TIN LIÊN QUAN | |
Hàn Quốc cam kết nỗ lực duy trì bầu không khí hòa giải với Triều Tiên | |
Tổng thống Hàn Quốc: Vấn đề Triều Tiên đang ở thời điểm vô cùng quan trọng |
Chưa đẩy hai tuần sau lế bế mạc của sự kiện này, Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với phái đoàn cấp cao của Hàn Quốc ngày 5/3. Khác với thái độ cứng rắn thường thấy, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có cuộc tiếp xúc thân mật và thiện chí với Đặc phái viên, Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong. Hai bên đã trao đổi về giảm căng thẳng, thúc đẩy đối thoại, tiếp xúc và hợp tác. Seoul và Bình Nhưỡng cũng thống nhất về tổ chức một hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại làng đình chiến Panmunjom (Bàn môn điếm) nhằm tìm kiếm giải pháp cho tình hình hiện nay.
Đáng chú ý, ngày 6/3, Triều Tiên cho biết họ đồng ý tổ chức các cuộc hội đàm với Mỹ về chương trình vũ khí hạt nhân, đồng thời đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân trong thời gian diễn ra đàm phán. Tuyên bố trên đã khiến cộng đồng quốc tế một phen sửng sốt, nhất là khi Bình Nhưỡng luôn cho vũ khí hạt nhân của mình là “thanh gươm công lý” và sẽ không đem ra thương thảo.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Đặc phái viên, Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong trong buổi gặp gỡ ngày 6/3. (AP) |
Nhận định về động thái này, trong buổi gặp gỡ lãnh đạo năm chính đảng lớn tại Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh đây là thời điểm quan trọng nhằm khôi phục lại hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại Mỹ - Triều. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Xanh cũng nhận định: “Tôi cho rằng vẫn còn quá sớm để lạc quan vì chúng ta mới chỉ đang ở vạch xuất phát”.
Trong khi đó, người Mỹ đã sửng sốt khi nhận được lời mời tham gia đàm phán từ phía Bình Nhưỡng. Do đó, phát biểu trong chuyến công du Thụy Điển ngày 6/3, Tổng thống Donald Trump tỏ ra thận trọng: “Họ có vẻ đang hành động một cách tích cực hơn. Thỏa thuận chấm dứt chương trình vũ khí và tên lửa hạt nhân của Triều Tiên sẽ là một điều tuyệt vời cho cả thế giới… Tôi hy vọng Triều Tiên đang thành thật”. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng sự “hồi tâm chuyển ý” của Bình Nhưỡng đến từ những lệnh trừng phạt của các nước, đặc biệt là Trung Quốc.
Trong khi đó, giới chuyên gia tỏ ý hoài nghi. Trưởng đoàn của Washington tham dự đàm phán Sáu bên về Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên từ năm 2003 – 2006, cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Joseph DeTrani hoan nghênh động thái của Bình Nhưỡng, song cho rằng Chủ tịch Kim Jong-un sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự bảo vệ của Mỹ và gỡ bỏ cấm vận.
Tương tự như ông DeTrani, nhà báo kỳ cựu David Von Drehle của The Washington Post, nhận định Triều Tiên bước đến bàn đàm phán không phải để “cầu xin” Mỹ. Theo ông, nếu những cấm vận lớn được dỡ bỏ, Bình Nhưỡng nhiều khả năng sẽ bắt tay với Moscow xây đường ống cung cấp khí đốt cho Seoul, một thị trường có nhu cầu lớn. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả Triều Tiên và Nga: Một bên nhận được bảo hộ về quân sự và chính trị, trong khi bên còn lại mở rộng thị phần và ảnh hưởng khu vực.
Có thể nói, Bình Nhưỡng nhận thấy với việc sở hữu vũ khí hạt nhân, nước này đã xây dựng được một vị thế mới trong cộng đồng quốc tế, đủ để khiến Washington phải nhượng bộ tại đàm phán sắp tới. Tuy nhiên, sự thay đổi thái độ từ phía Triều Tiên là phúc hay họa, sẽ tiếp tục là đề tài nóng hổi của cộng đồng quốc tế thời gian tới, ít nhất cho đến khi hội nghị Mỹ - Triều chính thức bắt đầu cuối tháng Tư.
Nhà Trắng xác nhận về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chấp nhận lời mời gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. |
Lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên nhất trí gặp nhau vào tháng Năm tới Phát biểu ngày 8/3 với báo giới tại Nhà Trắng sau cuộc gặp với Tổng thống Trump và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ ... |
Mỹ nhận định triển vọng đàm phán với Triều Tiên còn xa Ngày 8/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố mặc dù có "những dấu hiệu tích cực khả quan" từ Triều Tiên song triển vọng ... |