Họp Ban Chỉ đạo của Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Hải Liên
Theo dõi TGVN trên
Baoquocte.vn. Ngày 28/3, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo của Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) nhằm kiểm điểm, đánh giá công tác của Ban Chỉ đạo từ năm 2020 đến nay và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Họp Ban Chỉ đạo của Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo của Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Ảnh: Tuấn Anh)

Điểm lại kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tại Bộ Ngoại giao từ năm 2020 đến nay, Quyền Chánh Thanh tra Nguyễn Xuân Ánh, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo cho biết, căn cứ chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về PCTN và chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao, Ban Chỉ đạo đã đôn đốc các đơn vị chức năng xây dựng và tham mưu cho Bộ trưởng ban hành các văn bản để chỉ đạo công tác PCTN, trong đó có kế hoạch thực hiện công tác PCTN hàng năm, kế hoạch thanh tra và kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các đơn vị thuộc Bộ, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD) đã thực hiện thường xuyên, bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực như định kỳ tổ chức các hội nghị tập huấn, báo cáo chuyên đề, các buổi trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức pháp luật về PCTN, đạo đức liêm chính.

Bên cạnh đó, Bộ đã lồng ghép nội dung này trong các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, nhân viên chuẩn bị đi công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài, chương trình giảng dạy cho sinh viên Học viện Ngoại giao (thuộc Bộ Ngoại giao).

Nhằm phát huy vai trò của báo chí trong việc tăng cường thông tin, phổ biến pháp luật về PCTN trên các phương tiện truyền thông của Bộ, các đơn vị chức năng đã kịp thời đăng tải các văn bản liên quan đến PCTN trên Trang thông tin điện tử của Bộ.

Riêng Báo Thế giới & Việt Nam (cơ quan truyền thông của Bộ) từ tháng 9/2020, đã mở chuyên mục “Phòng, chống tham nhũng” trên báo điện tử và thường xuyên cập nhật tin, bài liên quan đến công tác này.

Về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chức năng tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật PCTN, trong có có việc rà soát, cập nhật và tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy trình về việc tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách; thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, xây dựng cơ bản, tài chính và ngân sách nhà nước theo quy định; đẩy mạnh cải cách hành chính, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các quy trình giải quyết công việc.

Xác định công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát góp phần tăng cường công tác quản lý, giúp ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Bộ và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ thường xuyên triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

Trong giai đoạn 2020-2021, căn cứ kế hoạch thanh tra, chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm được phê duyệt, Thanh tra Bộ và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ đã tiến hành 9 cuộc thanh tra hành chính đối với các đơn vị thuộc Bộ, 21 cuộc kiểm tra, giám sát (4 kiểm tra chuyên đề về PCTN, 4 cuộc kiểm tra công tác cải cách hành chính, tổ chức cán bộ tại các đơn vị, 13 cuộc kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc).

Những biện pháp phòng, ngừa tham nhũng nêu trên đã được thực hiện ổn định qua nhiều năm, từng bước hoàn thiện và dần hình thành nền nếp trong triển khai các mặt công tác của Bộ, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng (quản lý tài chính, tài sản, tổ chức, cán bộ…).

Đối với những giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài, như xây dựng pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ Ngoại giao đã thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc và quyết liệt. Đối với những chỉ đạo mới của Trung ương hoặc quy định mới của pháp luật, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã kịp thời nghiên cứu, tham mưu để tích hợp, lồng ghép vào các quy định, kế hoạch công tác PCTN của Bộ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Một là, việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Bộ chưa theo kịp với tình hình biến động nhân sự thường xuyên, liên tục của Bộ.

Hai là, do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, hoạt động thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác PCTN tại các đơn vị thuộc Bộ, CQĐD theo kế hoạch đã bị tạm hoãn.

Ba là, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát hàng năm tại các CQĐD còn ít, mới đạt tỷ lệ 12%, thời gian thanh tra bị giới hạn nên nhiều lĩnh vực chỉ có thể kiểm tra xác suất, chưa thể có đánh giá chuyên sâu.

Thẳng thắn nhìn nhận sai phạm của một số cá nhân tại Cục Lãnh sự xảy ra cuối tháng 1/2022 vừa qua là hành vi trục lợi cá nhân, có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Ngày 4/3/2022, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã ban hành Quyết định số 362/QĐ-BNG về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo của Bộ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, theo đó, (1) bổ sung chức năng phòng, chống tiêu cực bên cạnh công tác phòng, chống tham nhũng; (2) bổ sung Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí vào danh sách thành viên Ban Chỉ đạo; (3) Cập nhật danh sách thành viên Ban Chỉ đạo theo hướng là Thủ trưởng các đơn vị liên quan.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, công tác PCTN, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục, phải đảm bảo vừa phòng, vừa chống.

Bộ trưởng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường hơn nữa vai trò trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCTN, tiêu cực tại Bộ Ngoại giao, mà trước hết là ngay tại đơn vị phụ trách, quản lý.

Bộ trưởng đề nghị bám sát chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, XIII), Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, cần hoàn thiện các giải pháp mang tính thể chế, như ban hành, cập nhật các quy định, quy chế, quy trình của Bộ, đặc biệt với những nhiệm vụ, vị trí công tác dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; qua đó hoàn thiện “bộ công cụ” để “không thể tham nhũng” trên tinh thần phòng là chính.

Bộ trưởng cũng đặt ra yêu cầu cho các đơn vị, CQĐD cần rà soát, cập nhật các quy trình, quy chế nội bộ để làm căn cứ thực hiện “giám sát chéo” trong từng cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng nhấn mạnh cần mở rộng, phát huy hiệu quả các kênh nắm bắt thông tin, dư luận về việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; qua đó phát hiện sớm, xử lý kịp thời những vi phạm, không để tích tụ thành sai phạm lớn, nghiêm trọng, phức tạp.

Bộ trưởng đề nghị rà soát, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; giao Thanh tra Bộ tiếp thu ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo và lấy ý kiến góp ý của tất cả các đơn vị trong Bộ để hoàn thiện, sớm ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Ngoại giao trong tuần: Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia thăm Việt Nam; Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn điện đàm trao đổi về tình hình xung đột Ukraine

Ngoại giao trong tuần: Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia thăm Việt Nam; Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn điện đàm trao đổi về tình hình xung đột Ukraine

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong tuần từ ngày 14-19/3.

Khen thưởng 36 tập thể có thành tích xuất sắc về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Khen thưởng 36 tập thể có thành tích xuất sắc về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ban Nội chính Trung ương ban hành Quyết định số 316-QĐ/BNCTW (ngày 3/3/2022) về việc khen thưởng đột xuất đối với 36 tập thể đã ...

Bài viết cùng chủ đề

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023

Baoquocte.vn. Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn đánh giá vai trò, vị trí tầm quan trọng của thanh niên, tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Hệ thống ngân hàng của Mỹ đang bình ổn trở lại

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Hệ thống ngân hàng của Mỹ đang bình ổn trở lại

Baoquocte.vn. Ngày 21/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, bà sẵn sàng can thiệp để bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng nhỏ của nước này.
Boxy Store - 'Nơi trao gửi niềm tin' của phái đẹp

Boxy Store - 'Nơi trao gửi niềm tin' của phái đẹp

Baoquocte.vn. Boxy Store là một trong những cái tên uy tín trong ngành cung cấp mỹ phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, phù hợp với người tiêu dùng.
Thủ tướng Malaysia bắt đầu công du Saudi Arabia

Thủ tướng Malaysia bắt đầu công du Saudi Arabia

Baoquocte.vn. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Anwar đến Saudi Arabia kể từ sau khi tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 10 của Malaysia hồi tháng 11/2022.
Tình hình Ukraine: Kiev nói bị tấn công bằng UAV, Mỹ đẩy nhanh hành động, Nga cảnh cáo kế hoạch của Anh

Tình hình Ukraine: Kiev nói bị tấn công bằng UAV, Mỹ đẩy nhanh hành động, Nga cảnh cáo kế hoạch của Anh

Baoquocte.vn. Bộ Quốc phòng Anh nhận định, có khả năng tình hình chiến dịch của Nga ở Bakhmut của Ukraine sẽ mất dần đi ưu thế ít có được trước đó.
Độc đáo cách quảng bá văn hóa trầu cau Việt qua không gian ảo 3D

Độc đáo cách quảng bá văn hóa trầu cau Việt qua không gian ảo 3D

Baoquocte.vn. Với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU), các nghiên cứu viên Đại học RMIT đã đưa văn hóa trầu cau Việt đến với khán giả toàn cầu ...
Cơm trứng hâm nóng quan hệ Nhật-Hàn

Cơm trứng hâm nóng quan hệ Nhật-Hàn

Baoquocte.vn. Vài ngày qua,'omurice', hay cơm cuộn trứng chiên đã bất ngờ trở thành tâm điểm thú vị trong quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc.
Quan hệ Anh-EU: Tình thân có nối?

Quan hệ Anh-EU: Tình thân có nối?

Baoquocte.vn. Mối quan hệ Anh-EU có thể trở nên hòa dịu hơn trước, song để nối lại tình thân sau những sóng gió đã trải qua, vẫn còn đó một chặng dài.
Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Chung hướng, khác đường

Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Chung hướng, khác đường

Baoquocte.vn. Cuộc gặp tại Washington D.C. sẽ là cơ hội để Thủ tướng Đức và Tổng thống Mỹ tìm kiếm giải pháp cho tình trạng 'chung hướng, khác đường' hiện nay.
Xung đột Nga-Ukraine: Thế giới đang và cần làm gì trong cơn địa chấn

Xung đột Nga-Ukraine: Thế giới đang và cần làm gì trong cơn địa chấn

Baoquocte.vn. Xung đột ở Ukraine được ví như cơn địa chấn chính trị, mà lực tác động, sóng xung kích, sốc nhiệt lan tỏa hầu như đến mọi khu vực trên Trái đất.
Thủ tướng Đức thăm Ấn Độ: Xây nền tảng chung

Thủ tướng Đức thăm Ấn Độ: Xây nền tảng chung

Baoquocte.vn. Ông Olaf Scholz sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Ấn Độ trên cương vị Thủ tướng Đức. Tuy nhiên, Đức-Ấn Độ đã chứng kiến hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp cao.
Một năm xung đột Nga-Ukraine: Cơn địa chấn chính trị và tìm ánh sáng cuối đường hầm

Một năm xung đột Nga-Ukraine: Cơn địa chấn chính trị và tìm ánh sáng cuối đường hầm

Baoquocte.vn. Xung đột Nga-Ukraine trở thành tâm điểm thế giới năm 2022, với nhiều diễn biến bất ngờ, vấn đề phức tạp, nhiều hậu họa. Sau một năm sẽ thế nào?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Baoquocte.vn. Những nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt Nga thực hiện để đón Chủ tịch Trung Quốc cho thấy Moscow rất cần Bắc Kinh trong cục diện quốc tế.
Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Baoquocte.vn. Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc đánh giá chiến lược ngoại giao khéo léo của Ấn Độ cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ Seoul-New Delhi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Baoquocte.vn. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga đang trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế.
Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Baoquocte.vn. Theo một số chuyên gia, bước sang năm thứ 13, cuộc khủng hoảng Syria đang nhận được một số tín hiệu tích cực.
'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

Baoquocte.vn. Cuộc gặp thượng đỉnh Nhật - Hàn lần này có ý nghĩa quan trọng, đưa hai nước xích lại gần nhau hơn.
Bất ngờ với 'mùa Xuân ngoại giao ở Trung Đông' và 'nước cờ ngầm' của Trung Quốc

Bất ngờ với 'mùa Xuân ngoại giao ở Trung Đông' và 'nước cờ ngầm' của Trung Quốc

Baoquocte.vn. Với thành quả mới có được tại Trung Đông, Trung Quốc muốn cho Mỹ thấy thế giới đâu chỉ có vấn đề Ukraine.
Phiên bản di động