Hội nghị Định ước quốc tế Hiệp định Paris về Việt Nam qua tài liệu lưu trữ

Đại sứ Nguyễn Thiệp
Ngày 27/01/1973, sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, theo quy định tại Điều 19 của Hiệp định, một Hội nghị quốc tế được triệu tập để xác lập sự ghi nhận quốc tế đối với Hiệp định và đảm bảo việc thực hiện Hiệp định và các Nghị định thư kèm theo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 13/01/1973, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ vẫy tay chào phóng viên trước cuộc gặp Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger.
Ngày 13/01/1973, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ vẫy tay chào phóng viên trước cuộc gặp Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger.

Và Hội nghị Định ước quốc tế về Hiệp định Paris về Việt Nam (sau đây gọi là Hội nghị) đã diễn ra từ ngày 26/02-02/03/1973 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế trên đại lộ Kléber (Paris), với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước/Chính phủ và Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) lúc đó là ông Kurd Walheim.

50 năm sau sự kiện, chúng ta có may mắn được tiếp cận thêm một nguồn tư liệu về Hội nghị. Đó là toàn bộ ghi âm diễn biến bốn ngày của Hội nghị, có thời gian hơn 1.600 phút, xấp xỉ gần 27 giờ, bao gồm phát biểu của các đoàn đã được dịch ra bốn ngôn ngữ chính thức của LHQ (Anh, Pháp, Nga và Trung) và tiếng Việt, do Bộ Ngoại giao Pháp thực hiện và lưu tại Lưu trữ Ngoại giao Pháp ở thị trấn Courneuve (ngoại ô Paris). Hiện nay, tài liệu lưu trữ dưới dạng âm thanh đều đã được số hóa dưới dạng file MP3.

Cuối 2020, Bộ Ngoại giao Pháp đã tặng cho Đại sứ quán ta tại Pháp và ngày (01/06/2022) vừa qua, toàn bộ 39 file ghi âm dưới dạng MP3, đã được chuyển cho Lưu trữ Bộ Ngoại giao và tặng cho Cục Lưu trữ Nhà nước – Trung tâm Lưu trữ quốc gia một bản sao.

Hội nghị lịch sử

Theo các file ghi âm này, phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh ngày 26/02/1973 tại Hội nghị nêu rõ “Việc ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam đánh dấu một bước tiến lớn trên con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra cho toàn dân Việt Nam, con đường dẫn đến một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đây là một thắng lợi của chính nghĩa, của quyền nhân dân các nước làm chủ vận mệnh của mình, của xu thế không gì ngăn cản nổi trong thời đại chúng ta, là tiến lên một cuộc sống hòa bình, độc lập và phồn vinh cho các dân tộc… Nội dung Hiệp định Paris về căn bản đã đáp ứng yêu cầu đó. Phấn đấu cho Hiệp định được thi hành đầy đủ và nghiêm chỉnh là hoàn toàn phù hợp với quyền lợi chính đáng và nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam…. Hội nghị quốc tế về Hiệp định Paris về Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt. Qua các phát biểu tại Hội nghị, chúng tôi vui mừng nhận thấy chính phủ nhiều nước hoan nghênh và ghi nhận Hiệp định Paris về Việt Nam và mong muốn đóng góp vào việc tôn trọng Hiệp định và để Hiệp định được thực hiện nghiêm chỉnh. Chúng tôi cho đấy là trách nhiệm chủ yếu của Hội nghị.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), tôi xin đề nghị Chính phủ các nước tham dự Hội nghị cùng nhau thỏa thuận một văn bản Định ước, ghi nhận Hiệp định Paris về Việt Nam và các bản Nghị định thư của Hiệp định. Trong bản Định ước này, chính phủ các nước tham dự Hội nghị cam kết triệt để tôn trọng Hiệp định tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, triệt để tôn trong Hiệp định Paris về Việt Nam và các Nghị định thư của Hiệp định và kêu gọi chính phủ các nước khác cũng làm như vậy. Chính phủ VNDCCH đề nghị Hội nghị vạch ra và ghi trong Định ước những biện pháp cần thiết trong trường hợp xảy ra các vi phạm đe dọa hòa bình, độc lập, thống nhất và và toàn vẹn lãnh thổ nước Việt Nam”.

Đoàn Hoa Kỳ cũng cho rằng, Hội nghị là “một cố gắng có ý nghĩa lịch sử nhằm ghi nhận và củng cố vững chắc nền hòa bình mới đạt được. Văn bản pháp lý đi đến nền hòa bình đã được toàn thế giới hoan nghênh một cách nhiệt tình… Bởi vì thỏa thuận mà các bên vừa mới đạt được không chỉ là một thỏa thuận ngừng bắn mà còn là thỏa thuận kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình”. Hoa Kỳ còn nhấn mạnh Hiệp định Paris ngày 27/01/1973 “đã thiết lập bước quan trọng đầu tiên... nhưng cần phải thừa nhận rằng, các điều khoản pháp lý mà Hội nghị này sẽ xây dựng, nếu thành công, mới cho phép hợp tác quốc tế và kiểm soát, giám sát tiếp tục được thực hiện”.

Album ảnh “Kỹ thuật của người An Nam” về các ngành nghề ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Album ảnh “Kỹ thuật của người An Nam” về các ngành nghề ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Trở ngại cuối cùng

Phát biểu của các đoàn tại Hội nghị cho thấy, mặc dù coi trọng và thống nhất mục đích của Hội nghị là để ghi nhận các thỏa thuận tại Hiệp định Paris và bảo đảm thi hành Hiệp định, nhưng làm thế nào để thực hiện điều đó, thì quan điểm của các nước lại không giống nhau. Trong khi đoàn VNDCCH đề nghị “Hội nghị không đặt ra các vấn đề phức tạp...” và “kiên quyết gạt bỏ các vấn đề mới, nằm ngoài khuôn khổ Hiệp định” thì đoàn Anh, Canada lại cho rằng, “nên có một người nhận các báo cáo của Ủy ban quốc tế về kiểm soát và giám sát (của Hiệp định Paris)…” và đề nghị “trong hoàn cảnh này, LHQ dường như có vai trò phù hợp hơn cả…” nhất là “với trách nhiệm của mình là bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế, LHQ có thể đưa ra các đảm bảo vô tư, khách quan cho việc đảm bảo đó (cho Hiệp định Paris về Việt Nam)”.

Tuy nhiên đề nghị đó của Anh và Canada đã không nhận được sự ủng hộ của các đoàn khác, nhất là các bên ký kết Hiệp định Paris. Sau cùng, về việc này Định ước quốc tế về Paris đã thỏa thuận như sau tại Điều 6.a: “Các bên ký kết Hiệp định Paris có quyền, một mình hoặc cùng với thành viên khác, thông báo cho các bên tham gia Định ước quốc tế này việc thực hiện Hiệp định Paris và các Nghị định thư”. Điều 7 của Định ước này cũng quy định “Trong trường hợp có vi phạm Hiệp định hoặc các Nghị định thư, đe dọa hòa bình độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đe doạ quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, một bên ký kết Hiệp định Paris và Nghị định thư có thể, một mình hoặc cùng với thành viên khác, tham vấn thành viên của Hội nghị quốc tế này để xác định các biện pháp khắc phục. Hội nghị quốc tế về Hiệp định Paris sẽ được triệu tập lại nếu Hoa Kỳ và VNDCCH, đại diện cho các bên ký kết Hiệp định, cùng đề nghị hoặc theo đề nghị của ít nhất một trong sáu thành viên của Ủy ban quốc tế kiểm sát và giám sát”.

Một trở ngại nữa của Hội nghị, mà Trưởng đoàn VNDCCH đã nêu ra trong phát biểu, đó là “khó khăn lớn nhất là một số giới không muốn công nhận sự tồn tại của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT). Mọi người đều biết CPCMLT đã sinh ra trong khói lửa của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, đã trải qua những thử thách ác liệt và ngày càng lớn mạnh. Chính phủ ấy đã có quan hệ ngoại giao với hơn 30 nước trên thế giới, được 64 nước tham gia Hội nghị các nước Không liên kết công nhận là một thành viên của Hội nghị, đã là một bên ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam và hiện nay là một trong 12 chính phủ tham gia Hội nghị. CPCMLT là đại diện chân chính của nhân dân miền Nam, đang giữ một vai trò quyết định trong đời sống chính trị ở miền Nam Việt Nam. Những giới không muốn công nhận sự tồn tại của CPCMLT là nhằm mục đích gì? Nếu nhằm xóa bỏ CPCMLT thì điều đó chỉ dẫn đến phá bỏ hòa bình và gây lại chiến tranh...” Trưởng đoàn CPCMLT, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình tuyên bố “chính văn bản Hiệp định Paris đã thừa nhận rất rõ ràng ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai lực lượng vũ trang và ba lực lượng chính trị… Các vị đều biết một trong bốn bên ký kết Hiệp định Paris là CPCMLT mà tôi đại diện… Ngay tại Hội nghị này, một điều không ai có thể chối cãi được là chính CPCMLT là một trong 12 đoàn tham gia Hội nghị này”.

Trước khi đạt được thỏa thuận về văn bản Định ước, đã diễn ra trao đổi tương đối gay gắt tại Hội nghị khi đoàn chính quyền Sài Gòn đòi lưu hành tuyên bố của mình, coi “Việt Nam Cộng hòa là chính phủ duy nhất ở miền Nam Việt Nam…” làm tài liệu chính thức của Hội nghị. Do phản đối kiên quyết của đoàn ta, được sự ủng hộ của đoàn Liên Xô, Hungary và cả hai Chủ tịch của Hội nghị là Ba Lan và Canada, đoàn chính quyền Sài Gòn đã phải rút lại đề nghị này.

Ông Nguyễn Thiệp, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp trao album ảnh “Kỹ thuật của người An Nam” về các ngành nghề ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và danh sách các tài liệu dạng âm thanh về Hội nghị Định ước Hiệp định Paris 1973 do Bộ Ngoại giao Pháp cung cấp cho Tr
Ông Nguyễn Thiệp, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp trao album ảnh “Kỹ thuật của người An Nam” về các ngành nghề ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và danh sách các tài liệu dạng âm thanh về Hội nghị Định ước Hiệp định Paris 1973 do Bộ Ngoại giao Pháp cung cấp cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Dấu mốc lịch sử

Cùng với việc ký kết Hiệp định Paris và các Nghị định thư về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, thành công của Hội nghị Định ước quốc tế về Hiệp định Paris và việc ký kết bản Định ước đã khẳng định thắng lợi vĩ đại của cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ.

Đặc biệt, kết quả của Hội nghị Định ước quốc tế về Hiệp định Paris còn cho thấy thay đổi sâu sắc vị thế của nước ta trên trường quốc tế, kể từ khi Việt Nam tuyên bố độc lập 02/09/1945, nhất là về đấu tranh ngoại giao. Nếu Hội nghị Geneva năm 1954 là hoạt động ngoại giao đầu tiên vừa mang tính đa phương và song phương mà Việt Nam tham gia, trong đó các nước lớn nắm thế chủ động và dẫn dắt đàm phán thì tại cuộc đàm phán Paris, VNDCCH và Hoa Kỳ là những người chủ trì, dẫn dắt đàm phán, thể hiện trong suốt hơn 4 năm đàm phán tại Paris và 5 ngày làm việc của Hội nghị Định ước quốc tế này, một dấu mốc của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ Việt Nam. Cuộc đàm phán bắt đầu trước hết bằng các thăm dò ngoại giao giữa VNDCCH và Hoa Kỳ, thỏa thuận về việc chọn địa điểm họp là Paris rồi được kết thúc bằng các cuộc “đấu trí” bí mật và căng thẳng tại đây trước khi đi đến ký Hiệp định Paris. Hội nghị Định ước quốc tế về Hiệp định Paris cũng do VNDCCH và Hoa Kỳ triệu tập.

Hơn nữa, việc kết thúc cuộc chiến tranh bằng một Hiệp định thừa nhận độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, rồi được xác nhận bằng một Định ước quốc tế long trọng ghi nhận các cam kết trên, đảm bảo thực hiện Hiệp định, được 12 Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Hội nghị ký kết, trong đó có đầy đủ 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, là một thành công xuất sắc của ngoại giao cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Ngoại giao Việt Nam.

Hội nghị Định ước quốc tế Hiệp định Paris về Việt Nam qua tài liệu lưu trữ
Hội nghị Định ước quốc tế về Hiệp định Paris về Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế trên Đại lộ Kléber (Paris), ngày 2/3/1973, với sự tham dự đại diện của 12 nước và Liên hợp quốc. (Nguồn: Getty Images)

Kết thúc bốn ngày làm việc, ngày 01/03/1973, mỗi Trưởng đoàn - Bộ trưởng Ngoại giao của 12 chính phủ tham gia Hội nghị đã phải ký tên đến 60 lần, vì văn bản của Định ước được in bằng năm thứ tiếng cho cả 12 đoàn. Giây phút cuối cùng của Hội nghị diễn ra trong vỗ tay vang dội của các đại biểu và báo chí được mời tham dự, chứng kiến sự kết thúc của một cuộc chiến tranh kéo dài nhất trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.

50 năm sau ngày Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, việc nghiên cứu cuộc đàm phán Paris và kết quả của nó vẫn luôn mang lại những thông tin và khám phá mới, nhất là từ các nguồn tài liệu, tư liệu lưu trữ mới được công bố. Việc khai thác các nguồn tài liệu lưu trữ trên thế giới về sự kiện này đang là một đòi hỏi thực tế khi mà kho lưu trữ của các nước trên thế giới về cuộc chiến tranh Việt Nam hầu hết đều đã được giải mật và công bố sau thời gian 50 năm. Hy vọng, hàng năm, vào dịp kỷ niệm này, chúng ta sẽ chứng kiến những khám phá mới về bản sắc và trí tuệ của Ngoại giao Việt Nam.


1. Về việc này, Điều 9 Định ước quốc tế ghi nhận “Việc các bên tham gia Hội nghị quốc tế này không có nghĩa là sự công nhận bất cứ một bên nào, trong bất cứ trường hợp nào, nếu việc công nhận đó không được thực hiện trước đó”.

2. Theo Dương Văn Quảng “Ngoại giao: lý luận và thực tiễn”, NXB Thế giới, Hà Nội 11/2021, tr. 508.

3. “Ngày 21/07/1954, Hội nghị Geneva kết thúc, thông qua Tuyên bố chung bao gồm 13 điểm” mà không có ký kết của nước tham gia hội nghị, Dương Văn Quảng “Ngoại giao: lý luận và thực tiễn”, NXB Thế giới, Hà Nội 11/2021, tr. 508.

Kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris tại Pháp

Kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris tại Pháp

Hiệp định Paris đánh dấu thời khắc trọng đại trong lịch sử Việt Nam, đồng thời là sự kiện quan trọng với thành phố Verrières-le-Buisson, ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Ngày 17/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập ...

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Khi Việt Nam đang chiến tranh, trên thế giới, bên cạnh tên gọi chính thức là FNL (Front National de Libération - Mặt trận Dân ...

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu trí, đấu lực toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ trong suốt 21 ...

Các nhân chứng lịch sử bồi hồi nhớ lại quãng đường ký kết và thực thi Hiệp định Paris

Các nhân chứng lịch sử bồi hồi nhớ lại quãng đường ký kết và thực thi Hiệp định Paris

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm ký Hiệp định Paris, những nhân chứng đi qua thời kỳ bước ngoặt của lịch sử Việt Nam đã ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Sự kiện do Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và công nghiệp quốc gia Mông Cổ đã phối hợp tổ chức, ngày 24/4.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ...
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng phở, cà phê tại Hà Nội.
Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định, sẽ tiếp tục làm cầu nối, hỗ trợ các địa phương tăng cường quan hệ với các đối tác ở Hoa Kỳ và New York...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động