Hậu bầu cử Pháp 2022: Bài học rút ra và tương lai của chính trường Pháp

Thúy Huyền
Theo kết quả bầu cử, ông Emmanuel Macron sẽ là người tiếp tục chèo lái nước Pháp trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Câu hỏi đặt ra là cục diện chính trị Pháp sẽ được tổ chức như thế nào hậu bầu cử?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
 Ông Macron sẽ là người tiếp tục “chèo lái” nước Pháp trong nhiệm kỳ 5 năm tới. (Nguồn: BBC)
Ông Macron sẽ là người tiếp tục chèo lái nước Pháp trong nhiệm kỳ 5 năm tới. (Nguồn: BBC)

Chiến thắng của ông Emmanuel Macron là điều rõ ràng, mặc dù sự thể hiện mạnh mẽ của ứng cử viên Marine Le Pen ở vòng đầu tiên đã khiến giới tinh hoa chính trị ở Pháp và trên toàn thế giới phải lo lắng. Bởi sau sự kiện Brexit và chiến thắng của ông Donald Trump vào năm 2016 thì việc bà Le Pen đắc cử dường như không còn là điều bất khả thi.

Dưới đây là ba điều rút ra sau cuộc bầu cử và dự đoán về tương lai của nền chính trị Pháp.

Cân bằng mặt trận đối nội - đối ngoại

Ông Emmanuel Macron đã trì hoãn việc tuyên bố chính thức ra tranh cử của mình cho đến ngày cuối cùng, sát thời hạn cho phép.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã có nhiều cuộc điện đàm nhằm tránh một cuộc xung đột lớn hơn ở Ukraine. Ông Macron đã gần như không dành thời gian vận động cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4 để tập trung giải quyết vấn đề Ukraine.

Điều này không chỉ giúp ông có được nhiều lợi thế hơn so với các ứng cử viên khác mà còn thành công trong việc thể hiện hình ảnh của một chính khách toàn cầu.

Ban đầu, đây có lẽ là một chiến lược đúng đắn khi vấn đề Nga-Ukraine đã buộc các đối thủ của ông Macron phải có lập trường. Điều này đặc biệt gây bất lợi cho bà Le Pen, người thường nói rất nhiều về ông Putin và bảo vệ việc Nga sáp nhập Crimea.

Ngày 20/4, trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên, ông Macron đã chỉ ra rằng đảng của bà Le Pen đang được tài trợ thông qua một khoản vay từ một ngân hàng Nga.

Ông Macron đã nỗ lực duy trì hoạt động ngoại giao đến phút chót nhằm ngăn cuộc xung đột nhưng không thành công. Các số liệu thăm dò dư luận cho thấy ưu thế của bà Le Pen đã sụt giảm đáng kể. Điều này cũng xảy ra với ông Eric Zemmour, người từng có những tuyên bố ca ngợi nước Nga.

Tuy nhiên, nhiều tuần trôi qua, sự quan tâm của công chúng về tình hình Ukraine bắt đầu giảm dần. Các cử tri Pháp không còn lo sợ chiến tranh sẽ lan rộng và gây nguy hiểm trực tiếp cho họ nữa.

Tổng thống Macron ngay lập tức tuyên bố rằng Pháp sẽ chia sẻ trách nhiệm giúp đỡ người tị nạn bằng việc mở cửa biên giới cho người tị nạn Ukraine. Tuy nhiên, điều này vướng vào chỉ trích của bà Le Pen cho rằng ông Macron chỉ quan tâm đến chính trị cao cấp thay vì hoàn cảnh của những công dân Pháp bình thường.

"Nước đi" nhắm vào kinh tế

Quân bài Joker trong ván bài sôi động của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2022 là ông Zemmour, một cây bút bình luận báo chí và là một nhân vật thuộc giới truyền thông. Sở trường của ông Zemmour là những phát biểu cực đoan, khiến người ta liên tưởng tới cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Zemmour đã đề xuất một nền tảng chủ nghĩa dân tộc dựa trên bản sắc, lòng yêu nước kiểu cũ, chống nhập cư và chống Hồi giáo công khai. Ông cũng là người đã góp phần vào công cuộc “phi thực dân hóa” của bà Le Pen, buộc bà rời xa nền chính trị mang bản sắc dân tộc chủ nghĩa và hướng tới việc tập trung vào một nền tảng kinh tế được thiết kế để tăng sức mua của công dân Pháp.

Bà Le Pen chỉ trích ông Macron là "Tổng thống của người giàu", người không quan tâm đến lạm phát, người theo chủ nghĩa tinh hoa, ngạo mạn trước những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

Đối thủ của ông Macron xoáy sâu vào sự đối lập giữa hoàn cảnh kinh tế khá giả của giới tinh hoa ở các thành phố so với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của các tầng lớp lao động nông thôn. Đồng thời, bà Le Pen còn kêu gọi cắt giảm thuế, tăng lương, giảm tuổi nghỉ hưu, và sử dụng “chủ nghĩa yêu nước về kinh tế” để kích thích sản xuất và mua bán ở Pháp.

Đây gần như là một chiến lược thành công của bà Le Pen, đồng thời để lộ rõ điểm yếu mà ông Macron cần cải thiện trong nhiệm kỳ tới.

Bối cảnh chính trị của Pháp vẫn còn bất ổn

Quá trình cải tổ chính trị Pháp đã có từ 5 năm trước và tiếp tục diễn ra trong cuộc bầu cử năm 2022.

Trước cuộc bầu cử năm 2017, chính trường Pháp bị chi phối bởi hai đảng thay nhau nắm quyền là đảng Xã hội (PS) cánh tả của Tổng thống François Hollande và đảng những người cộng hòa (LR) cánh hữu do cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy lãnh đạo.

Trong cuộc bầu cử vòng một năm 2017, đảng PS đã thu về mức thấp kỷ lục, chỉ chiếm 7% số phiếu bầu. Và điều tương tự lại xảy ra với ứng cử viên đảng cánh tả là Thị trưởng Paris đương nhiệm Anne Hidalgo khi bà chỉ nhận được 1,75%.

Cuộc bầu cử năm 2022 chứng kiến ​​sự sụp đổ của cánh hữu chính thống. Ứng cử viên của đảng LR, bà Valérie Pécresse, bị ép giữa vòng vây do ông Macron chiếm giữ vững chắc, với phe dân túy cực hữu (ông Zemmour) và cực hữu (bà Le Pen). Bà nhận được ít hơn 5% số phiếu bầu.

Có thể thấy, sự kình địch cũ giữa cánh tả và cánh hữu không còn thống trị chính trường Pháp.

Cuộc bầu cử lập pháp của Pháp, thường được coi là "vòng ba", sẽ diễn ra vào tháng 6. Các đảng đối lập đã bắt đầu vận động và lập chiến lược về các liên minh với hy vọng có đủ phiếu bầu để tạo đối trọng với ông Macron.

Hiện tại, cục diện chính trị Pháp đang bị chia rẽ giữa một phe dân túy cực tả do đảng La France Insoumise của ông Jean-Luc Mélenchon lãnh đạo một phong trào trung tâm xung quanh đảng Cộng Hòa Tiến Bước (La République En Marche, LREM) của ông Macron và một phe dân túy cực hữu do đảng National Rally của bà Le Pen lãnh đạo.

Người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp sẽ quyết định sự lựa chọn Thủ tướng Pháp tiếp theo và chương trình nghị sự chính sách trong 5 năm tới.

Trở ngại lớn với ông Macron là việc ông bị giới hạn trong hai nhiệm kỳ tổng thống nên không thể tái tranh cử. Ông vẫn chưa tạo ra một đảng có bản sắc chính trị lâu dài, vì vậy không rõ liệu LREM có thể tồn tại mà không có ông hay không.

Lần này, bà Le Pen đã tiến gần đến chức vụ tổng thống hơn so với năm năm trước.

Ở độ tuổi 70, ông Mélenchon được suy đoán rằng có thể nghỉ hưu nếu không trở thành thủ tướng sau cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6.

Trong tất cả các khả năng, chính trị trong nước của Pháp sẽ tiếp tục được tổ chức lại xung quanh các đảng mới và sự phân chia mới.

Bầu cử tổng thống Pháp 2022: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ chúc mừng ông Macron

Bầu cử tổng thống Pháp 2022: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ chúc mừng ông Macron

Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ nối dài danh sách các quốc gia trên thế giới gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Pháp đương ...

Bầu cử tổng thống Pháp 2022: Một số điểm nhấn

Bầu cử tổng thống Pháp 2022: Một số điểm nhấn

Tối ngày 24/4 theo giờ địa phương, nước Pháp đã tìm ra chủ nhân của Điện Élysée trong 5 năm tới. Kết quả không nằm ...

(theo Washington Post)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Pháp 2022

Đọc thêm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU ...
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề thi minh họa vào lớp 10, nhiều ý kiến cho rằng, đề thi không có sự đổi mới so với ...
Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ nhắm trừng phạt vào các thực thể liên quan đến dự án Arctic LNG 2 - vốn đang phải đối mặt với những trở ngại.
Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Chương trình đào tạo lái xe ô tô gồm những môn học nào? Nội dung chương trình đào tạo lái xe ô tô như thế nào? – Độc giả Trí ...
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Tin thế giới 3/5: Tổng thống Nga sắp gặp Chủ tịch Trung Quốc, Hamas ra điều kiện ngừng bắn với Israel, Hàn Quốc bắn hạ vật thể bay trên biển Hoàng Hải

Tin thế giới 3/5: Tổng thống Nga sắp gặp Chủ tịch Trung Quốc, Hamas ra điều kiện ngừng bắn với Israel, Hàn Quốc bắn hạ vật thể bay trên biển Hoàng Hải

Đức khẳng định có bằng chứng Nga tấn công mạng, Nhật-Mỹ-Australia-Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ, Pháp ủng hộ Philippines ở Biển Đông
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Moscow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Moscow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động