Kỳ vọng ở Munich

Diễn ra trong lúc tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, Hội nghị An ninh Munich năm nay được cho là dịp để phương Tây hàn gắn những bất đồng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky vong o munich Những kỳ vọng tại Hội nghị Ngoại trưởng G20
ky vong o munich APEC đẩy lùi thách thức nông nghiệp để tăng trưởng

Hội nghị An ninh Munich (MSC) sẽ diễn ra từ ngày 17-19/2 tại thành phố Munich (Đức) với sự tham dự của hơn 500 chính khách cấp cao và các chuyên gia, nổi bật có Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk…

ky vong o munich
Một phiên thảo luận tại MSC năm 2016. (Nguồn: Sipri.org)

Cứu vãn liên kết xuyên Đại Tây Dương

Trong những năm qua, MSC là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất về chính sách đối ngoại và an ninh thế giới, là diễn đàn thường niên dành cho giới chiến lược gia. Kể từ khi được tổ chức lần đầu tiên năm 1963, MSC luôn hướng tới các vấn đề giải quyết hòa bình xung đột, hợp tác quốc tế và thúc đẩy đối thoại.

Năm nay, MSC diễn ra trong bối cảnh quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang gặp sóng gió, nhất là từ sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã “lỗi thời” và thẳng thừng chỉ trích các chính sách của Liên minh châu Âu (EU).

Vì vậy, MSC được đánh giá là cơ hội để châu Âu và Mỹ có thể thảo luận về việc tiếp tục hợp tác cùng nhau trong một môi trường an ninh quốc tế ngày càng thách thức. Ông Wolfgang Ischinger, Chủ tịch MSC, nói với Reuters: “Tôi mong rằng các bên sẽ không dùng những lời lẽ gay gắt, thay vào đó là trao đổi một cách chân thành những vướng mắc, những giá trị và lợi ích chung”.

Ông Ischinger cho biết thêm, trong chương trình nghị sự của hội nghị năm nay, bên cạnh vấn đề quan hệ hai bờ Đại Tây Dương, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về vai trò của NATO, cuộc khủng hoảng Ukraine, quan hệ phương Tây – Nga và cuộc chiến tại Syria… Bên lề hội nghị chính thức, ban tổ chức MSC còn có những hoạt động dành cho công chúng, đáng chú ý là buổi thuyết trình về “nền chính trị hậu sự thật” (post-truth politics) tại tòa thị chính Munich.

ky vong o munich
Khách sạn Bayerischer Hof – nơi tổ chức MSC hằng năm. (Nguồn: EPA)

Có thể thấy, nội dung của MSC 2017 có nhiều điểm khác biệt so với hội nghị năm 2016. MSC 2016 “nóng” chủ yếu bởi màn “khẩu chiến” giữa phương Tây và Nga, sau khi NATO quyết định tăng cường lực lượng tại Đông Âu. Tình hình căng thẳng đến nỗi tại diễn đàn, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo hai bên đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới vì “đường lối chính trị của NATO đối với Nga vẫn là thù địch”.

Năm nay, sau hàng loạt sự kiện bất ngờ trên thế giới, đặc biệt là khi tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, MSC tỏ ra tập trung hơn vào việc gắn kết phương Tây nhằm đối phó với các thách thức an ninh toàn cầu. Vì vậy, tại hội nghị, dư luận đặc biệt quan tâm đến cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence - được xem như “sứ giả” của ông Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Tương lai an ninh phương Tây

Giáo sư James Bindenagel (Đại học Bonn, Đức) nhận định cuộc gặp Pence - Merkel rất được chờ đợi bởi hai nước lâu nay vẫn được xem là những quốc gia trụ cột của phương Tây, nhất là trong bối cảnh phương Tây đang đứng trước những thách thức an ninh to lớn như cuộc khủng hoảng dân chủ tự do, mối đe dọa từ các nhóm thánh chiến, cũng như căng thẳng trong quan hệ với Nga… Thậm chí, MSC mới đây đã công bố báo cáo dài 90 trang có tựa đề khá bi quan “Hậu sự thật, hậu phương Tây, hậu trật tự?”, trong đó cảnh báo về nguy cơ sụp đổ của trật tự thế giới hiện tại.

Về phần mình, Chủ tịch MSC Ischinger cũng cho rằng: “Chúng ta phải đối mặt với môi trường an ninh quốc tế mong manh nhất kể từ thời Chiến tranh Thế giới thứ Hai”. Ông Ischinger nhấn mạnh sự ổn định của phương Tây “ngày càng bị đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài”, và đó là lý do để các bên phải “tìm ra cách thức bảo vệ và củng cố các giá trị căn bản của phương Tây”.

Bên cạnh những nguy cơ từ bên ngoài, những nhân tố “bên trong” như lời Chủ tịch MSC có lẽ nhắm đến Mỹ - siêu cường đang có nhiều thay đổi trong chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Trump. Việc vị tỷ phú 70 tuổi bất ngờ đắc cử Tổng thống khiến các đồng minh của Washington hết sức lo lắng. Với chủ trương “đặt nước Mỹ lên trên hết”, ông Trump cho rằng ngay cả các nước đồng minh cũng có thể lợi dụng Mỹ. Ông từng tuyên bố Mỹ “có những đồng minh tuyệt vời và chúng ta sẽ đối xử tốt với họ, nhưng chúng ta cũng cần được đối xử lại một cách công bằng”.

Tân Tổng thống Mỹ cũng thường xuyên chỉ trích EU, thậm chí kêu gọi các nước nên theo bước Anh rời khỏi liên minh. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngày 6/2, Chủ tịch Hạ viện Anh John Berkow nói rằng ông Trump không được hoan nghênh tại cơ quan này. Mới đây, tạp chí Der Spiegel (Đức) cũng đã kêu gọi chống lại vị Tổng thống “nguy hiểm”.

Dù vậy, như nhận định của The Guardian, Tổng thống Trump đang dần điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường hợp tác hơn. Nhà Trắng cho biết ông Trump đã điện đàm với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, bày tỏ ủng hộ đối với liên minh quân sự này. Bên cạnh đó, sự có mặt của “Phó tướng” Mike Pence tại MSC 2017 cũng là một nỗ lực hòa giải với châu Âu của chính quyền Trump. Vì vậy, hội nghị tại Munich được kỳ vọng sẽ phát đi những tín hiệu tích cực từ cả hai bờ Đại Tây Dương sau những căng thẳng gần đây.

ky vong o munich Bộ trưởng Quốc phòng tham dự Hội nghị An ninh quốc tế Moscow

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng hội nghị lần này đề cập đến những chủ đề rất thiết thực liên quan đến những vấn ...

ky vong o munich Mỹ - Nhật - Hàn đối thoại bên lề Hội nghị An ninh Hạt nhân

Cuộc đối thoại diễn ra ngày 31/3 (giờ Mỹ), bên lề Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 4 được tổ chức ...

ky vong o munich Những "mối lo" của Hội nghị An ninh Hạt nhân

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ tư bắt đầu diễn ra từ ngày 31/3 tại Washington với sự chủ trì của ...

Quang Chinh

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động