Ký ức tháng Tư của những người lính cầm bút vẽ

Minh Hòa
Mỗi độ tháng Tư về, chẳng hẹn mà lên, các họa sỹ quân đội lại hẹn nhau tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cùng ôn lại những kỷ niệm của một thời hoa lửa và chia sẻ những mảng màu cùng các họa sỹ trẻ tâm đắc với đề tài người lính Cụ Hồ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky uc thang tu cua nhung nguoi linh cam but ve Ngoại giao: Mặt trận chiến lược trong thời kỳ chống Mỹ
ky uc thang tu cua nhung nguoi linh cam but ve “Tại sao tôi chống Chiến tranh Việt Nam?”

Tôi có duyên được tham gia buổi trò chuyện về những bức vẽ đề tài quân đội, đặc biệt là những bức vẽ trong thời kỳ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử của nhóm họa sỹ quân đội. Đại tá, họa sỹ chiến trường Nguyễn Thế Hữu, Thượng tá, họa sỹ Nguyễn Bích Hồng, các Trung tá, họa sỹ Bùi Quang Đức, Bùi Thanh Tùng và Thiếu tá, họa sỹ Trần Đức Thức đã chia sẽ với tôi những dòng cảm xúc vẫn luôn in đậm trong tâm trí mỗi người.

ky uc thang tu cua nhung nguoi linh cam but ve
Tác giả bài viết và nhóm các họa sỹ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. (Ảnh: MH)

Họa sỹ thời hoa lửa

Ngay từ đầu câu chuyện, chúng tôi đã bị hút vào dòng ký ức của Đại tá Nguyễn Thế Hữu. Ông kể, hồi ấy, chiến tranh đang ở thời kỳ ác liệt, đâu đâu cũng bom đạn, khói lửa ngập trời. Cũng như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp khác, hàng năm, trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp (nay là Đại học Mỹ thuật Công nghiệp) đều gửi các họa sỹ đi chiến trường B tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, vừa tham gia chiến đấu và vừa thâm nhập thực tế lấy tài liệu sáng tác.

“Năm 1970, tôi cùng nhiều sinh viên hừng hực khí thế Nam tiến. Tôi thấy mình ngồi trên ghế nhà trường lâu quá rồi và cần thay đổi không khí. Với tinh thần “Một là xanh cỏ, hai là đỏ ngực”, tôi cùng sinh viên các trường lên đường nhập ngũ, tham gia khóa huấn luyện cấp tốc ở Sư đoàn 325 trước khi vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị năm 1972. Không kịp báo về nhà, chúng tôi chỉ còn cách gửi thư trên đường hành quân, trên tàu vào chiến trường. Tôi vẫn nhớ nhiều lúc không có tem, chúng tôi chỉ có cách điền thêm dòng chữ “Nếu ai nhặt được, đưa giùm đến gia đình. Rất cảm ơn!” bên cạnh thông tin người nhận và địa chỉ, Đại tá Hữu nhớ lại.

Ở chiến trường Quảng Trị, mỗi khi ngưng chiến là ông lại dành thời gian cho việc vẽ. Ông ký họa nhiều để làm tài liệu. Có nhiều bức sau này được Bảo tàng Mỹ thuật sử dụng, một số bức được các nhà sưu tập lưu giữ.

Trong khi các họa sỹ cùng thời như Hà Xuân Phong, Trần Hoàng Sơn, hay nhà điêu khắc Phạm Hồng và họa sỹ Đức Hạnh…, khi đi B được phân công vào các tiểu ban Văn nghệ hay Ban Tuyên huấn, ông Thế Hữu được chuyển tới Binh chủng Pháo binh 130 ly. Tại đó, ông đã chứng kiến nhiều hy sinh, mất mát, trong đó có cả sự hy sinh của họa sỹ Hà Xuân Phong bên dòng sông Trà Nô năm 1974, sau khi trở về từ chiến dịch Nông Sơn - Trung Phước. Giọng ông trầm xuống khi nhắc đến ký ức mất mát này.

ky uc thang tu cua nhung nguoi linh cam but ve
“Đường đến Dinh Độc Lập” của Bùi Quang Đức.

“Năm 1975, tôi được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tôi theo xe xích kéo pháo 130, tiến vào tận sào huyệt của Ngụy quân Sài Gòn. Ngày 30/4 năm ấy, chính Quân đoàn 2 đã tiến đánh và giải phóng Dinh Độc Lập. Cuộc hành quân toàn thắng ấy đã mang lại cho tôi một kho tài liệu và ký họa, đủ sáng tác để làm một cuộc triển lãm cá nhân với đề tài quân đội”, Đại tá Nguyễn Thế Hữu tâm sự.

Những mảng màu cuộc chiến

Tiếp nối cuộc trò chuyện đang vào "phom", Trung tá Bùi Quang Đức chia sẻ: “Quân đoàn 2 - còn gọi là Binh đoàn Hương Giang anh hùng, là một đơn vị chủ lực trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Quân đoàn đã hành quân thần tốc dọc Duyên hải miền Trung tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Hình ảnh hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 của Lữ đoàn 203 thuộc Quân đoàn 2 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 đã in đậm trong tâm trí tôi. Là một họa sỹ, người lính thuộc Quân đoàn 2, hiểu được truyền thống đó, tôi đã sáng tác tác phẩm: “Đường đến Dinh Độc Lập”, như một lời tri ân với Quân đoàn nơi tôi đã từng công tác, trước khi về phụ trách mảng mỹ thuật của Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam.

"Trong bức tranh này, tôi đã dùng phương pháp tả thực với bút pháp mạnh để thể hiện tác phẩm thông qua hình tượng đoàn xe tăng tiến về phía trước theo hướng tay chỉ của chiến sỹ biệt động đến sào huyệt cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn. Trong tranh thể hiện con đường vượt qua bao khó khăn gian khổ, hy sinh mất mát của quân Giải phóng từ rừng núi đến đồng bằng, từ miền ngược đến miền xuôi. Hình tượng cờ xanh đỏ (Cờ Giải phóng) tung bay trên xe tăng thể hiện sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam thần tốc tiến về giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Xem kỹ một chút chúng ta có thể thấy, đoàn xe tăng của ta đè lên, nghiền nát những phế liệu như: thùng phi, tấm ghi sắt… biểu hiện của sức mạnh của đối phương bị thất bại", họa sỹ Quang Đức cho biết.

ky uc thang tu cua nhung nguoi linh cam but ve
“Phía Tây Quảng Bình”, sơn dầu của Nguyễn Thế Hữu.

Còn Thiếu tá Trần Đức Thức hóm hỉnh kể: “Các họa sỹ chiến trường xem, giờ vẻ đẹp của Chiến dịch Hồ Chí Minh ở thế hệ các anh đã được thế hệ sau “hóa thạch” nên còn vẹn nguyên. Dù không có điều kiện ký họa, những tác phẩm được sáng tác sau này vẫn còn nguyên sắc màu chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh như bức vẽ Đường đến Dinh Độc lập của họa sỹ Bùi Quang Đức.

Cá nhân họa sỹ Trần Đức Thức cũng có một số tác phẩm về Con đường Hồ Chí Minh như bức "Cung đường Mùa Xuân". Bức vẽ về đoàn xe tải vận chuyển vũ khí và lương thực ra chiến trường, chạy dọc đường Trường Sơn quanh co hiểm trở. Khó khăn vất vả nhưng các chiến sỹ luôn mang trong mình niềm tin chiến thắng.

“Bên cạnh những tác phẩm Chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng tôi tiếp tục sáng tác với chủ đề biển đảo, biên phòng các tỉnh biên giới và vẫn lưu lại những bức ký họa. Cá nhân tôi đang giới thiệu một số tác phẩm tranh tại Nhà triển lãm mỹ thuật, trong đó có bức Bản làng Tây Bắc”, Thượng tá Nguyễn Bích Hồng bộc bạch.

Trung tá Bùi Thanh Tùng vui vẻ chia sẻ: “Hằng năm, Bộ Quốc phòng nói chung, cũng như Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói riêng, vẫn tạo điều kiện phát huy, tài năng sáng tạo của các họa sỹ trong cũng như ngoài quân ngũ về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân. Có thể nhắc đến Cuộc vận động sáng tác mỹ thuật với đề tài Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng. Bảo tàng đã đưa cuộc vận động sáng tác lên tầm quốc gia. Hàng trăm họa sỹ, nhà điêu khắc trong và ngoài Hội Mỹ thuật Việt Nam đã hưởng ứng cuộc vận động. Hàng nghìn tác phẩm hội họa, điêu khắc, trong đó có nhiều tác phẩm giá trị do Bộ Quốc phòng trao tặng giải thưởng được Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sưu tầm, lưu giữ, trưng bày và bảo quản.”

Chia tay các họa sỹ, những người luôn biết cách giữ gìn cái đẹp kể cả trong thời khắc nghiệt nhất. Cái nắng sớm tháng Tư chan hòa, cùng tán lá xanh rì vừa thay lá, dường như đã nhuốm màu vạn vật nơi bảo tàng chỉ còn một màu xanh hòa bình mát rượi.

Đại tá Nguyễn Thế Hữu sinh năm 1946, nhập ngũ tháng 8/1970 khi đang là sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp. Năm 1975, ông quay lại học tiếp tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và tốt nghiệp năm 1980, rồi về công tác tại Tổng cục Chính trị.
Hiện nay, ông đang gấp rút hoàn thành những bức tranh sơn dầu cỡ lớn mang chủ đề: “Có một thời như thế/ Nơi về người lính chúng tôi”, để chuẩn bị cho một triển lãm cá nhân.
ky uc thang tu cua nhung nguoi linh cam but ve

Những điều không phai trong ký ức người trong cuộc

Chiến tranh đã qua đi hơn 43 năm có lẻ. Thời gian cũng đã xóa mờ đi nhiều vết thương lòng. Nhưng những ký ức ...

ky uc thang tu cua nhung nguoi linh cam but ve

Thăm lại vùng căn cứ kháng chiến Khu ủy Sài Gòn-Gia Định xưa

Những ngày cuối tháng Tư, trong không khí cả nước hướng về Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước, chúng tôi ...

ky uc thang tu cua nhung nguoi linh cam but ve

Mãi đồng hành cùng lịch sử dân tộc

Chiến thắng 30/4/1975 là thành quả vĩ đại có tầm cỡ quốc tế, có tính thời đại sâu sắc trong sự nghiệp giải phóng dân ...

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 29/12/2024: Giá cà phê robusta giảm tuần thứ hai liên tiếp, dự báo sẽ còn giảm trong tuần tới; Đầu tư bài bản vẫn thắng lớn

Giá cà phê hôm nay 29/12/2024: Giá cà phê robusta giảm tuần thứ hai liên tiếp, dự báo sẽ còn giảm trong tuần tới; Đầu tư bài bản vẫn thắng lớn

Giá cà phê hôm nay 29/12/2024: Giá cà phê robusta giảm tuần thứ hai liên tiếp, dự báo sẽ còn giảm trong tuần tới; Đầu tư bài bản vẫn thắng ...
Dù sở hữu tới 4 cầu thủ từng vô địch AFF Cup, Singapore vẫn đối mặt với 'đỉnh núi khó vượt'

Dù sở hữu tới 4 cầu thủ từng vô địch AFF Cup, Singapore vẫn đối mặt với 'đỉnh núi khó vượt'

Lần gần nhất Singapore vô địch AFF Cup là giải đấu năm 2012. Hiện tại, đội hình đó vẫn còn 4 cầu thủ từng giành chức vô địch cách đây ...
Áp lực bủa vây, thanh niên Trung Quốc từ chối hẹn hò, lối sống 'độc thân vui vẻ' lên ngôi

Áp lực bủa vây, thanh niên Trung Quốc từ chối hẹn hò, lối sống 'độc thân vui vẻ' lên ngôi

Lựa chọn sống độc thân một cách vui vẻ đang là lối sống được rất nhiều người trẻ Trung Quốc hướng tới.
Bài tarot hôm nay 30/12: Khi nào bạn sẽ tìm được việc làm?

Bài tarot hôm nay 30/12: Khi nào bạn sẽ tìm được việc làm?

Hãy rút ngay một lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp: Khi nào bạn sẽ tìm được việc làm?
Trước giờ G gặp đội tuyển Việt Nam, HLV Singapore bày tỏ dè dặt, nhắc đến tiền đạo Xuân Son

Trước giờ G gặp đội tuyển Việt Nam, HLV Singapore bày tỏ dè dặt, nhắc đến tiền đạo Xuân Son

HLV Tsutomu Ogura của Singapore tỏ ra dè dặt về khả năng lật ngược tình thế trước Việt Nam ở bán kết ASEAN Cup.
Kết quả xổ số hôm nay, 29/12: XSMN 29/12/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt

Kết quả xổ số hôm nay, 29/12: XSMN 29/12/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt

XSMN 29/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/12/2024. Kết quả xổ số hôm nay 29/12, được các công ty Xổ số Tiền Giang, Kiên Giang và ...
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 có gì đặc biệt?

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 có gì đặc biệt?

Lần đầu tiên lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tăng thêm số lượng đội thi và đêm bắn...
Top 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024 'gọi tên' phở bò Việt Nam

Top 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024 'gọi tên' phở bò Việt Nam

Phở bò Việt xếp thứ 93 trong danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024.
Gắn kết di sản văn hóa phi vật thể với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc

Gắn kết di sản văn hóa phi vật thể với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc

Sự kiện nhằm đưa di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đến gần hơn với du khách, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di ...
Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Chùa Linh Phước là điểm đến văn hóa tâm linh độc đáo bậc nhất ở Đà Lạt, nơi được tạo tác với vô vàn những hiện vật, tranh gốm ấn tượng.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm 'Miền thương' của nhóm hoạ sĩ Trần Thị Trường, Lê Thiếu Ngân, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Bá Thanh vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu lần thứ hai giai đoạn 2024-2027.
Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào mà triều Nguyễn để lại ...
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Phiên bản di động