Hộ chiếu vaccine: Thêm một độc lực mới nguy hiểm của virus corona?

Chu Văn
TGVN. Hộ chiếu vaccine đã khiến người Anh phẫn nộ; biểu tình nổ ra ở Đan Mạch; tình trạng thông tin sai lệch ở Mỹ; chưa kể tới những xung đột địa chính trị tại Liên minh châu Âu (EU). Tất cả chỉ tại tấm hộ chiếu đặc biệt này có thể là nguồn cơn gây ra tình trạng phân biệt đối xử.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hộ chiếu vaccine: Thêm một độc lực mới nguy hiểm của virus corona?. (Nguồn: Hindustantimes)
Hộ chiếu vaccine Covid-19 rất có thể khiến những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch là những người bị bỏ lại phía sau. (Nguồn: Hindustantimes)

Khả năng gây ra cuộc xung đột chính trị tiếp theo

Ý tưởng về việc các chính phủ cấp hộ chiếu trên đó ghi rõ người mang hộ chiếu đã tiêm vaccine Covid-19 hay chưa nhằm mục đích giúp các gia đình có thể sớm đoàn tụ, các nền kinh tế có thể mở cửa lại và hàng trăm triệu người đã tiêm chủng có thể quay trở lại cuộc sống bình thường ở mức độ nào đó mà không quá lo ngại về nguy cơ lây lan virus.

Hiện một số đề xuất cho rằng, người mang hộ chiếu có chứng nhận đã tiêm vaccine có thể đi tới nhiều nước, trong khi những ý kiến khác cho rằng, chỉ nên dùng hộ chiếu vaccine tại các khu vực tập trung đông người như phòng gym, phòng hòa nhạc hay quán ăn.

Dù đây mới chỉ là ý tưởng ở hầu hết các quốc gia, song Israel là nước đầu tiên trên thế giới đã thực thi việc sử dụng hộ chiếu vaccine, bởi tỷ lệ hoàn thành tiêm chủng ở nước này cao nhất thế giới. Một số quốc gia châu Âu cũng đang cân nhắc kế hoạch này. Trong khi đó tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu các cơ quan liên bang xem xét khả năng triển khai. Nhiều hãng hàng không và ngành du lịch trên thực tế đều mong điều này sớm được áp dụng.

Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa những người đã tiêm vaccine và những người chưa được tiêm đang gây ra những vấn đề chính trị và đạo đức hết sức nan giải. Người dân ở những nước giàu và những cộng đồng giàu có rõ ràng được ưu tiên hơn trong việc tiêm vaccine. Chính vì vậy, việc trao đặc quyền cho những người đã tiêm vaccine và thắt chặt quản lý đối với những người chưa được tiêm chủng sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm ở những nhóm cộng đồng vốn đã có nguy cơ cao thêm phần nguy hiểm.

Áp dụng hộ chiếu vaccine cũng sẽ khiến chủ nghĩa dân tộc thời Covid-19 thêm nặng nề, bởi các chính phủ sẽ đặt quyền lợi của công dân nước mình lên trên lợi ích chung của cộng đồng toàn cầu.

Trên tạp chí Khoa học Mỹ, hai chuyên gia nghiên cứu đạo đức y tế cộng đồng Nicole Hassoun và Anders Herlitz đã nêu nhận định, hộ chiếu miễn dịch hứa hẹn sẽ đưa thế giới trở lại cuộc sống bình thường hơn, song trong bối cảnh vaccine được phân phối không đồng đều tại các quốc gia, việc làm này có thể không đúng đắn về mặt đạo đức.

Trên thực tế, một số nước từ lâu đã yêu cầu phải có giấy chứng nhận tiêm chủng một số bệnh khi nhập cảnh. Nhiều trường và nhà trẻ ở một số bang của Mỹ cũng yêu cầu điều này đối với trẻ nhập học. Tuy nhiên, do chưa có một quy chế toàn cầu về vấn đề này, việc áp dụng chính sách hộ chiếu vaccine rất dễ làm nảy sinh những khúc mắc về đặc quyền đối với các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao.

Ở các nước phương Tây, đó thường là giới nhà giàu và da trắng. Điều này sẽ gây ra một viễn cảnh không dễ chịu khi tầng lớp da trắng được lui tới cửa hàng, sự kiện thể thao, nhà hàng, còn giới lao động da màu sẽ bị hạn chế. Việc các công sở yêu cầu xuất trình giấy tờ đã tiêm chủng vaccine cũng ảnh hưởng tới việc làm của rất nhiều người.

Lối thoát nguy hiểm

Chuyên gia y tế cộng đồng Nicole Errett, Đại học Washington cho rằng, nếu chứng nhận tiêm chủng được đưa vào hộ chiếu, những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch lại là những cộng đồng bị bỏ lại phía sau.

Bà Halima Begum thuộc Runnymede Trust, một tổ chức ủng hộ bình đẳng sắc tộc của Anh khẳng định, nếu áp dụng hộ chiếu vaccine thì tình trạng phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử sẽ gia tăng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mất lòng tin của công chúng vào thời điểm mà chính các chính phủ cũng đang cần có được ít nhất 3/4 dân số của mình tự nguyện tiêm chủng.

Tiến sĩ Errett cũng cho rằng, cách duy nhất để tháo gỡ tình thế tiến thoái lưỡng nan này là giải quyết vấn đề bất bình đẳng trước, vì thực trạng này đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi đại dịch xảy ra.

Hộ chiếu vaccine cũng sẽ gây ra bất bình đẳng trong việc di chuyển giữa các quốc gia. Các loại vaccine hiện được phân phối chủ yếu ở các nước giàu, còn các nước nghèo nhất thế giới có lẽ chưa thể tiếp cận vaccine trong 2-3 năm tới.

Ngoài ra, hàng tỷ người khác sẽ gặp nhiều khó khăn vì có nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, nhưng lại chưa được tiêm vaccine. Tiến sĩ Errett cho rằng, nếu thế giới chỉ mở cửa lại cho những người ở các nước có thu nhập cao thì đang có quá nhiều điều bất bình đẳng xảy ra.

Giới chuyên gia hiện kêu gọi các chính phủ hãy chờ đợi để có thể cùng nhau đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế đồng nhất cho hộ chiếu vaccine trước khi mở cửa cho khách du lịch, bởi các tiêu chuẩn không đồng đều có thể dẫn đến những nguy cơ hoặc bị biến thành trò chơi địa chính trị.

Thách thức của thế giới ngay từ khi đại dịch mới bùng phát là làm sao để các nước hợp tác mang lại điều tốt đẹp nhất cho toàn thế giới chứ không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho riêng một đất nước nào. Tuy nhiên, vượt qua thách thức này rất khó.

Ví dụ điển hình là những gì đã và đang diễn ra tại EU. Một số quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha và Hy Lạp vốn chủ yếu dựa vào du lịch đang nỗ lực thúc đẩy khối này sớm thông qua hộ chiếu vaccine. Trong khi đó Đức và Pháp còn nhiều do dự, ít nhất là cho tới thời điểm này, bởi việc có tỷ lệ tiêm chủng thấp đồng nghĩa với nguy cơ nảy sinh nhiều bất lợi nếu áp dụng chính sách hộ chiếu vaccine.

Chính phủ các nước muốn áp dụng hộ chiếu vaccine để có thể mở cửa lại nền kinh tế, người dân nhìn nhận việc có hộ chiếu vaccine sẽ giúp họ trở lại cuộc sống bình thường trong khi các chuyên gia y tế cộng đồng hy vọng hộ chiếu sẽ giúp giảm bớt tình trạng lây nhiễm.

Tuy nhiên, hiện chưa có thỏa thuận nào nêu rõ đâu là mục đích chính của việc áp dụng hộ chiếu vaccine. Hơn nữa, để có thể áp dụng hộ chiếu vaccine, một số câu hỏi vẫn rất cần có lời giải đáp như tiêm một liều đầu tiên đã được cấp hộ chiếu vaccine luôn hay phải tiêm đủ liều? Vaccine của Nga và Trung Quốc có được công nhận không? Khi nào thì một người có quyền lựa chọn không tiêm vì lý do tôn giáo hoặc bệnh nền?

TIN LIÊN QUAN
Covid-19 ở Việt Nam chiều 3/3: 7 ca mắc mới ở Hải Dương và Kiên Giang, hơn 59.000 người đang cách ly chống dịch
Thái Lan nghiên cứu áp dụng hộ chiếu vaccine để thúc đẩy du lịch
Cập nhật Covid-19 ngày 3/3: Hơn 2,56 triệu ca tử vong, Mỹ chiếm 1/4; EU thay đổi lớn liên quan vaccine, WHO sẽ phân phối 237 triệu liều
Sức khỏe người tiêm thử vaccine Covid-19 Việt Nam giai đoạn 2 hiện ra sao?
Vaccine cùng với Thông điệp 5K là biện pháp quan trọng hàng đầu để ngăn chặn hiệu quả dịch Covid-19
(theo New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Độc đạo tập cuối: Hồng trở về tìm Diễm

Độc đạo tập cuối: Hồng trở về tìm Diễm

Độc đạo tập cuối, Hồng quyết chiến với ông trùm Quân "già" và trở về tìm mẹ con Diễm như đã hứa...
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 21/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 21/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 21/11/2024.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Đức mới đây đã yêu cầu một nhà điều hành cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ chối mọi lô hàng của Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc song phương lãnh đạo nhiều nước và Tổ chức quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc song phương lãnh đạo nhiều nước và Tổ chức quốc tế

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp xúc song phương với Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Ngày 20/11, Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp nhận một tàu khu trục mới nặng 8.200 tấn được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến vào tuần tới.
Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các hành động về khí hậu và triển khai các giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, Bộ trưởng Thương mại.
Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ đã cung cấp cho Hải quân của một quốc gia ở Đông Nam Á một số phương tiện mặt nước không người lái qua nguồn tài trợ quân sự nước ngoài.
Thủ tướng Israel tới Dải Gaza, tuyên bố sẽ đưa tất cả con tin về nhà

Thủ tướng Israel tới Dải Gaza, tuyên bố sẽ đưa tất cả con tin về nhà

Trong chuyến thăm Gaza, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Hamas sẽ không còn hiện diện trên vùng đất này sau khi cuộc xung đột kết thúc.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Phiên bản di động