/1972), quân dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc đã làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” gây chấn động mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tổng thống Nixon thú nhận: Nỗi lo của tôi trong những ngày này không phải là lo những làn sóng phản đối, phê phán nghiêm khắc ở trong nước và trên thế giới, mà chính là mức độ tổn thất về máy bay B52 quá nặng nề.

Trước những thất bại nặng nề ngày 30/12/1972, Tổng thống Nixon buộc phải tuyên bố ngừng ném bom VNDCCH từ vĩ tuyến 20 trở ra và cùng chính quyền Sài Gòn trở lại Paris để kết thúc cuộc đàm phán và chuẩn bị cho việc ký tắt Hiệp định Paris vào ngày 23/01/1973.

Ngày 27/01/1973, tại Paris, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước VNDCCH khẳng định: Đây là thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta. Toàn dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc đều vô cùng tự hào và phấn khởi trước thắng lợi vĩ đại của Tổ quốc....

Quân đội Việt Nam tuyên bố đã bắn rơi 755 máy bay của không lực Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52, trong khi Mỹ thừa nhận mất 159 máy bay, bao gồm 16 chiếc B52.
Quân đội Việt Nam tuyên bố đã bắn rơi 755 máy bay của không lực Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52, trong khi Mỹ thừa nhận mất 159 máy bay, bao gồm 16 chiếc B52.

Những bài học kinh nghiệm để lại

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, trong đó nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Tầm vóc, ý nghĩa và tác động trực tiếp của chiến thắng này dẫn tới việc ký kết Hiệp định Paris 1973 và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

Một là, luôn quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình đấu tranh với kẻ thù xâm lược. Bởi bao trùm nhất là Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo và phương pháp cách mạng khoa học. Với đường lối đó, Đảng đã tổ chức, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần trong Chiến dịch Linebacker II, qua đó tạo bước ngoặt quyết định dẫn tới việc ký kết Hiệp định Paris. Trong tình hình mới, bài học thể hiện giá trị lịch sử, hiện thực sâu sắc. Vì chỉ có quán triệt và vận dụng đúng đắn đường lối của Đảng, chúng ta mới làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao để giành thắng lợi quyết định. Thắng lợi của Hội nghị Paris trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự và ngoại giao độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng, là sự kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn đàm phán những cái mà chúng ta giành được trên chiến trường. Vận dụng bài học này, để khẳng định quan điểm của Việt Nam trong các cuộc đàm phán quốc tế, cần thể hiện vị thế của nước ta ở nhiều lĩnh vực, nhất là chính trị, kinh tế, văn hóa và cả quân sự. Như trong đàm phán thương mại song phương, có đối tác đưa ra các yêu sách phi lý về nhân quyền, về các vấn đề nội bộ, về nền kinh tế thị trường…; bên cạnh việc kiên trì giải thích, thuyết phục, chúng ta luôn chứng minh bằng các lý lẽ cụ thể về các thành tựu bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, về uy tín của đất nước trên trường quốc tế, về tính hội nhập và đặc điểm thị trường của nền kinh tế Việt Nam, do đó chúng ta đạt nhiều kết quả tích cực.

Ba là, về nghệ thuật chớp thời cơ. Chúng ta đã chủ động đánh giá đúng tình hình chiến trường, tình hình quốc tế và khu vực, nhận định đúng thời cơ và thách thức khi bước vào đàm phán Paris. Do vậy, Việt Nam đã khai thác triệt để các cơ hội, tăng được thế và lực cho đất nước. Đặc biệt, sau thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, ngày 30/12/1972, Ban Bí thư ra Thông báo số 08-TB/TW “Về tình hình trước mắt của cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước”, nêu rõ: “Trong thế thua và lúng túng, trước thất bại to lớn mới, phía Mỹ đã đề nghị nối lại cuộc thương lượng”. Có thể nói, đây chính là thời cơ tốt nhất để kết thúc cuộc đàm phán Paris. Do đó, Ban Bí thư quyết định: ... ta đã đồng ý đồng chí Lê Đức Thọ sẽ gặp lại Kissinger và các chuyên viên hai bên sẽ làm việc trở lại. Vì lẽ đó, Hiệp định Paris được ký kết không chỉ là thành quả của sự nghiệp 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà còn cho thấy nghệ thuật “chớp thời cơ” sau thắng lợi quyết định về quân sự.

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong suốt quá trình đàm phán tại Paris, chúng ta đã có được sự ủng hộ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa; tranh thủ được sự đồng tình của dư luận quốc tế, kể cả dư luận tiến bộ Mỹ, góp phần tạo nên mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ Việt Nam. Vượt lên trên mọi ý nghĩa thông thường, Hiệp định Paris cũng là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc bị áp bức vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của mình.

PGS. TS. Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng
PGS. TS. Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế theo phương châm là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc. Chiến thắng

“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, của thế trận phòng không nhân dân; là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc Việt Nam; là ý chí, quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, đã tạo ra bước chuyển chiến lược căn bản về cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trực tiếp buộc đế quốc Mỹ trở lại bàn đàm phán ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và để lại nhiều kinh nghiệm vô cùng quý báu. Những kinh nghiệm được đúc kết là những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần được chắt lọc, vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng ‘Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không’ tại Nga

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng ‘Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không’ tại Nga

Ngày 8/12, tại Moscow, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga phối hợp Quỹ thúc đẩy phát triển hợp tác Nga-Việt “Truyền thống và hữu ...

50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Kỳ tích vang dội

50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Kỳ tích vang dội

Chiến thắng ‘Điện Biên Phủ trên không’ buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở ...

50 năm chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không: Bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

50 năm chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không: Bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ ...

Học giả Algieria: Chiến thắng của tinh thần đoàn kết và quật cường của nhân dân Việt Nam

Học giả Algieria: Chiến thắng của tinh thần đoàn kết và quật cường của nhân dân Việt Nam

Nhận định của Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Algeria – Việt Nam Mohamed Berzig trong cuộc trao đổi với các phóng viên Việt Nam ...

Báo Đức viết về Chiến thắng ‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’

Báo Đức viết về Chiến thắng ‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’

Báo Junge Welt của Đức vừa đăng bài viết của tác giả Hellmut Kapfenberg về chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" đáng tự hào ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

30ATM là một trong những thông số biểu thị khả năng chống nước ấn tượng. Vậy 'đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai và có thể ...
Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (8/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Trung vệ Đỗ Duy Mạnh cho biết, anh quyết định gia hạn hợp đồng thêm 3 năm với CLB Hà Nội vì muốn được ở gần vợ con, gia đình.
Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bạn đang gặp phải tình trạng Instagram không có filter nhưng chưa biết phải làm sao. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những ...
Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Namibia phối hợp với WHO công bố Hiến chương đầu tư lực lượng lao động y tế châu Phi tại một diễn đàn tổ chức tại thủ đô Windhoek.
Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Đại sứ Phạm Hùng Tâm gặp Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Thương mại và du lịch Australia Don Farrell tại trụ sở Nghị viện Australia.
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân...
Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chặt chẽ đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chặt chẽ đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Campuchia triển khai dự án kênh đào Funan Techo.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr Karim.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Nhân dịp ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi thư chúc mừng.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động