1. New Hansa (tạm dịch là Nhóm HANSA mới) Gồm Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển. Vào thế kỷ 13, một liên minh các thành phố bắc Âu với tên gọi Liên đoàn Hanseatic được thành lập. Liên minh này được nhà sử học Fernand Braudel gọi là “nền văn minh kiến tạo qua giao thương”. Những nước này có hệ thống phúc lợi xã hội ưu việt và hầu hết đều là nền kinh tế thị trường.
2. The Border Areas (Nhóm liên biên giới) Gồm Bỉ, Czech, Estonia, Hungary, Iceland, Ireland, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Rumania, Slavakia và Anh. Hầu hết các nước này có đặc điểm văn hóa pha tạp và dễ biến đổi. Trong tương lai, các quốc gia này có xu hướng đấu tranh để thoát khỏi ảnh hưởng của của sự cạnh tranh trong khu vực.
3. Olive Republics (Nhóm Cộng hòa Ô liu) Gồm Bulgaria, Croatia, Hy Lạp, Italy, Kosovo, Macedonia, Montenegro, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha. Bắt nguồn từ văn minh Hy Lạp và La mã cổ đại, vùng đất của cây ô liu và rượu vang này tụt lại khá xa so với các nước khu vực Nordic (bắc Âu) trong nhiều lĩnh vực. Hầu hết các nước này có nợ công rất cao và tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất.
4. City-States (Nhóm Thành Phố - Quốc gia). Gồm London, Paris, Singapore và Tel Aviv. London, là một trung tâm tài chính và truyền thông của thế giới và là một thành phố cổ điển của một nước thuộc hạng hai. Paris chiếm gần 25% GDP của Pháp và là nơi tập trung trụ sở của nhiều tập đoàn toàn cầu. Singapore là một hình mẫu phát triển của châu Á. Tel Aviv, là một thành phố thế tục và đang bung ra trong phát triển kinh tế. GDP của riêng Tel Aviv chiếm trên 50 % cả nước.
5. North American Alliance (Đồng minh Bắc Mỹ). Gồm Canada và Mỹ. Hai nước này có nhiều điểm chung trên khía cạnh kinh tế và văn hóa. Khu vực này có nhiều mối liên hệ khó có thể chia cắt.
6. Liberalistas (Nhóm Tự do). Gồm Chile, Colombia, Costa Rica, Mexico và Peru. Các quốc gia này phát triển theo hướng dân chủ và tư bản. Tuy có tỷ lệ cao về đói nghèo nhưng họ đang nỗ lực để có tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, trong tương lai, các nước này có chắc chắn đi theo mô hình kinh tế nhà nước định hướng hoặc theo đuổi chủ nghĩa tự do hóa kinh tế là điều chưa thể đoán trước.
7. Bolivarian Republics (Nhóm Cộng hòa Bolivar) Gồm Argentina, Bolivia, Cuba, Ecuador, Nicaragua, Venezuala. Các nước này có xu hướng phát triển riêng và chống lại các giá trị phương Tây. Tuy mức sống thấp, nhưng với tiềm năng dầu lửa, các nước này sẽ có vai trò nhất định trong tương lai.
8. Stand– Alones (Nhóm biệt lập) Gồm Brazil, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thụy Sỹ. Brazil đang trở thành cường quốc hạng hai trong khi Pháp sẽ mất dần vị thế nước lớn bởi sự lớn mạnh của nhóm Cộng hòa Ô liu và nhóm Hansa. Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh nhưng hiện có hàng trăm triệu người sống ở mức nghèo. Nhật Bản vẫn là nền kinh tế hàng đầu của thế giới với tiềm lực tài chính và đội ngũ kỹ sư giỏi giang. Đến năm 2050, số người trên 60 tuổi ở Nhật sẽ lên đến 35 % và thế mạnh công nghệ cao sẽ bị Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Mỹ tiếp cận hoặc vượt qua. Hàn Quốc đã thực sự trở thành một cường quốc về công nghệ. Thụy Sỹ được nối với thế giới bên ngoài không phải bằng biên giới trên bộ mà bằng các chuyến bay và mạng internet.
9. Russian Empire (Đế chế Nga mới). Gồm Amernia, Belarus, Moldova, Liên bang Nga và Ukraine. Nga là nước giàu tài nguyên bậc nhất thế giới, có nền khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự rất phát triển. Nga đang gia tăng ảnh hưởng của mình tới Ukraine, Georgia và khu vực trung tâm châu Á. Đế chế Nga mới phát triển dựa trên mối quan hệ mật thiết với người slavơ – chiếm 4/5 trong số 140 triệu người Nga.
10. The Wild East (Phương Đông hoang dã) Lấy tên theo một bộ phim sản xuất năm 1993 ở Kazakhstan, khu vực này gồm Afghnistan, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan và Tajikistan. Khu vực này của thế giới đang là nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Mỹ.
11. Iranistan (Khối Iran). Gồm Bahrain, Dải Gaza, Iran, Iraq, Lebanon và Syria. Iran đang trở thành một cường quốc ở khu vực. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lớn hơn của nước này trong khối đang bị mai một.
12. Greater Arabia (Khối Đại Ả Rập). Gồm Ai Cập, Jordan, Kuwait, Palestine, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Yemen. Dầu mỏ đóng vai trò quan trọng trong chính trị và tài chính ở khu vực này. Tuy nhiên, trong khi Abu Dhabi có thu nhập bình quân đầu người khoảng 40.000 đô la Mỹ thì của Yemen chỉ bằng 5%. Các yếu tố tôn giáo và sắc tộc kết dính các nước khu vực này với nhau nhưng lại là trở ngại với thế giới bên ngoài.
13. New Ottomans (Đế chế Ottoman mới). Gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Turmenistan, Uzbekistan. Thổ Nhĩ Kỳ đang trở lại với các giá trị truyền thống, ít hướng về châu Âu hơn và tăng cường nhìn về phương Đông.
14. South African Empire (Nam Phi lớn) Gồm Botswana, Lesotho, Mambia, Nam Phi, Swaliland và Zimbabwe. Nam Phi hiện là nền kinh tế lớn nhất khu vực. Thu nhập bình quân đầu người của Nam Phi vào khoảng 10.000 đô la Mỹ, là mức thu nhập lý tưởng của châu Phi.
15. Sub Saharan Africa (Khu vực châu Phi hạ Sahara). Gồm Angola, Cameroon, Cộng hòa Trung phi, Congo-Kinshasa, Ethiopia, Ghana, Kenya, Liberia, Malawi, Mali, Mozambique, Nigeria, Senegal, Sierra Leon, Sudan, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia. Các nước này hầu hết là thuộc địa của Anh và Pháp trước đây. Cộng đồng dân cư được phân chia theo Hồi giáo, Thiên chúa giáo, và ngôn ngữ Anh, Pháp. Khu vực này rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có tỷ lệ đói nghèo khá cao của thế giới và thiếu sự gắn kết về văn hóa.
16. Maghrebian Belt (Vành đai Bắc Phi). Gồm Algeria, Libya, Mauritania, Morocco, Tunisia. Các nước này tuy đang có những bước phát triển nhưng chưa thực rõ nét và vẫn là các nước đói nghèo. Các nước có ảnh hưởng tương đối với khu vực là Lybia và Tunisia.
17. Middle Kingdom (Trung Hoa) Gồm Trung Quốc và các đặc khu của họ. Trung Quốc đã nổi lên như một siêu cường toàn cầu. Ý thức “đại Hán” là một đặc điểm thuận lợi với tỷ lệ người Hán chiếm trên 90% dân số. Tuy nhiên, nước này cũng đang phải đối mặt với những thách thức như khoảng cách giàu nghèo gia tăng, môi trường thiên nhiên suy thoái và dân số đang già đi.
18. The Rubber Belt (Vành đai cao su) Gồm Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippine, Thái Lan, Việt Nam. Các nước này tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, sự đa dạng về văn hóa và chính trị cũng là một trở ngại cho sự hợp tác trong các nước này. Hiện các nước này đang theo đuổi công nghiệp hóa và đa dạng hóa nền kinh tế và sẽ là khu vực có tăng trưởng kinh tế cao của thế giới.
19. Lucky Countries (Các nước may mắn) Gồm Australia, New Zealand. Các nước này có thu nhập bình quân đầu người tương đương với khu vực Bắc Mỹ mặc dù sự đa dạng hóa kinh tế thấp hơn. Sự di dân và đặc điểm văn hóa Anglo-Saxon là chất kết dính các nước này với văn hóa Bắc Mỹ và Anh. Nhưng trong tương lai, về mặt kinh tế, các nước này có xu hướng gắn kết hơn với thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.
Đức Trí (Theo News Week)