Học giả Ấn Độ đề xuất nhiều giải pháp cấp bách ở Biển Đông

TGVN. Trong bài viết gần đây trên Modern Diplomacy, Tiến sĩ Pankaj Jha, Giảng viên Trường nghiên cứu quốc tế Jindal (Ấn Độ) đã phân tích thực trạng tại Biển Đông trong thời gian qua, ý đồ của Trung Quốc và các giải pháp các nước cần triển khai để giải quyết vấn đề.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoc gia an do de xuat nhieu giai phap cap bach o bien dong Việt Nam quan tâm, theo dõi sát tình hình phức tạp ở Biển Đông
hoc gia an do de xuat nhieu giai phap cap bach o bien dong Chuyên gia Nga: Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông làm gia tăng căng thẳng
hoc gia an do de xuat nhieu giai phap cap bach o bien dong
Tiến sĩ Pankaj Jha.

Những diễn biến trên Biển Đông cuối tháng 3 và đầu tháng 4 một lần nữa thu hút dư luận. Các quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh Biển Đông đã bị đe dọa bởi các lực lượng hải cảnh và dân binh của Trung Quốc. Đầu tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg90617TS và bỏ 8 thủy thủ trên tàu vật lộn cho sự sống của mình.

Những vụ chìm tàu liên tiếp do lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã đe dọa sinh kế của cộng đồng ngư dân vốn phát triển nhanh chóng tại ngư trường lớn thứ ba thế giới này…

Một số nhân tố gia tăng sự tự tin của Hải quân Trung Quốc bao gồm việc đưa vào hoạt động 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông, tiến hành các hoạt động gần hơn tại eo biển Đài Loan và Philippines; trong khi tiếp tục đe dọa Indonesia và Nhật Bản tại biển Hoa Đông.

Dường như Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bên ngoài phạm vi đường 9 đoạn và hiện không có tranh chấp như Bãi Tư Chính và quần đảo Natuna, và sẽ tiếp tục đưa tàu đến khu vực Biển Hoa Đông.

Trong thời điểm bùng phát đại dịch toàn cầu Covid-19 hiện nay, điều này rõ ràng nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế, cũng như tránh các cáo buộc về trách nhiệm toàn cầu của Trung Quốc đối với việc gây ra đại dịch… Vấn đề Biển Đông và các vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên đã giúp Trung Quốc chuyển hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Tại Biển Đông, Trung Quốc hoàn toàn phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) vào tháng 7/2016, phán quyết có lợi cho Philippines và bác bỏ mọi yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế của các đảo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Trung Quốc đã triển khai các loại vũ khí mới bao gồm tên lửa đất đối không và radar ở một số đảo.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tiếp tục ủng hộ nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm chống lại đại dịch; ngừng tranh thủ sự mất tập trung hoặc sự tổn thất của các quốc gia khác để tăng cường các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông”.

Tiến sĩ Pankaj Jha cho rằng, cộng đồng quốc tế cần lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ cách hành xử của một thành viên Hội đồng Bảo an như Trung Quốc. Về phía các nước trong khu vực, một tuyên bố thống nhất phản đối những nỗ lực của Trung Quốc làm suy yếu trật tự trong khu vực ở Biển Đông là điều phải làm.

Nhóm “Bộ tứ” (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) cần tiến hành các hoạt động tuần tra chung đều đặn hơn, và nếu cần thiết, sự đối đầu với Trung Quốc sẽ là một bài học lớn tại các vùng biển này.

Sự thể hiện sức mạnh cùng với các tương tác thường xuyên ở cấp độ ASEAN, cũng như hoạch định chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN và đối tác (ADMM+) vào cuối năm nay phải đề cập vấn đề Biển Đông.

hoc gia an do de xuat nhieu giai phap cap bach o bien dong
Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền của Indonesia ở vùng biển Natuna gần Biển Đông. (Nguồn: Jakarta Post)

Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN cần thực hiện 5 bước sau để giải quyết vấn đề. Thứ nhất, hình thành nên một ủy ban có quyền lực lớn để xúc tiến và xây dựng sự đồng thuận của ASEAN về dự thảo COC trên các cơ sở ưu tiên. Các cựu Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ có thể là thành viên của ủy ban này nhằm tăng cường đồng thuận và niềm tin chính trị giữa các bên liên quan;

Thứ hai, Việt Nam cần tạo ra các sáng kiến hợp tác 3 bên với các nước đối thoại và các bên liên quan để tiến hành khảo sát về thủy văn và lập bản đồ đáy biển. Các nước đối tác của ASEAN (trừ Trung Quốc) bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các chiến thuật của Trung Quốc;

Thứ ba, cần phải xây dựng một Quy trình hoạt động tiêu chuẩn xung quanh các nước ASEAN và đưa ra một tuyên bố chung về việc duy trì hiện trạng hiện nay;

Thứ tư, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác cần được xây dựng liên quan đến vấn đề Biển Đông. Thỏa thuận này có thể được đặt tên là Khu vực Hòa bình, Tự do và Di chuyển vô hại và phải được ký kết với tất cả các đối tác đối thoại trên cơ sở đảm bảo quyền tự do hàng hải;

Cuối cùng, Việt Nam phải kêu gọi cộng đồng quốc tế ưu tiên giải quyết tranh chấp Biển Đông, điều rất quan trọng đối với an ninh hàng hải và thúc đẩy thương mại trong khu vực. Một giải pháp lâu dài là cần thiết và cấp bách.

hoc gia an do de xuat nhieu giai phap cap bach o bien dong

Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng 'lối hành xử ức hiếp' ở Biển Đông

TGVN. Mỹ ngày 18/4 đã kêu gọi Trung Quốc ngừng “lối hành xử ức hiếp” ở Biển Đông và tuyên bố Washington quan ngại trước các ...

hoc gia an do de xuat nhieu giai phap cap bach o bien dong

Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam tại Biển Đông

TGVN. Các cơ quan chức năng của Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê ...

hoc gia an do de xuat nhieu giai phap cap bach o bien dong

Chuyên gia Nga: Việt Nam có những bước đi đúng đắn và kịp thời của trong vấn đề Biển Đông

TGVN. Đó là nhận định của các nhà nghiên cứu luật pháp quốc tế cũng như các chuyên gia về vấn đề Biển Đông khi ...

Thu Hiền (theo Modern Diplomacy)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

50 đội bóng tranh tài tại Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc

50 đội bóng tranh tài tại Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc

Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2024 có sự tham gia của 50 đội bóng nhi đồng ưu tú, gồm các cầu thủ nhí đến ...
Bay khắp Australia, làm mới chính mình với vô vàn ưu đãi từ Vietjet

Bay khắp Australia, làm mới chính mình với vô vàn ưu đãi từ Vietjet

Tiếp tục hành trình mang Australia gần hơn, từ nay đến 30/4, Vietjet dành tặng tín đồ du lịch chuỗi khuyến mãi đặc biệt để trải nghiệm Australia.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Hungary sẽ thúc đẩy các nước thành viên còn lại của EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Hungary sẽ thúc đẩy các nước thành viên còn lại của EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Hungary.
Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 17/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông là nguyên nhân khiến Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hoãn chuyến đi tới Ấn Độ trong tuần này.
Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông là nguyên nhân khiến Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hoãn chuyến đi tới Ấn Độ trong tuần này.
Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ đến thăm lữ đoàn quân đội của Đức tại Lithuania vào tháng 5.
Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Thủ tướng Iraq tới Mỹ, Thủ tướng Đức đến Trung Quốc, ông Trump ra tòa hình sự... là một số tin thế giới nổi bật.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động