Indonesia phải làm gì để định vị trong năm 2016?

Năm 2016 là năm môi trường quốc tế có nhiều biến động, đặt ra nhiều thách thức hơn cho Inodnesia, đòi hỏi Chính phủ nước này phải điều chỉnh chính sách đối ngoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
indonesia phai lam gi de dinh vi trong nam 2016
Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Indonesia dưới thời Tổng thống Jokowi (Nguồn: Reuters)

Đó là nhận định của ông Dino Patti Djalal, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, người sáng lập Cộng đồng chính sách đối ngoại Indonesia (FPCI) trong bài viết trên tờ Jakarta Post ngày 5/1 vừa qua.

Về thách thức trong môi trường quốc tế, thế giới đang phải chứng kiến quan hệ khó lường giữa các nước lớn; các nền kinh tế mới nổi dường như bị thụt lùi; khu vực Đông Nam Á chính thức bước vào “kỷ nguyên của cộng đồng”; cuộc khủng hoảng di cư có thể còn trầm trọng hơn; Trung Đông bất ổn; Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiếp tục gây nguy hiểm cho thế giới.

Là một quốc gia tầm trung, với nguồn lực hạn chế, Indonesia cần tìm cách đương đầu với một thế giới bất ổn như vậy, đồng thời vẫn tranh thủ được nguồn lực toàn cầu, nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia. Muốn vậy, chính sách đối ngoại của Indonesia phải được điều chỉnh, nếu không sẽ có nguy cơ trở thành một quốc gia “đứng bên lề cuộc chơi”.

Ông Dino đưa ra một số gợi ý cho việc hoạch định chính sách đối ngoại Indonesia, bao gồm:

Thứ nhất, Chính quyền Tổng thống Jokowi nên giảm “sự khác biệt” về chính sách đối ngoại với chính quyền trước đó. Ông Dino ví chính sách đối ngoại như một cuộc chạy đường dài, người tiếp theo cần tiếp sức để cuộc chạy được xa hơn và nhanh hơn. Chính quyền sau đề ra sáng kiến mới nhưng cũng cần phải tận dụng “di sản đối ngoại”. Ví dụ, Diễn đàn Dân chủ Bali là đóng góp độc đáo và tích cực của chính quyền trước, vì vậy, Diễn đàn này cần được chính quyền của ông Jokowi thúc đẩy.

Thứ hai, Chính phủ nên khẩn trương thành lập một đơn vị chuyên trách về chính sách đối ngoại trong dinh Tổng thống. Indonesia hiện là nước duy nhất trong nhóm G20 không có đơn vị chức năng về Chính sách đối ngoại trong văn phòng của Tổng thống.

Thứ ba, Bộ Ngoại giao Indonesia cần đảm đương, chuyên trách về chính sách đối ngoại. Việc chính quyền ông Jokowi giao cho một số Bộ trưởng theo dõi về đối ngoại thời gian gần đây không những chưa cải thiện được thực trạng ngoại giao mà còn làm rắc rối và lộn xộn thêm công việc đối ngoại của đất nước, kể cả với đối tác trong nước cũng như nước ngoài.

Thứ tư, Indonesia cần tái tập trung vào ASEAN chứ không chỉ đơn thuần tham dự thường xuyên các hội nghị thượng đỉnh và các cuộc họp cấp Bộ trưởng. Chính quyền Tổng thống Jokowi cần phải giành được sự tôn trọng từ các nước thành viên ASEAN, bằng cách tăng cường đề ra các sáng kiến, chính sách mới, hoạt động như một nhân tố gắn kết, chú ý tới lợi ích của các quốc gia ASEAN khác, và thể hiện sự gắn bó nội bộ. Indonesia không thể mạnh trong ASEAN trừ khi ASEAN mạnh trong Indonesia.

Thứ năm, các cơ quan liên quan cần tập trung vào ba cam kết quốc tế lớn đã được Tổng thống Jokowi công bố, bao gồm việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được coi là một quyết định quan trọng nhất về chính sách đối ngoại cho tới nay của Tổng thống Jokowi; chống biến đổi khí hậu với cam kết giảm hiệu ứng nhà kính tới 29 % (hoặc 41% nếu có sự hỗ trợ quốc tế) vào năm 2020 và cam kết ngăn chặn cháy rừng trong tương lai. Ba cam kết này sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi cộng đồng trong nước và quốc tế. Việc thực hiện chúng đòi hỏi phải có sự phối hợp, huy động nguồn lực; cải cách kinh tế, thủ tục hành chính và điều chỉnh pháp luật.

Thứ sáu, Indonesia cần tăng cường tận dụng vị trí địa chính trị của mình. Năm 2015 đã chứng kiến ​​những nỗ lực mạnh mẽ của Tổng thống Jokowi trong việc lôi kéo các Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy giao dịch kinh tế, thương mại. Tuy nhiên, ngoại giao kinh tế cần phải được cân bằng với các hoạt động địa chính trị. Trong lịch sử của Indonesia, an ninh và lợi ích quốc gia luôn phụ thuộc vào khả năng Indonesia quan hệ một cách khôn khéo với các cường quốc lớn và mới nổi. Có cảm giác rằng, Jakarta hiện đang tranh thủ Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga, Australia, Ấn Độ và một số nước khác, nhưng thiếu định hướng rõ ràng và chưa có một chiến lược lớn. Cuối cùng, Tổng thống Jokowi nên tham gia vào một nhóm các nhà lãnh đạo thế giới để có thể thiết lập mối quan hệ cá nhân với họ trong sự tin cậy lẫn nhau và có thể tham vấn lẫn nhau thường xuyên.

Như vậy, Chính quyền Tổng thống Jokowi cần có một tầm nhìn chính sách đối ngoại sao cho Indonesia có thể định vị một cách tốt nhất vị trí của mình trên bàn cờ địa chính trị rộng lớn của thế kỷ 21. 

Hằng Phạm

Đọc thêm

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước ...
Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Hãng xe Hàn Quốc vừa thông báo triệu hồi xe Ioniq 6 tại thị trường Mỹ để khắc phục lỗi ở cụm Bộ truyền động bánh răng-động cơ phía sau.
‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

Tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được phát huy hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển hướng đến tương lai thịnh vượng.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động