TIN LIÊN QUAN | |
Diện tích băng Bắc Cực tiến gần mức thấp nhất | |
Sinh quyển xanh trên đảo rác |
Sau 2 ngày làm việc, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh "Đại dương của chúng ta" do Mỹ tổ chức diễn ra tại Washington, hơn 90 quốc gia tham dự đã trình bày hơn 136 sáng kiến mới và đưa vào diện quy hoạch bảo vệ hơn 3,4 triệu km2 diện tích đại dương.
Ảnh minh họa: Mỹ và hơn 20 quốc gia đã cam kết thành lập 40 khu bảo tồn biển trên toàn thế giới. (Nguồn: Worldpress) |
Phát biểu kết thúc hội nghị ngày 16/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, mục tiêu của hội nghị cấp cao này là nhằm bảo vệ các hệ sinh thái biển, ngăn ngừa ô nhiễm và đối phó các tác động của biến đổi khí hậu. Hội nghị đã cam kết hơn 5,3 tỷ USD và đóng góp hàng loạt sáng kiến nhằm đạt được những mục tiêu trên.
Hôm 15/9, Mỹ và hơn 20 quốc gia đã cam kết thành lập 40 khu bảo tồn biển trên toàn thế giới để bảo vệ các đại dương khỏi sự đe dọa của biến đổi khí hậu và ô nhiễm. Đây là các khu vực hạn chế đánh bắt cá thương mại, khai thác dầu khí và các hoạt động khác ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố thành lập một Khu Bảo tồn biển mới có diện tích 12.725 km2 ở Đại Tây Dương.
Hội nghị "Đại dương của chúng ta" do Ngoại trưởng Kerry chủ trì, đã quy tụ Bộ trưởng và chuyên gia môi trường đến từ 90 nước trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp bảo tồn, cũng như trình bày kế hoạch bảo vệ môi trường biển khỏi sự ô nhiễm, đánh bắt cá quá mức và ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại Đại học Georgetown trong khuôn khổ hội nghị, ông Kerry đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các đại dương trên thế giới đối với an ninh quốc gia và ổn định toàn cầu. Gần 50% quốc gia thế giới phụ thuộc vào nguồn thức ăn từ đại dương và 12% lực lượng lao động toàn cầu dựa vào các đại dương để có kế sinh nhai.
Hội nghị thượng đỉnh "Đại dương của chúng ta" lần đầu tiên được tổ chức tại Washington năm 2014. Dự kiến, hội nghị thượng đỉnh tiếp theo sẽ do Liên minh châu Âu (EU) tổ chức, tiếp đến là Indonesia vào năm 2018 và Na Uy vào năm 2019.
Diện tích băng Bắc Cực tiến gần mức thấp nhất Diện tích băng tại Bắc Cực đã giảm xuống gần bằng mức thấp nhất trong lịch sử. Các nhà khoa học cho rằng tình hình ... |
Hội thảo Biển Đông lần đầu thảo luận về thiệt hại môi trường Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) sẽ tổ chức Hội thảo Biển Đông ... |
Nguy cơ axit hóa các đại dương Việc tăng lượng khí thải carbon dioxide (CO2) đang gây ra tình trạng axit hóa đại dương, đe dọa nhiều loài sinh vật biển. |