Hành trình nghiệt ngã của những đứa trẻ

Ở độ tuổi lẽ ra đang được giám sát làm bài tập ở nhà, hàng trăm nghìn trẻ em châu Âu lại phải tự mình vượt qua các lục địa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hanh trinh nghiet nga cua nhung dua tre “Không ai muốn trở thành người tị nạn!"
hanh trinh nghiet nga cua nhung dua tre Anh yêu cầu Pháp bảo vệ số trẻ em tị nạn còn lại ở Calais
hanh trinh nghiet nga cua nhung dua tre
Những đứa trẻ tị nạn Syria vừa tới Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 6/2015. (Nguồn: AFP)

Như cậu bé Wasil, dù mới 12 tuổi nhưng đã phải sống một mình trong căn lều nhỏ tại trại tị nạn ở Calais (Pháp) - vẫn được gọi là Rừng rậm - trước khi nơi này bị Chính phủ Pháp giải tỏa hồi tháng 10/2016. Cuối năm 2015, theo một tay buôn lậu (đã được mẹ Wasil trả 50 USD), cậu bé trải qua quãng đường hơn 6.400 km từ Kunduz (Afghanistan), băng qua phần lớn châu Á và châu Âu với đủ thứ hiểm nguy: cướp bóc, thú hoang, đói khát… để tới Calais vào mùa Hè 2016. Có lúc Wasil sống 10 ngày trong rừng chỉ với hai chai nước, hai cái bánh quy, một túi chà là và những quả mận dại.

Nguy hiểm rình rập

Trong số 1,3 triệu người tìm cách tị nạn ở châu Âu năm 2015 có gần 100.000 trẻ em không có người đi kèm, hầu hết đến từ Afghanistan và Syria. 13% số trẻ nhỏ hơn 14 tuổi. Theo Hiệp ước Dublin III, người tị nạn phải xin tị nạn tại quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên mà họ vào. Tuy nhiên, trẻ vị thành niên không ai đi kèm có họ hàng gần ở đâu đó trong châu Âu có quyền xin tị nạn tại nơi ấy. Tháng 5/2016, Nghị viện Anh thông qua một sửa đổi quy định rằng Chính phủ nước này sẽ tiếp nhận số lượng không cụ thể trẻ em tị nạn không có người đi kèm từ các quốc gia khác tại châu Âu.

Thế nhưng, việc tiếp nhận trẻ em này đã không diễn ra. Một  mặt do đấu đá chính trị nội bộ giữa các nước châu Âu. Mặt khác,  những ngẫu nhiên về mặt địa lý đã làm các nước này phải chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng tị nạn không giống nhau. Một số người tị nạn và di dân có thể nghĩ đến việc định cư ở Italy và Hy Lạp - nơi gần như tất cả họ đều đặt chân tới đầu tiên để vào châu Âu và cũng đã có quá đông người tị nạn. Với đa số người tị nạn, mục tiêu là tới được một nước Bắc Âu, nơi tỷ lệ thất nghiệp thấp và hỗ trợ xã hội rộng rãi hơn. Song,  “người ta cho rằng mọi việc đều trong tầm kiểm soát khi đến bờ biển châu Âu, nhưng thực tế đó mới chỉ là bắt đầu một chặng mới trong hành trình của họ”, Phát ngôn viên của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Sarah Crowe nói.

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, mà tất cả các nước thành viên EU đều ký kết, quy định rằng “những lợi ích tốt nhất” của trẻ em chi phối mọi khía cạnh trong đối xử. Một khi đã tới châu Âu, các em có quyền được chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý và hỗ trợ tư pháp nhưng nhiều em không nhận được gì. Theo Helen Stalford, người nghiên cứu về các quyền của trẻ em châu Âu tại Đại học Liverpool (Anh), “vấn đề là luật EU không đưa ra giải thích rõ ràng “những lợi ích tốt nhất” cần được thực thi như thế nào”.

Kết quả là, trẻ tị nạn không có người đi kèm sống trong tình trạng nghiệt ngã nhất của trải nghiệm tị nạn. Chúng mắc kẹt trong các khu cư trú không chính thức như Rừng rậm, với những điều kiện sống được mô tả là “kinh khủng” (Hội Chữ thập Đỏ Anh), “tồi tệ” (tổ chức Cứu trợ Trẻ em), “hoàn toàn không thích hợp” (Hội đồng Nạn dân và người lưu đày châu Âu), và “tàn tệ” (tổ chức từ thiện Bác sĩ Thế giới)… Chúng đối mặt với rất nhiều hiểm nguy: ký sinh trùng, nước nhiễm bẩn, tội phạm vặt, bạo lực, lạm dụng tình dục, và bệnh tật từ ghẻ tới lao.

Theo Cơ quan Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol), hơn 10.000 trẻ em tị nạn và di dân đã mất tích tại châu Âu kể từ năm 2014. Chúng làm mồi cho các nhóm buôn người, những kẻ lợi dụng  tình dục và làm nô lệ. Một nhóm bác sĩ Italy khám cho trẻ em không người đi kèm đã thấy rằng 50% các em bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Theo báo cáo của Refugees Deeply, tại một công viên ở Athens, giá mua dâm một thiếu niên Afghanistan chỉ khoảng 5-10 Euro. “Bên cạnh việc giải quyết những yếu tố khiến trẻ em rời bỏ nhà cửa và di cư một mình cần xây dựng hệ thống giám sát và hỗ trợ toàn diện bảo vệ các em”, Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của UNICEF Lucio Melandri nhấn mạnh.

hanh trinh nghiet nga cua nhung dua tre
Những đứa trẻ tầm 7 tuổi chờ được thuê làm tại một trại tị nạn. (Nguồn: UNHCR)

Tương lai bất định

Những đứa trẻ như Wasil ám ảnh về những bước đi tiếp theo. Sự thay đổi từ tâm thế đầy hy vọng sang tuyệt vọng khiến Wasil không chắc liệu việc rời bỏ nhà có đáng hay không. “Cháu ước gì đã không làm vậy, nhưng cháu vui vì ở đây an toàn hơn một chút so với ở Afghanistan”, cậu bé nói.

Những người tha hương bắt đầu tới Calais năm 1994, năm Đường hầm Channel khai trương. Năm 1999, hàng trăm người Afghanistan, Iran và Iraq lưu trú tại các công viên, vườn hoa của thành phố, chờ cơ hội nhảy tàu hay phà vào Anh. Họ muốn tới Anh quốc vì nhiều lý do: có người nhà ở đó, họ nói được tiếng Anh và nước Anh được cho là dễ tị nạn hơn Pháp. Cùng năm này, Chính phủ Pháp, trước tình hình ngày càng gay gắt, đã đề nghị Hội Chữ thập đỏ mở “trung tâm khẩn cấp” tại một nhà máy cũ ở Sangatte, sáu dặm phía Tây Calais. Sangatte nhanh chóng nổi tiếng bởi suốt sáu tháng năm 2001, cơ quan quản lý đường hầm đã chặn hơn 18.000 người tìm cách vào Anh và trở thành một địa điểm của tranh cãi ngoại giao. Anh cáo buộc Pháp không kiểm soát được biên giới. Pháp kết tội Anh né tránh trách nhiệm về cuộc khủng hoảng.

Năm 2002, Anh thành công trong việc gây áp lực với Pháp đóng cửa Sangatte, nhưng di dân và nạn dân vẫn đổ tới. Họ trú trong các hầm ngầm thời Chiến tranh thế giới và sau đó trong các khu rừng quanh Sangatte. Chính phủ Pháp giải tỏa khu Rừng rậm đầu tiên kiểu đó vào năm 2009. Đầu năm 2015, khu Rừng rậm mới xuất hiện, tại khu công nghiệp gần cảng Calais. Đến tháng 10, đã có hơn 6.000 người.

Ở một số khía cạnh, Rừng rậm được tổ chức khá tốt. Tại đây có hàng ăn, thánh đường hoặc nhà thờ, dù chỉ là được dựng tạm bằng ván và giấy dầu, nhưng chẳng sự khéo léo nào của con người có thể làm dịu đi không khí cực kỳ lo lắng. Chẳng cư dân nào có quá khứ yên lành, hiện tại ổn định hay ý tưởng vững vàng về tương lai. Ít nhất 33 người đã bị giết trong hai năm 2015 và 2016.

hanh trinh nghiet nga cua nhung dua tre
Một sĩ quan cảnh sát bế cậu bé ba tuổi người Syria đã chết trên bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum (Thổ Nhĩ Kỳ) tháng 9/2015. (Nguồn: AFP)

Trong khi đó, khắp châu Âu, các nước đều siết chặt biên giới. Ở Anh, sự đồng thuận rằng cần làm gì đó giúp người tị nạn, đặc biệt là trẻ em, đã giảm sút sau vụ tấn công bằng xe tải ở Nice, miền Nam nước Pháp. Đến đầu tháng 10/2016, Anh chỉ nhận 140 trẻ em theo Hiệp ước Dublin III. Bọn trẻ được xét kỹ trên đất Anh và nếu đề nghị của chúng hợp lý, chúng sẽ được đoàn tụ với các thành viên gia đình mình. Tuy nhiên, bất kỳ thiện chí còn lại nào đối với những đứa trẻ vị thành niên mới đến đều nhanh chóng tan biến. Ngày đầu tiên ở Anh của chúng, tờ Daily Mail chào mừng “các bạn trẻ đến từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá” và in kèm cả một loạt ảnh. Hôm sau, tờ báo đăng tin: “Già quá tuổi: Thêm lo sợ về tuổi thật của trẻ di dân đến từ Calais”.

Tại một số thành phố ở Pháp, người dân phản đối sự xuất hiện của bọn trẻ. “Chúng tôi không muốn chúng!”, hàng trăm người đã hô vang trong một cuộc tuần hành do đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc (FN) đứng đầu tại trung tâm của đảng ở Var. Ứng viên Tổng thống Pháp của đảng này Marine Le Pen, người vận động tranh cử bằng hình thức chống nhập cư, nói rằng: “nếu có nơi ở Pháp biểu tượng cho sự sụp đổ của nhà nước thì đó là Calais”.

Dù được đưa sang Anh nhưng Wasil cũng như những trẻ tị nạn khác vẫn phải đối mặt với một tương lai bất định. Nhiều trẻ vị thành niên sẽ bị từ chối tị nạn nhưng được phép ở lại nước Anh tới khi 17 tuổi rưỡi, là lúc chúng có thể bị từ chối và trục xuất. Trẻ em không có người đi kèm tiếp tục đổ tới châu Âu nhưng Chính phủ Anh từ chối tiếp nhận chúng vì cho rằng việc làm này “khuyến khích” chúng trở thành người tị nạn ở châu Âu.

Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Chatham House của Anh vừa qua đã thực hiện một cuộc khảo sát tại 10 nước Anh, Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Italy, Ba Lan, Tây Ban Nha, Đức và Áo với câu hỏi “Có nên cấm người nhập cư từ các nước Hồi giáo?”. Theo kết quả công bố ngày 8/2, trên 54% người được hỏi đã trả lời “đồng ý”, khoảng 20% không đồng ý và 25% không trả lời câu hỏi này. Đáng chú ý là 44% người được hỏi trong lứa tuổi 18-29 đã trả lời không đồng ý.
hanh trinh nghiet nga cua nhung dua tre Đức: 300.000 trẻ em tị nạn được đến trường

Thông báo được đưa ra tại Hội nghị các Bộ Văn hóa 16 bang nước Đức ngày 6/10. 

hanh trinh nghiet nga cua nhung dua tre Trẻ em tị nạn Syria vất vả mưu sinh trên đường phố Lebanon

Thực trạng này đang đặt ra bài toán khó cho Chính phủ Lebanon.

Xuân Hồng (Theo The New Yorker)

Đọc thêm

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình khi đó.
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động