Một ‘binh chủng’ đặc biệt ở Hội nghị Paris

TS. Ngô Vương Anh
Hoạt động báo chí và thông tin đối ngoại đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc trên mặt trận đấu tranh ngoại giao ở Paris. “Binh chủng” đặc biệt này đã đạt “thắng lợi kép” - khẳng định mạnh mẽ tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đồng thời mở rộng lực lượng ủng hộ Việt Nam độc lập, thống nhất và hòa bình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các phóng viên báo chí dự đưa tin Hội nghị Paris.
Các phóng viên báo chí dự đưa tin Hội nghị Paris.

Bối cảnh mới, nhiệm vụ mới

Qua hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quyết tâm chiến đấu của quân dân cả hai miền Nam - Bắc đã đánh bại từng bước leo thang “chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Từ cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã dự kiến tình hình và quyết định mở hướng tấn công trên mặt trận ngoại giao. Chủ trương “vừa đánh vừa đàm” đã mở ra cục diện mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mặt trận ngoại giao được xác định là “mũi tiến công thứ ba”, bên cạnh và phối hợp nhịp nhàng với các mũi tiến công quân sự và chính trị.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 đã gây ra cơn choáng váng cho nước Mỹ, làm đảo lộn chiến lược chiến tranh và kéo theo rất nhiều sự rối loạn trên các mặt đời sống chính trị - xã hội Mỹ. Các kênh truyền hình đã “đưa cuộc chiến Việt Nam đến tận giường ngủ các gia đình Mỹ” gây ra tâm lý bàng hoàng và kéo theo một cơn bão phản đối chiến tranh trong lòng nước Mỹ. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 đã bẻ gãy ý chí duy trì chiến tranh của giới lãnh đạo Mỹ. Trong cơn khủng hoảng về chiến lược chiến tranh, về chính sách cả đối ngoại và đối nội, ngày 31/03/1968, Tổng thống Mỹ Lindon. B. Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam từ phía Bắc vĩ tuyến 20. Mỹ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hội nghị Paris về Việt Nam được mở, bắt đầu từ ngày 13/05/1968 và kết thúc vào ngày 27/01/1973. Đây là cuộc đàm phán dài nhất, để chấm dứt một cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX với 202 phiên họp công khai, 24 đợt họp riêng, trải qua 4 năm 8 tháng 14 ngày. Đây là sự kiện quốc tế hàng đầu thu hút sự quan tâm của cả thế giới, là chủ đề chính của báo chí và dư luận các nước thời kỳ đó.

Tại cuộc đàm phán Paris, ngoại giao Việt Nam đã thực hiện sáng tạo sách lược “tuy hai mà một, tuy một mà hai” được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo trên trận tuyến mới. Phương châm này được đề ra từ Hội nghị ngoại giao lần thứ năm, ngày 16/03/1966. Người căn dặn: Bây giờ ngoại giao của ta vừa là một mà vừa là hai, vừa là hai mà lại vừa là một. Ta vừa có ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và vừa có ngoại giao của Mặt trận. Hai khối đó phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Có khi Mặt trận nói chứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói thì không hợp. Có khi cả hai đều nói. Phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, hai bên cùng bàn bạc với nhau. Chủ trương “vừa đánh vừa đàm” đã được thực hiện một cách sáng tạo, vừa kiên quyết vừa khôn khéo trong các phiên đàm phán công khai cũng như bí mật. Trong cuộc đấu tranh ngoại giao trường kỳ ở Paris, cả hai đoàn phía ta đã vận dụng sáng tạo sách lược “tuy hai mà một, tuy một mà hai”, giữ vững mục tiêu chung trong suốt tiến trình đàm phán cũng như các mục tiêu cụ thể, giành thắng lợi trên từng giai đoạn đàm phán.

Các hoạt động báo chí và tuyên truyền đối ngoại cũng bám sát nhịp nhàng và phục vụ chủ trương đó, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc đấu tranh ngoại giao tại Paris. Các cán bộ làm báo (chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) nhận nhiệm vụ mới trên mặt trận ngoại giao và đã hoàn thành xuất sắc. Paris được chọn là địa điểm đàm phán cũng là điều kiện thuận lợi cho cả hai phái đoàn đàm phán Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) và những người làm báo trong hai đoàn phía ta. Đây là tâm điểm của châu Âu, các diễn biến của cuộc đàm phán nhanh chóng lan tỏa đến dư luận, tác động mạnh, kịp thời đến đến xã hội Mỹ, phương Tây và thế giới. Từ Paris, chúng ta đã nêu cao tiếng nói chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đến với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, cùng với các hoạt động vận động quốc tế rộng rãi để nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới sát cánh ủng hộ Việt Nam, phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ, đấu tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Các phóng viên báo chí dự đưa tin Hội nghị Paris.
Các phóng viên báo chí dự đưa tin Hội nghị Paris.

Hỗ trợ “mũi tiến công thứ ba”

Công tác tuyên truyền đối ngoại gắn chặt với các hoạt động của cả hai đoàn ngoại giao của phía ta. Trên “mặt trận” báo chí, tuyên truyền tại Hội nghị, Bộ trưởng Xuân Thủy là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã đề nghị và tuyển chọn được một đội ngũ nhà báo giỏi ngoại ngữ, thành thạo nghiệp vụ, như Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Minh Vỹ, Hồng Hà, Hà Đăng, Nguyễn Hữu Chỉnh, Hoàng Phong, Lê Bình, Xuân Oanh và nhiều nhà báo tài năng khác bên cạnh phái đoàn đàm phán ngoại giao. Người phát ngôn chính của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (thường) là đồng chí Nguyễn Thành Lê, người có kinh nghiệm làm báo đối ngoại trong các đoàn đàm phán, đã từng tham gia Hội nghị Geneva về Việt Nam (năm 1954) và về Lào (năm 1961-1962). Đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau đó là đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có đồng chí Lý Văn Sáu là người phát ngôn chính và các đồng chí Dương Đình Thảo, Trần Hoài Nam, Đinh Bá Thi, Trần Văn Tư...

Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy thường chủ trì các cuộc họp báo lớn và thông báo báo chí vào thứ Năm hằng tuần sau phiên họp công khai tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Paris. Những câu trả lời của ông để lại ấn tượng khó quên bởi sự sắc sảo nhưng dễ hiểu, được thể hiện qua ngôn ngữ dí dỏm, thông minh. Với nụ cười luôn trên môi, thái độ lịch lãm nhưng rất thẳng thắn và cương quyết, ông đã đưa ra những câu trả lời thuyết phục mọi đối tượng trong giới báo chí.

Trong khi đó, Trưởng đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình lại làm người ta khâm phục vì trí tuệ sắc sảo, thái độ kiên quyết không khoan nhượng ẩn giấu dưới vẻ ngoài nữ tính duyên dáng đặc sắc Việt Nam. Giới báo chí quốc tế ở Paris thời đó đã “phong” bà là “Nữ hoàng Việt cộng”(!)

Trong những năm diễn ra Hội nghị Paris, báo chí cách mạng Việt Nam đã vạch trần tính phi nghĩa và tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, góp phần tạo làn sóng phản đối chiến tranh ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các bài báo từ Paris gửi về hàng ngày, hàng tuần, suốt nhiều năm, đưa tin về cuộc đấu trí tại Hội nghị Paris đã làm nổi bật sự kiên định về nguyên tắc, bằng lý lẽ đanh thép bẻ gãy các lập luận phi lý của đối phương. Đây là nguồn thông tin động viên quân dân cả hai miền, đẩy mạnh hơn cuộc chiến đấu, giành thêm nhiều thắng lợi.

Suốt gần năm năm, cuộc hội đàm về Việt Nam trở thành tâm điểm thời sự số một trên các báo ở Paris cũng như nhiều báo, nhiều hãng tin trên thế giới. Các phóng viên của hai đoàn phía ta tranh thủ lợi thế giữa trung tâm sự kiện, nhanh chóng khai thác thông tin để làm các loại tin phổ biến, tin tham khảo, hàng ngày gửi về Việt Nam và phục vụ công tác của đoàn đàm phán. Nhờ cách làm việc tích cực và chuyên nghiệp, các phóng viên Việt Nam đã tranh thủ được cảm tình của nhiều phóng viên quốc tế, tạo mối quan hệ gần gũi, tin cậy với những người bạn mới của Việt Nam.

Quang cảnh trước Trung tâm Hội nghị Quốc tế ngày ký Hiệp định Paris, ngày 27/01/1973.
Quang cảnh trước Trung tâm Hội nghị Quốc tế ngày ký Hiệp định Paris, ngày 27/01/1973.

Mở rộng vòng tay hữu nghị của bạn bè

Phối hợp chặt chẽ với cuộc đàm phán trên bàn Hội nghị, lực lượng tuyên truyền của hai đoàn Việt Nam đã có hàng trăm cuộc họp báo, hàng nghìn cuộc tiếp xúc báo chí và gặp gỡ đại diện các tổ chức quần chúng, nhân sĩ, trí thức, tích cực tuyên truyền, đấu tranh dư luận và ngoại giao nhân dân ngay bên ngoài Hội nghị Paris, trên nhiều vùng của nước Pháp và các nước Italy, Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan… Các nhà báo của Việt Nam đã tích cực giao lưu với các nhà báo quốc tế, thu thập thông tin, tìm hiểu tình hình dư luận, giới thiệu đường lối, chính sách, lập trường của Việt Nam. Hai đoàn Việt Nam còn chủ động tổ chức các cuộc hội họp, gặp gỡ với Việt kiều ở Pháp và nhiều nước, gây ảnh hưởng tốt trong dư luận và gia tăng thiện cảm với Việt Nam.

Cả hai đoàn của cách mạng Việt Nam tại Paris đều nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp. Bà con Việt kiều thuộc nhiều thế hệ và ngành nghề khác nhau cũng ủng hộ và tích cực phục vụ cuộc đấu tranh của hai đoàn Việt Nam. Các trí thức Việt kiều như Phạm Thị Thanh Vân, Huỳnh Hữu Nghiệp... còn tham gia phiên dịch giúp đoàn.

Các vị lãnh đạo của hai đoàn như Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, các Trưởng đoàn Xuân Thủy, Nguyễn Thị Bình và các thành viên đều tích cực làm công tác vận động dư luận. Các cán bộ trong cả hai đoàn đàm phán đến các địa phương ở Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi dự các cuộc mít tinh, biểu tình, diễu hành, hội thảo, hội nghị chống Mỹ xâm lược, đoàn kết với Việt Nam. Những hoạt động tuyên truyền và vận động dư luận đã góp phần đoàn kết các lực lượng tiến bộ nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, hình thành một “Mặt trận đoàn kết quốc tế”, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Phong trào nhân dân thế giới lên án cuộc chiến tranh của Mỹ, đòi lập lại hòa bình lên cao. Đây cũng là nguồn sức mạnh không kém phần quan trọng, góp sức cho thắng lợi của khát vọng hòa bình - thống nhất của nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Paris.

Trong những năm Hội nghị Paris bàn việc kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, súng vẫn nổ dữ dội trên chiến trường. Tại Paris, nhiều cuộc tranh luận gay gắt vẫn diễn ra xung quanh chiếc bàn tròn đường kính 8m phủ vải xanh tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Paris ở Kléber và trong những cuộc gặp bí mật. Trên mặt trận đấu tranh ngoại giao trường kỳ đó, báo chí và thông tin đối ngoại là một “binh chủng” đặc biệt góp sức hiệu quả cho đến thắng lợi cuối cùng, ngày 27/01/1973.


1. Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 15, tr. 63

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Có mặt tại Paris với tư cách thành viên Đoàn Việt Nam DCCH từ những ngày đầu phái đoàn đặt chân lên đất Pháp cho ...

Gặp gỡ hữu nghị những nhân chứng lịch sử nhân 50 năm ngày ký Hiệp định Paris

Gặp gỡ hữu nghị những nhân chứng lịch sử nhân 50 năm ngày ký Hiệp định Paris

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức "Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 ...

Hội nghị Paris: Một đấu bốn và ‘bốn trong một'

Hội nghị Paris: Một đấu bốn và ‘bốn trong một'

Tại Hội nghị Paris, Bộ trưởng Xuân Thủy không chỉ lần lượt đấu với 4 Trưởng đoàn của Mỹ mà còn phải thực hiện đồng ...

Báo Thế giới & Việt Nam ra mắt ấn phẩm đặc biệt - Đặc san ‘50 năm Hiệp định Paris: Những bài học quý giá’

Báo Thế giới & Việt Nam ra mắt ấn phẩm đặc biệt - Đặc san ‘50 năm Hiệp định Paris: Những bài học quý giá’

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973-27/1/2023), sáng 16/1, Báo Thế giới và Việt Nam, Bộ Ngoại giao ra mắt ...

Hội nghị và Hiệp định Paris qua những con số

Hội nghị và Hiệp định Paris qua những con số

Hội nghị Paris gồm 2 giai đoạn, kéo dài tổng cộng 4 năm, 8 tháng, 14 ngày.

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đỉnh Fansipan băng giá phủ trắng

Đỉnh Fansipan băng giá phủ trắng

Do ảnh hưởng của không khí lạnh với nền nhiệt xuống dưới 0 độ C, từ 5h30 sáng 5/1, trên đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, Lào Cai, xuất hiện ...
2.025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng-Chào Năm mới tại hồ Tây

2.025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng-Chào Năm mới tại hồ Tây

Trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng-Chào Năm mới 2025 sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone kết hợp với âm nhạc.
Mỹ Tâm hào hứng và không nhận cát-xê trong show của Phan Mạnh Quỳnh

Mỹ Tâm hào hứng và không nhận cát-xê trong show của Phan Mạnh Quỳnh

Ca sĩ Mỹ Tâm, Bùi Công Nam là 2 gương mặt khách mời trong Concert Chuyến tàu: Mùa đông của ca, nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh diễn ra tối 4/1.
Tổng thống Ukraine thông báo 'tổn thất nặng nề' của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Tổng thống Ukraine thông báo 'tổn thất nặng nề' của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Tổng thống Zelensky cho biết lực lượng Nga và Triều Tiên đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh ở khu vực phía Nam nước Nga.
Giá cà phê hôm nay 5/1/2025: Giá cà phê 'lao dốc' mạnh ngày cuối tuần, hàng vụ mới tiếp tục ra thị trường, giá tuần tới sẽ giảm?

Giá cà phê hôm nay 5/1/2025: Giá cà phê 'lao dốc' mạnh ngày cuối tuần, hàng vụ mới tiếp tục ra thị trường, giá tuần tới sẽ giảm?

Giá cà phê hôm nay 5/1/2025: Giá cà phê 'lao dốc' mạnh ngày cuối tuần, hàng vụ mới tiếp tục ra thị trường, giá tuần tới sẽ giảm?
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 6/1. Lịch âm 6/1/2025? Âm lịch hôm nay 6/1. Lịch vạn niên 6/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát động.
Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi được tin một vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố New Orleans...
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dussey sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7-10/1.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình đến Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại Havana tổ chức Lễ bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN ở Cuba (ACHC) cho Đại sứ Campuchia.
Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Năm 2024, Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao đã để lại nhiều dấu ấn trong triển khai các chương trình, hoạt động.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động