Joe Biden - không là diễn viên phụ

Với kinh nghiệm, sự hiểu biết rành rẽ và sắc bén, trong cuộc tranh luận với ứng viên Phó Tổng thống Paul Ryan cuối tuần qua, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cứu vãn được màn trình diễn thiếu tự tin kỳ lạ của Tổng thống Obama trước đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hai ứng viên Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden (trái) và Ryan, trong cuộc đối đầu duy nhất tối 11/10.

Viết về Joe Biden, tờ Foreign Affairs cho rằng, về chính sách đối ngoại, ông là Phó Tổng thống Mỹ quyền lực nhất trong lịch sử, chỉ kém người tiền nhiệm của mình là Dick Cheney. Trong khi Tổng thống Obama bị phe Cộng hòa cho là một nhà lãnh đạo toàn cầu “thiếu kiên định”, sẽ không có ai đủ khả năng hơn Joe Biden để bảo vệ các chính sách đối ngoại của Chính quyền Mỹ hiện tại.

Joe Biden là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng nghị viện khi Obama mời ông làm ứng viên Phó Tổng thống vào năm 2008. Tháng 1/2009, ông được phái tới Pakistan và Afghanistan để tìm hiểu xem những gì cần phải giải quyết ở đó. Khi nhậm chức, ông Obama lại điều ông tới vùng Balkans, Lebanon, Gruzia và Ukraine để "chữa cháy" và đưa ra những lời trấn an. Tổng thống Obama còn yêu cầu ông đọc một bài diễn văn chiến lược trọng yếu ở Munich, nơi mà Biden đã đặt ra cụm từ "tái khởi động" (reset) để miêu tả kế hoạch phục hồi quan hệ với Nga... Từ đó, Biden nhanh chóng trở thành nhà chiến lược chủ đạo, "thầy cãi", và người thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà Trắng.

"Tổng thống không nên là người chọc gậy bánh xe", Joe Biden từng nói năm 2009, "nhưng tôi nghĩ rằng việc chọc gậy bánh xe sẽ rất có ích cho ông ấy". Và ông đã trở thành người chuyên môn "gây rối" trong những cuộc thảo luận nhóm và ép các cố vấn cao cấp nhất của ông Obama nghiên cứu kĩ hậu quả của những phương án mà họ đề ra. Ví dụ nổi bật nhất là cuộc tranh luận trường kì về chiến lược ở Afghanistan và Pakistan năm 2009. Joe Biden đã liên tiếp đặt câu hỏi đối với những luận cứ của Tư lệnh David Petraeus và Stanley McChrystal cho một chiến dịch chống nổi dậy tại Afghanistan. Joe Biden cũng luôn ủng hộ nỗ lực chống nổi dậy nhưng chỉ tập trung vào việc làm suy yếu al-Qaeda thay vì đánh tan quân Taliban ở Pakistan.

Joe Biden tới Washington lần đầu vào năm 1970 với tư cách là thành viên của phe chống chiến tranh Việt Nam của Đảng Dân chủ. "Tôi nghĩ đó là một chính sách ngu ngốc", ông nói. Là một trong những thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ bỏ phiếu chấp thuận cuộc chiến tranh của cựu Tổng thống George W. Bush ở Iraq, nhưng J. Biden khẳng định rằng mình chưa bao giờ chia sẻ viễn tưởng của Bush về một Trung Đông được chuyển đổi và ông cũng tin rằng Bush sẽ không hấp tấp lao vào cuộc chiến. Về chính sách "tái khởi động" quan hệ với Nga, ông cho rằng giáo huấn Nga về dân chủ hay khuyên răn nước này, như chính quyền Bush thường làm, sẽ tiến gần tới sự ngạo mạn một cách đầy nguy hiểm. Joe Biden là một người hiếm có: một người lạc quan đến mức ngớ ngẩn nhưng lại có thể "đánh hơi" được những hiện thực cay nghiệt sau những kế hoạch phô trương.

Chủ nghĩa thực dụng trần tục của ông đã giúp định hình một chính sách của Nhà Trắng ít hoa mỹ hơn, và có lẽ cũng ít hứa hẹn hơn so với những gì nhiều người từng mong đợi khi nhiệm kì của ông Obama mới bắt đầu. Những khó khăn ở Iran, Afghanistan, Pakistan và Israel/Palestine cũng đã lấy đi màu hồng mơ mộng trong niềm hy vọng của ông Obama rằng mình có thể trở thành một nhân tố dịch chuyển trên thế giới. Obama của năm 2012 là một người điềm tĩnh và thận trọng hơn so với Obama của năm 2009. Trong những năm qua, sau sự kiện “Mùa xuân Ả rập, Nhà Trắng đã buộc phải lựa chọn giữa những cảm tính khôn ngoan và hoài bão lớn lao của mình. Gần như trong mọi trường hợp, J. Biden đều đứng về phe những người theo chủ nghĩa hoài nghi. Vào tháng 1/2011, khi đám đông người biểu tình chiếm quảng trường Tahrir và yêu cầu cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức, Joe Biden đã gọi cho Mubarak, người ông đã quen hàng thập kỉ, và cả Giám đốc tình báo Omar Suleiman, cầu khẩn họ lập ra kế hoạch cho một sự chuyển giao quyền lực. Chỉ khi ông Mubarak cho thấy thái độ không khoan nhượng, Biden mới đổi ý.

Joe Biden cũng phản đối sự can thiệp vào Libya (giống Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó). Ông từng ủng hộ sự can thiệp nhân đạo ở vùng Balkans giữa những năm 90 bởi tình trạng bạo lực và hỗn loạn ở châu Âu đe doạ an ninh quốc gia của Mỹ, và bởi "chúng ta đã có đủ điều kiện để can thiệp và định đoạt kết cục". Ở Libya, J.Biden tính rằng Mỹ đã có đủ điều kiện, nhưng không có lợi ích quốc gia, điều đó có nghĩa Mỹ nên đứng ngoài. Sự hoài nghi vốn có của J. Biden cũng khiến ông khuyên can Obama đột kích vào hang ổ của bin Laden trước khi ông biết chắc rằng thủ lĩnh al-Qaeda thật sự đang ở đó.

Joe Biden thường ở phe "thua cuộc" trong những cuộc tranh luận lớn ở Nhà Trắng; đây có lẽ là hậu quả tất yếu của việc luôn đóng vai kẻ "phá đám". Nhưng nếu nhìn kĩ, toàn thể chính sách của Chính quyền Obama cũng giống như tính hiện thực điềm tĩnh của ông Biden. J. Obama đã từ chối việc can thiệp vào Syria, gần như đã từ bỏ việc cố gắng xây dựng hoà bình ở Trung Đông và vẫn tiếp tục theo đuổi tiến trình "tái khởi động" với Nga dù với ít thành công hơn so với những gì đã đạt được trong hai năm đầu của Chính quyền Obama.

Ông Ryan đã so sánh khập khiễng về phản ứng của ông Obama đối với làn sóng tấn công vào các cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại Libya vừa qua với sự đáp trả của Tổng thống Jimmy Carter đối với vụ bắt cóc các nhà ngoại giao Mỹ ở Iran vào năm 1979. Dễ dàng mường tượng câu trả lời của J.Biden nếu Ryan nói điều này trong cuộc tranh luận: "Cậu nhìn này, năm 1979 tôi đã ở trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, còn cậu mới vào lớp 3!"

Di Lân

Đọc thêm

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Trung Đông đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới, sau cuộc tấn công đáp trả của Iran đối với Israel.
XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
XSMN 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4

XSMN 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4

XSMN 21/4 - xổ số hôm nay 21/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 21/4/2024. xổ số ngày 21 tháng 4. XSMN chủ nhật. SXMN 21/4
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động