TRUNG ĐÔNG:

Loay hoay với 20 câu hỏi về 'Thỏa thuận thế kỷ' của ông Donald Trump 

TGVN. Thỏa thuận thế kỷ mà Mỹ hứa sẽ công bố về Trung Đông hiện như trò "đuổi hình bắt chữ", Tiến sĩ James J. Zogby, Chủ tịch Viện Mỹ Arab có phân tích trên báo Kuwait Times. TG&VN giới thiệu bạn đọc tham khảo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
loay hoay voi 20 cau hoi ve thoa thuan the ky cua ong donald trump Thủ tướng Palestine: Không có lý do gì để ủng hộ "Thỏa thuận thế kỷ" của Mỹ
loay hoay voi 20 cau hoi ve thoa thuan the ky cua ong donald trump Cơ hội nào cho "Thỏa thuận Thế kỷ" của Tổng thống Trump?
loay hoay voi 20 cau hoi ve thoa thuan the ky cua ong donald trump
Loay hoay với 20 câu hỏi về 'Thỏa thuận thế kỷ' của ông Donald Trump. (Nguồn: Press TV)

“Tiến trình” thì có, “hòa bình” thì chưa

Henry Kissinger đã mô tả cách tiếp cận của mình khi dẫn dắt các cuộc đàm phán Arab - Israel trong "tiến trình hòa bình" Trung Đông là: tạo ảo tưởng ra vẻ như có động lực trong khi không có động lực. Mục tiêu ở đây không phải là để có kết quả mà là để giữ các bên tiếp tục tiến trình đàm phán.

Theo cách thức này, các thế hệ ngoại giao Mỹ kế tiếp đã “dẫn dắt” một tiến trình hòa bình chỉ cốt để có một tiến trình hòa bình chứ không phải là để thiết lập một nền hòa bình chính nghĩa và lâu dài. Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã thấy điều mà những người Palestine mô tả là “toàn là tiến trình nhưng không có hòa bình”. Giờ đây, chính quyền Tổng thống Trump dường như đã nâng tầm cách tiếp cận này thêm một mức.

Thay vì lãng phí thời gian để cố tạo ra viễn tưởng về các cuộc đàm phán giữa một chính phủ Israel cố chấp về ý thức hệ và một chính quyền Palestine suy yếu và tê liệt, nhóm cố vấn của ông Trump đã cam kết tự mình thực hiện công việc nói trên bằng cách đưa ra “thỏa thuận thế kỷ”.

Gần hai năm qua, chúng ta đã và đang chờ đợi việc hé lộ một “thỏa thuận” như vậy và định kỳ lại được thông báo rằng thỏa thuận sẽ được công bố “chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng”. Như tôi thấy thì nhóm Kushner, Greenblatt, Friedman có thể đã tìm thấy cách thức để tạo ra phép phản chứng đối với cách làm của Kissinger bằng cách tạo ra ảo tưởng về một thỏa thuận để bù cho việc không có thỏa thuận.

Trong hai năm qua, để khiến mọi người ngày càng hồi hộp chờ đợi xem thỏa thuận này gồm những gì, đã có nhiều lần rò rỉ thông tin từ các nguồn “chính thức” (từ cả phía các nước Arab, Israel và Mỹ). Lần lượt, các thông tin rò rỉ này này đã bị nhóm cố vấn của Tổng thống Trump rụt rè bác bỏ với lưu ý rằng thỏa thuận vẫn trong quá trình hình thành và sẽ chỉ được công bố khi đã hoàn tất và vào thời điểm phù hợp.

Vì hầu hết các thông tin rò rỉ đều đưa ra các đề xuất hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với người Palestine, nên nhóm cố vấn của Tổng thống Trump một mặt đã bác bỏ thông tin, kèm theo cảnh báo rằng người Palestine không nên bác bỏ “thỏa thuận” khi chưa thấy thảo thuận đó - đồng thời hứa hẹn rằng thỏa thuận đó sẽ bảo gồm những đề xuất giúp cải thiện cuộc sống của họ. Những lưu ý thận trọng này thường xuất hiện dưới dạng các dòng Tweet của Jason Greenblatt, người dường như thường “chơi khăm” các nhà lãnh đạo Palestine và thậm chí cả những người điều hành cấp thấp với những lời khuyên và/hoặc lời quở trách khiếm nhã.

Chờ đợi bằng ... niềm tin

loay hoay voi 20 cau hoi ve thoa thuan the ky cua ong donald trump Khi hòa bình trở nên quá xa xỉ ở Gaza

Thiếu vắng thiện chí của các bên liên quan cùng sự vào cuộc của cộng đồng quốc tế, thỏa thuận ngừng bắn mong manh ngày ...

Như vậy, vô số những câu hỏi được đặt ra về nội dung của thỏa thuận thế kỷ. Trò chơi đoán mò tự nó đã trở thành một chuyên ngành kiểu gần giống như chuyên ngành thần học thời trung cổ tìm hiểu về bản chất của thần thánh. Các bài báo được viết các cuộc tranh luận được tổ chức và các cuộc chiến trên Twitter bùng nổ. Trong mỗi trường hợp, chính quyền Tổng thống Trump đều phủ nhận những phán đoán và đập lại những ai phỏng đoán, giống như hệ thống nhà thờ thời trung cổ đã làm, với lời răn dạy rằng chúng ta cần yên lặng và có niềm tin, vì điều bí ẩn sẽ được tiết lộ vào thời điểm thích hợp.

Tôi đã thấy kiểu “hãy có niềm tin” này không gì khác hơn chính là một kế hoạch câu giờ. Do đó, tôi buộc phải đặt câu hỏi: “Phải chăng không hề có cái gọi là thỏa thuận thế kỷ”? Liệu có phải toàn bộ câu chuyện này, như tôi đã giả định, chỉ đơn thuần là “tạo ra một ảo tưởng về một thỏa thuận hòa bình” để cho người Palestine im lặng; giữ yên thế giới Arab và còn lại chúng ta tiếp tục phỏng đoán?

Điều thúc đẩy sự hoài nghi của tôi dựa trên thực tế là, trong chính thời gian hai năm qua, trong khi “thỏa thuận” được cho là đang âm thầm thiết kế, thì chính quyền của Tổng thống Trump và chính phủ của Thủ tướng Netanyahu đã khá bận rộn thực hiện các bước đi để làm rõ ý định của họ đối với người Palestine. Tổng thống Trump tuyên bố đưa “Jerusalem khỏi bàn đàm phán”, công nhận đó là thủ đô của Israel.

Bên cạnh đó, bằng việc đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ và từ chối giúp đỡ các tổ chức của người Palestine ở Đông Jerusalem, Tổng thống Trump đã đặt cộng đồng người Palestine bị cầm giữ lâu nay hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Israel.

Tương tự như vậy, chính quyền Tổng thống Trump đã cố gắng loại vấn đề người tỵ nạn Palestine “khỏi bàn đàm phán” bằng cách đình chỉ tất cả viện trợ của UNWRA (Cơ quan Liên hợp quốc về Cứu trợ và Công tác đối với người tỵ nạn Palestine ở Cận Đông) và nói rõ rằng họ không coi con cháu của những người bị buộc phải lưu vong vào năm 1948 là người tị nạn.

Trò chơi đoán mò

Đồng thời, bằng sự im lặng của mình, chính quyền Tổng thống Trump đã chấp nhận các hành động đơn phương của Israel nhằm định đoạt trước tương lai của các vùng đất và quyền của người Palestine. Các khu định cư của Israel được mở rộng, các tiền đồn phi pháp được hợp pháp hóa, Israel phá hủy nhà ở của người Palestine, việc khai thác tài nguyên và đất đai của người Palestine gia tăng với tốc độ đáng báo động.

Hơn nữa, chính quyền Tổng thống Trump còn ngừng toàn bộ viện trợ cho người Palestine; chấp nhận “Luật Quốc gia Dân tộc Do thái” của Israel; không chỉ trích việc Israel từ chối hoàn trả các khoản thu thuế VAT của người Palestine; ủng hộ các bộ luật khác của Israel khiến chính quyền Palestine bị tê liệt; trong khi tiếp tục thúc đẩy sự chia rẽ giữa người Palestine ở Bờ Tây và dải Gaza; ra tay che chở Israel trước Tòa án Hình sự Quốc tế; nỗ lực nhằm hình sự hóa sự ủng hộ đối với phong trào BDS (Phong trào tẩy chay, loại bỏ và trừng phạt nhằm chấm dứt sự ủng hộ quốc tế đối với việc Israel đàn áp người Palestine và buộc Israel tuân thủ luật pháp quốc tế). Tất cả những điều này càng góp phần làm tăng sự bất lực của người Palestine và cảm giác không có gì phải sợ của Israel.

Với suy nghĩ đó, tôi đề nghị kết thúc trò chơi đoán mò này. Thậm chí ngay cả khi có một “thỏa thuận thế kỷ” (và tôi vẫn là một người theo thuyết bất khả tri về câu hỏi đó), chúng ta vẫn có thể chắc chắn rằng thỏa thuận đó sẽ không chấm dứt sự chiếm đóng của Israel đối với các vùng đất bị chiếm giữ trong Cuộc chiến năm 1967; không tạo chủ quyền thực sự của người Palestine và quyền kiểm soát đất đai và tài nguyên của họ; không tạo điều kiện cho người Palestine tự do và độc lập tiến hành giao thương với thế giới bên ngoài; không thể công nhận quyền của người tị nạn Palestine; hoặc sẽ không làm bất cứ điều gì để đặt các khu vực hiện được gọi là Đông Jerusalem dưới quyền kiểm soát của người Palestine.

Cuối cùng, việc “tỏ ý” rằng thỏa thuận này sẽ "ném" cho người Palestine một số tiền để “làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn” là một sự xúc phạm và vô nghĩa. Nhưng ngay cả điều đó tôi cũng không chắc là có thật.

Lời khuyên của tôi là chúng ta hãy ngừng chạy theo trò chơi đoán mò mà hãy cứ để đội ngũ của ông Trump tự chơi trò đuổi hình bắt chữ với nhau.

(Tiêu đề và phụ đề do tòa soạn đặt)

loay hoay voi 20 cau hoi ve thoa thuan the ky cua ong donald trump ​"Thỏa thuận thế kỷ" gây tranh cãi sẽ được Mỹ công bố sau bầu cử tại Israel

Ngày 14/2, phát biểu tại Hội nghị về Trung Đông tại Warsaw, Ba Lan, Cố vấn cấp cao Nhà Trắng, ông Jared Kushne cho biết Chính ...

loay hoay voi 20 cau hoi ve thoa thuan the ky cua ong donald trump Fatah: "Thỏa thuận thế kỷ" của Mỹ sẽ chôn vùi hy vọng thành lập nhà nước độc lập của Palestine

Ngày 13/2, một thành viên của Ủy ban Trung ương phong trào Fatah (Palestine), ông Azzam Ahmad cho rằng "Thỏa thuận thế kỷ" do Mỹ ...

loay hoay voi 20 cau hoi ve thoa thuan the ky cua ong donald trump ​Nga: “Thỏa thuận Thế kỷ” của Mỹ sẽ phá hủy tất cả thành tựu đã đạt được

Ngày 12/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng chỉ trích “Thỏa thuận Thế kỷ” của Mỹ về giải quyết cuộc xung đột Palestine - ...

QT (theo báo Kuwait Times – tin do ĐSQVN tại Kuwait cung cấp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động