Hội nghị Ngoại trưởng G20 diễn ra trong 2 ngày 21-22/2 tại Rio de Janeiro, Brazil. (Nguồn: AFP) |
Cuộc họp kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ ngày 21/2, với bản báo cáo đánh giá về tình hình toàn cầu và các cuộc xung đột đang diễn ra, trong đó có giao tranh tại Ukraine và Dải Gaza. Buổi làm việc ngày 22/2 sẽ tập trung vào quản trị toàn cầu.
Tin liên quan |
Nga-Trung Quốc nêu ‘điểm đồng’ trong lập trường về Mỹ và Ukraine, nhận định một điều liên quan chính sách với các nước Nam bán cầu |
Đây cũng là sẽ lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov gặp mặt trực tiếp kể từ Hội nghị Ngoại trưởng G20 năm ngoái tại New Delhi (Ấn Độ).
Cuộc họp này cũng là bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh thường niên G20 do Brazil chủ trì, dự kiến diễn ra vào tháng 11.
Tổng thống Brazil Luiz Ignacio Lula da Silva đã nêu ưu tiên hàng đầu của G20 trong năm 2024 là cải cách quản trị toàn cầu, cùng với hạn chế biến đổi khí hậu và giảm nghèo.
Tuy nhiên, với các cuộc xung đột tiếp diễn tại Ukraine và Dải Gaza, giới ngoại giao không lạc quan về khả năng các nước thành viên G20 dễ dàng thống nhất về những đề xuất cải thiện quản trị toàn cầu.
Nhà ngoại giao Brazil Mauricio Lyrio cho rằng, thế giới đang chứng kiến các cuộc xung đột mở rộng chưa từng thấy, thiếu quản trị để ứng phó với các thách thức toàn cầu. Ông nhận thấy tinh thần chung ủng hộ cải cách LHQ, trong đó Brazil ủng hộ mở rộng Hội đồng Bảo an LHQ.
Trong khi đó, một quan chức ngoại giao châu Âu cho biết, cuộc gặp lần này là phiên chuẩn bị cho khả năng cải cách đa phương và phân tích, tháo gỡ vấn đề.
Theo trang web G20 của Brazil, ngoài những vấn đề khác, Hội nghị Ngoại trưởng năm nay sẽ thảo luận về "tình hình ở Trung Đông và xung đột ở Ukraine, vốn tiếp tục gây ra mối lo ngại toàn cầu về khủng hoảng nhân đạo cũng như các vấn đề địa chính trị và kinh tế".
Với việc đưa các cuộc xung đột vào thảo luận, chương trình nghị sự của Hội nghị lần này đã vấp phải phản đối của Nga.
Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 21/2 cho rằng, "không thể chấp nhận được nỗ lực chính trị hóa G20", một nhóm vốn có nhiệm vụ tập trung vào các thách thức kinh tế xã hội, bằng cách đưa các vấn đề "không cốt lõi, bao gồm cả xung đột Ukraine" vào chương trình nghị sự.
Đồng quan điểm với Nga, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố, Hội nghị Ngoại trưởng G20 "là diễn đàn quan trọng về hợp tác kinh tế quốc tế, đó không phải là nơi giải quyết các vấn đề địa chính trị và an ninh”.
| Tin thế giới 21/2: Phát hiện bất ngờ về vũ khí Nga trong xung đột, Đức có kế hoạch bí mật; bước đi tranh cãi của Mỹ và tuyên bố cứng từ Israel Nhiều linh kiện phương tây trong vũ khí Nga dùng ở Ukraine, Mỹ tiếp tục phủ quyết dự thảo nghị quyết về Dải Gaza, Israel ... |
| Báo Mỹ tuyên bố bất ngờ về nguồn gốc tên lửa được cho là do Triều Tiên cấp cho Nga sử dụng ở Ukraine Có tới 75% các bộ phận của tên lửa do công ty được thành lập ở Mỹ thiết kế và bán ra. |
| Ukraine đổ lỗi phương Tây về việc mất Avdivka, một nước NATO thừa nhận đã 'vắt kiệt' để hỗ trợ cho Kiev Ngày 20/2, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba đã bày tỏ quan điểm về việc thành phố chiến lược Avdiivka của nước này rơi vào quyền ... |
| Các lệnh trừng phạt của EU ngày càng siết chặt Sau hai năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, các lệnh trừng phạt từ EU tiếp tục gia tăng ... |
| Điểm tin thế giới sáng 21/2: Thủ lĩnh Hamas đến Ai Cập, nguyên nhân tháp Eiffel đóng cửa, quan hệ Brazil-Israel căng thẳng Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/2. |