TIN LIÊN QUAN | |
WHO: Dịch tả tiếp tục lây lan nhanh tại Yemen | |
Phiến quân Houthi phóng tên lửa vào thủ đô của Saudi Arabia |
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông O'Brien nhấn mạnh, bây giờ là thời điểm cần chấm dứt "tình trạng khẩn cấp về lương thực tồi tệ nhất thế giới" ở Yemen và đưa quốc gia Trung Đông này trở lại "con đường của sự sống".
Quan chức Liên hợp quốc này khẳng định: "Ngay lúc này, cuộc khủng hoảng đang hiện hữu chứ không phải chưa đến và người dân Yemen đang phải gánh chịu. Người dân Yemen đang chịu cảnh đói khổ, bệnh tật và chết chóc, như những gì thế giới đang chứng kiến".
Điều trị cho các bệnh nhân nhiễm tả tại một bệnh viện ở Sanaa - thành phố lớn nhất Yemen. (Nguồn: EPA) |
Theo ông O'Brien, cuộc khủng ở Yemen đang diễn biến xấu đi và có thể rơi vào trạng thái sụp đổ toàn diện về kinh tế, xã hội và thể chế.
Các ý kiến đánh giá của ông O'Brien đã phản ánh sự thất vọng trước nỗ lực không thành của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong việc gây áp lực yêu cầu các bên đối địch ở Yemen chấm dứt bạo lực và tham gia các cuộc đàm phán quan trọng để chấm dứt chiến tranh kéo dài hơn 2 năm qua ở nước này.
Kể từ khi liên quân Ả rập do Saudi Arabia đứng đầu tiến hành chiến dịch quân sự chống lại phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn hồi tháng 3/2015, hơn 8.000 người Yemen đã thiệt mạng.
Chiến tranh và xung đột đã khiến 17 triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng, trong đó gần 7 triệu người đang cận kề với nạn đói.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, từ cuối tháng 4/2017 tới nay, dịch tả bùng phát đã cướp đi sinh mạng của khoảng 500 người, với hơn 55.200 ca mắc tả được ghi nhận, trong đó trẻ em chiếm 1/3. Liên hợp quốc cho rằng khoảng 150.000 ca nhiễm mới sẽ xuất hiện ở Yemen trong 6 tháng tới.
Ông O'Brien cho biết thêm, sau khi chính phủ được quốc tế công nhận của Yemen chuyển Ngân hàng Trung ương từ thủ đô Sanaa tới thành phố Aden, hơn một triệu viên chức ở nước này đã không nhận được tiền lương hàng tháng, đẩy gia đình của họ vào cảnh khó khăn.
Ông O'Brien đã lên tiếng chỉ trích liên quân do Saudi Arabia đứng đầu, cho rằng việc liên quân đe dọa tấn công nhằm vào cảng Hodeida, cảng nhập khẩu chủ chốt hiện do lực lượng Houthi kiểm soát, đã làm đình trệ hoạt động của tàu thuyền. Do phải trả các khoản phí ngày càng tăng, các công ty vận tải biển lớn hiện chỉ muốn tránh các cảng trên Biển Đỏ, và điều này gây khó khăn cho người dân Yemen trong việc tiếp cận lương thực và nhiên liệu.
Trong một diễn biến liên quan, báo cáo trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cùng ngày, Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Yemen, ông Ismail Ould Cheikh Ahmed cho biết ông vẫn chưa đạt được tiến bộ nào trong nỗ lực đưa các bên đối địch tại Yemen trở lại bàn đàm phán cũng như thúc đẩy một thỏa thuận cho phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu tới cảng Hodaida.
Tuần trước, 22 tổ chức cứu trợ nhân đạo và nhân quyền quốc tế cũng như Yemen, trong đó có quỹ Bảo vệ Trẻ em, Oxfam và Ủy ban Cứu trợ Quốc tế đã đưa ra cảnh báo về tình hình ngày càng xấu đi ở Yemen, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhanh chóng hành động để chấm dứt chiến tranh cũng như cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen được coi là tồi tệ nhất thế giới.
Lời giải cho bài toán khó Yemen Tính đến tháng 3/2017, cuộc chiến ở Yemen bước sang năm thứ ba. Một bên chiến tuyến là liên minh quân sự do Saudi Arabia ... |
LHQ: Hơn 1.500 trẻ em thiệt mạng trong cuộc chiến tại Yemen Theo các báo cáo của Liên hợp quốc, cuộc chiến tại Yemen đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 trẻ em, kể từ khi ... |
Yemen: Tấn công căn cứ quân sự, ít nhất 30 người thiệt mạng Các nguồn tin quân sự và y tế cho biết, ít nhất 30 binh sĩ thuộc lực lượng chính phủ Yemen đã thiệt mạng và ... |