Hôm nay 31/5, Quốc hội nghe, thảo luận về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng

Anh Sơn
Hôm nay 31/5, Quốc hội nghe, thảo luận về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hôm nay 31/5, Quốc hội nghe, thảo luận về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng
Quốc hội họp tại hội trường chiều ngày 30/5.

Dự kiến, buổi sáng, các đại biểu Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An;

Tin liên quan
Ba Lan ủng hộ tăng cường hợp tác giữa EU-Việt Nam về phát triển nghề cá bền vững Ba Lan ủng hộ tăng cường hợp tác giữa EU-Việt Nam về phát triển nghề cá bền vững

Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;

Sau đó, Quốc hội họp riêng về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

* Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, quy định 4 nhóm lĩnh vực với tổng số 16 chính sách, bao gồm: Quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước (5 chính sách); Quản lý đầu tư (7 chính sách); Quản lý đô thị, tài nguyên rừng (2 chính sách); Tổ chức bộ máy và biên chế (2 chính sách).

Trong đó, có 4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn phát triển của tỉnh Nghệ An.

Chính sách 1: Cho phép tỉnh Nghệ An khi xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương không tính đối với nguồn thu thuế từ các cơ sở sản xuất thủy điện, nguồn thu nội địa từ hoạt động khai thác khoáng sản (không bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) trên địa bàn miền Tây Nghệ An để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa bàn miền Tây Nghệ An.

Chính sách 2: Cho phép tỉnh Nghệ An được giữ lại và sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thu từ các dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh không có điều kiện tự trồng rừng thay thế phải nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh để thực hiện biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Chính sách 3: Tỉnh Nghệ An được phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 để đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An.

Chính sách 4: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có không quá 5 (năm) Phó Chủ tịch.

Việt Nam-Hàn Quốc: Song hành trong hành động và mục tiêu

Việt Nam-Hàn Quốc: Song hành trong hành động và mục tiêu

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, theo lời mời của người đồng cấp Cho Tae Yul, thể ...

* Về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, Chính phủ ban hành Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 30/3/2024 về đề nghị xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Các nội dung của chính sách trong đề cương dự thảo Nghị quyết được xây dựng theo 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 34 chính sách cụ thể.

Nhóm 1: Chính sách về tổ chức mô hình chính quyền đô thị của thành phố Đà Nẵng (8 chính sách).

Nhóm 2: Các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng được đề xuất thực hiện thí điểm (26 chính sách), bao gồm: Chính sách về quản lý đầu tư (4 chính sách); Chính sách về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, hải quan (5 chính sách); Chính sách về quy hoạch, đô thị và tài nguyên, môi trường (6 chính sách); Chính sách về thu hút nhà đầu tư chiến lược (1 chính sách); Chính sách về vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thông tin truyền thông, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (8 chính sách); Chính sách về tiền lương, thu nhập (2 chính sách).

Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng kể từ ngày 1/7/2026. Mục tiêu của chính sách là xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng theo hướng tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo sự linh hoạt, thông suốt trong quá trình vận hành, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố theo hướng năng động, sáng tạo trong thời kỳ mới.

Đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị; huy động cao nhất mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy việc hình thành đô thị văn minh, hiện đại.

Dự thảo cũng đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng sẽ giúp UBND thành phố triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm, tham gia giám sát, truy xuất nguồn gốc tại các chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ ngày càng được nâng cao, tăng chất lượng hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII

Sáng 29/5, tại trụ sở Bộ, đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực, Phó Bí thư ...

* Về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, tại phiên họp chiều 30/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2022 được quyết định như sau: Tổng số thu NSNN là 1.413.408 tỷ đồng; Tổng số chi NSNN là 1.855.641 tỷ đồng; Bội chi NSNN là 442.233 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể:

Thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Quốc hội trong đó có Nghị quyết số 43/2022/QH15, Chính phủ đã ban hành các chính sách miễn, giảm gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã hỗ trợ trực tiếp giúp các doanh nghiệp giảm các nghĩa vụ tài chính, gia tăng thanh khoản, giảm chi phí giá vốn, vượt qua khó khăn, duy trì, ổn định, mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp vào quá trình phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

Các chính sách đã huy động kịp thời mọi nguồn lực, từ NSNN, nguồn huy động đóng góp, viện trợ từ các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn lực tài chính khác, đảm bảo nguồn lực phòng chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, duy trì nguồn lực cho đầu tư phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Công tác quản lý thu NSNN được thực hiện quyết liệt dẫn đến kết quả thu NSNN không những bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân (chưa được tính trong dự toán) mà còn vượt so với dự toán, qua đó đảm bảo nguồn lực, tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. Đồng thời, tiếp tục tích lũy dành nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương.

Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; triệt để tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động thu, chi NSNN, quản lý, sử dụng tài sản công.

Đảm bảo cân đối ngân sách các cấp; giảm bội chi NSNN so với dự toán, nợ công giảm và thấp hơn mức trần ngưỡng cảnh báo quy định tại Nghị quyết Quốc hội, tiếp tục cơ cấu bền vững nợ công; hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng lên.

Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo Quốc hội việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, trên cơ sở các nội dung báo cáo, Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022 như sau: Tổng số thu cân đối NSNN là 2.713.787 tỷ đồng; Tổng số chi cân đối NSNN là 2.897.466 tỷ đồng; Bội chi NSNN 293.313 tỷ đồng;…

Báo cáo Kiểm toán quyết toán Ngân sách nhà nước năm 2022 tại phiên họp, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2022 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tổng hợp một số kết quả kiểm toán chính của các cuộc kiểm toán tổ chức trong năm 2023, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã kiến nghị tăng thu giảm chi ngân NSNN 21.346,33 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác 28.595,09 tỷ đồng.

Về những bất cập, hạn chế về cơ chế chính sách, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn khẳng định, bên cạnh các tồn tại, hạn chế trong chấp hành, quyết toán NSNN, KTNN đã chỉ ra một số bất cập, hạn chế về cơ chế, chính sách, qua đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc hủy bỏ một số nội dung không phù hợp của 198 văn bản gồm 1 Luật; 8 Nghị định; 5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 27 Thông tư và 157 văn bản khác.

Sáu họa sĩ tài năng và triển lãm 'Nghệ thuật thì dài, thời gian thì chóng qua'

Sáu họa sĩ tài năng và triển lãm 'Nghệ thuật thì dài, thời gian thì chóng qua'

Triển lãm ‘Nghệ thuật thì dài, thời gian thì chóng qua’ đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, đến ngày ...

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi “một con gà gáy cả 3 nước đều nghe” có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, ...

Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei vừa 'hồi sinh', Mỹ đã 'ra đòn' mới, kiềm chế sức mạnh công nghệ Trung Quốc

Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei vừa 'hồi sinh', Mỹ đã 'ra đòn' mới, kiềm chế sức mạnh công nghệ Trung Quốc

Trong nỗ lực mới nhất nhằm kiềm chế sức mạnh công nghệ của Trung Quốc, ngày 7/5, Bộ Thương mại Mỹ đã thu hồi một ...

Hôm nay 30/5, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát, Chương trình xây dựng luật 2025, dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng

Hôm nay 30/5, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát, Chương trình xây dựng luật 2025, dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng

Hôm nay 30/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát, Chương trình xây dựng luật 2025, dự thảo ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 28/7/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, nhận định về động lực tăng trưởng cuối năm của giá tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/7/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, nhận định về động lực tăng trưởng cuối năm của giá tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/7/2024 tại thị trường trong nước hầu như ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 28/7/2024: Giá vàng biến động, vàng nhẫn lấy lại phong độ; bất ổn tăng vọt, thị trường ‘gập ghềnh’, cơ hội mua 'rất lớn'

Giá vàng hôm nay 28/7/2024: Giá vàng biến động, vàng nhẫn lấy lại phong độ; bất ổn tăng vọt, thị trường ‘gập ghềnh’, cơ hội mua 'rất lớn'

Giá vàng hôm nay 28/7/2024, giá vàng biến động, bất ổn tăng vọt, cơ hội mua 'rất lớn'. Chuyên gia lạc quan. Giá vàng nhẫn lấy lại phong độ.
EU thông báo sát cánh cùng Ukraine, khoản lãi đầu tiên từ tài sản Nga bị phong tỏa đã 'hạ cánh' ở Kiev

EU thông báo sát cánh cùng Ukraine, khoản lãi đầu tiên từ tài sản Nga bị phong tỏa đã 'hạ cánh' ở Kiev

EU đã chuyển 1,6 tỷ USD, khoản lãi đầu tiên thu được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga, để hỗ trợ Ukraine mua vũ khí và tái ...
Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương ra mắt MV thực hiện bằng AI tưởng nhớ và tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương ra mắt MV thực hiện bằng AI tưởng nhớ và tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đạo diễn trẻ Phạm Vĩnh Khương ra mắt MV Ngọn lửa thép thực hiện bằng AI, là lời tri ân đặc biệt gửi đến những chiến sỹ, anh hùng dân ...
Hơn 100 đoàn đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 100 đoàn đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong các ngày Quốc tang, hơn 100 đoàn đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ viếng và ghi sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Một ASEAN tự cường, kết nối và vươn tầm rộng lớn

Một ASEAN tự cường, kết nối và vươn tầm rộng lớn

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam trả lời về kết quả tham dự AMM 57 và các hội nghị liên quan của Đoàn ...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động