TIN LIÊN QUAN | |
Cha mẹ có con là công dân EU được quyền cư trú hợp pháp | |
Anh thiếu lao động trong hơn 60 ngành nghề |
Người dân Thụy Điển và Đan Mạch có thể thở phào nhẹ nhõm từ tuần này. Sau 15 tháng cân nhắc, Thụy Điển hôm thứ Ba quyết định sẽ ngừng kiểm tra hộ chiếu đối với những người vượt qua cây cầu Øresund bắc qua eo biển nối liền thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) với thành phố Malmö (Thụy Điển).
Cờ Đan Mạch và Thụy Điển cùng được treo trên cây cầu Øresund nối liền hai nước. (Nguồn: CityLab) |
Cây cầu kết nối hai nước
Từ nhiều năm nay, người dân hai bên vẫn thường đi qua cây cầu này để đến chỗ làm ở thành phố bên kia. Từ nay họ có thể đi lại giữa hai nước mà không phải cần xếp hàng chờ qua cửa kiểm soát nhân thân - một thủ tục trước nay vẫn làm kéo dài thời gian đi lại giữa hai thành phố từ 30 phút lên thành 1 giờ.
Cây cầu Øresund này đã trở thành một biểu tượng cho khả năng có một châu Âu thực sự không biên giới trong tương lai.
Thành phố Copenhagen của Đan Mạch và Malmö, thành phố lớn thứ ba của Thụy Điển, luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Đặc biệt, việc khai trương cây cầu Øresund bắc qua eo biển giữa hai nước vào năm 2000 đã tạo ra một khu đô thị quốc tế mới ở cả hai phía của cây cầu.
Cây cầu này giúp cho người dân ở nước này đi làm hàng ngày ở nước kia vượt qua eo biển dễ dàng. Giới chức hai bên cũng đã có những cuộc thảo luận về việc tạo ra hệ thống tàu điện ngầm quốc tế đầu tiên trên thế giới.
Người Đan Mạch đề nghị gọi tên khu vực này là "Copenhagen Lớn", ý tưởng này đang được phía Thụy Điển cân nhắc.
Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. (Nguồn: LonelyPlanet) |
Vấn đề người tị nạn
Năm 2015, khi hai bên nối lại việc kiểm tra hộ chiếu ở biên giới, điều này đã gây ra ảnh hưởng tâm lý cho người dân hai bên – nhiều người đi làm hàng ngày ở phía bên kia.
Với việc kiểm tra hộ chiếu, việc đi từ Thụy Điển sang Đan Mạch vẫn bình thường, nhưng tốn thời gian hơn. Còn người từ Copenhagen phải đi tàu hỏa đến sân bay (điểm dừng cuối cùng trước Thụy Điển). Sau đó, họ phải qua kiểm tra hộ chiếu trước khi lên chuyến tàu khác, rồi lại dừng lại (đôi khi khá lâu) để kiểm tra lần nữa tại điểm dừng chân đầu tiên ở Thụy Điển trước khi đi đến ga trung tâm thành phố Malmö.
Øresund từng trở thành một điểm nóng trong cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu vào năm 2015. Khi đó, Thụy Điển đã đề ra một số chính sách thuộc loại tốt nhất châu Âu về việc tạo ra nơi dừng chân an toàn cho người tị nạn. Ngược lại, Đan Mạch đã áp dụng chính sách hạn chế ngặt nghèo số lượng người xin tị nạn, thậm chí còn dọa tịch thu tài sản của người tị nạn để bù đắp cho những chi phí mà họ phải trả.
Sự tương phản rõ rệt trong chính sách của hai nước đã khiến cho 163.000 người xin tị nạn đến Thụy Điển vào năm 2015, một số lượng khá đông đã vượt qua cây cầu này.
Malmö là thành phố lớn thứ ba của Thụy Điển. (Nguồn: instagram) |
Do không thể kiểm soát được dòng người đi qua một biên giới mở như vậy, Thụy Điển bắt buộc phải đưa lính biên phòng đến kiểm soát. Kết quả là sang năm 2016, số người xin tị nạn mới vào Thụy Điển đã giảm xuống còn 29.000 người.
Chính sách này cũng gây ra căng thẳng cho người dân địa phương, đặc biệt là trên 20.000 người phải đi qua cây cầu để đi làm mỗi ngày.
Năm ngoái, 565 người đã khởi kiện chính phủ Thụy Điển, tuyên bố rằng sự chậm trễ trong giao thông qua cầu đã buộc họ phải mua xe ô tô hoặc thậm chí thay đổi công việc.
Châu Âu đang trẻ hóa các nhà lãnh đạo? Trong khi các nước phương Tây phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, người dân ở đây đã lựa chọn những ứng ... |
Những người nông dân ở hòn đảo nhỏ Samso (Đan Mạch) đã biến nơi đây thành nơi có mô hình năng lượng sạch điển hình ... |
Doanh nghiệp Thụy Điển rất quan tâm đến thị trường Việt Nam Chiều 06/01, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Đại sứ Vương quốc Thụy ... |