Mubarak là ai?

Ngày lên nắm quyền năm 1981, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak hùng hồn hứa hẹn “một xã hội công bằng”. Nhưng ngày ông bị buộc phải từ chức sau gần 30 năm cầm quyền, xã hội lại đầy rẫy bất công. Vậy mà ông vẫn sốc vì luôn ảo tưởng mình là người không thể thay thế ở Ai Cập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hosni Mubarak - lúc “đầy” quyền lực

Nếu không bị buộc phải từ chức ngày 11/2 vừa qua, thì ngày 14/10 năm nay, ông Hosni Mubarak sẽ tự hào kỷ kiệm tròn 30 năm làm Tổng thống Ai Cập. Trớ trêu thay, ông được đẩy lên vị trí lãnh đạo quốc gia đông dân nhất trong thế giới Ảrập bằng bạo lực, thì giờ Hosni Mubarak lại buộc phải từ chức bằng một làn sóng biểu tình rộng khắp.

Từ người hùng…

Ở một đất nước mà quân đội nắm quyền, ông Mubarak có ưu điểm là biết chọn binh nghiệp để gây dựng tương lai. Sinh năm 1928 tại ngôi làng nhỏ Kafr el-Meselha ở vùng đồng bằng sông Nile, ông Mubarak là con của một viên thanh tra Bộ Tư pháp. Nhờ chăm chỉ học hành, ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Ai Cập năm 1949 trước khi gia nhập không quân năm 1950. Sau đó, ông được cử đi học lái máy bay ném bom và khóa sĩ quan tham mưu trưởng tại Học viện Frunze danh giá của Liên Xô.

Mubarak trở thành người hùng năm 1973 khi Tổng thống Sadat phát động cuộc chiến “6 tháng 10” chống Israel. Là Tư lệnh Không quân và Thứ trưởng Quốc phòng, ông Mubarak đã hoạch định cuộc tấn công bất ngờ bằng không quân vào các vị trí quân Israel chiếm đóng ở bán đảo Sinai từ năm 1967. Trong hồi ký của mình, Tổng thống Sadat đã mô tả: “Mubarak đã có một hành động đáng ghi nhớ, anh hùng và vẻ vang”. Và hai năm sau, Tổng thống Sadat chính thức bổ nhiệm Mubarak làm Phó Tổng thống.

Nhưng cuộc đời ông Mubarak chỉ thực sự sang trang sau sự kiện Tổng thống Sadat bị ám sát trong lễ duyệt binh ngày 6/10/1981. Khi ông Sadat bị 4 tay súng Hồi giáo cực đoan xông lên lễ đài bắn chết, ông Mubarak đang ngồi bên cạnh. Ông chỉ bị thương nhẹ, nhưng sau sự kiện này, Mubarak trở thành Tổng thống thứ tư của Ai Cập.

… thành “tội đồ”

Ít người đoán được rằng vị Phó Tổng thống chưa mấy tiếng tăm lên làm Tổng thống lại giữ vị trí lãnh đạo tối cao lâu như vậy.

Tuy nhiên, cũng vì để củng cố địa vị, ông Mubarak dần trở thành “người có tội” với nhân dân. Trong suốt gần 30 năm điều hành đất nước, ông Mubarak luôn duy trì Luật Tình trạng khẩn cấp đã có từ năm 1958. Theo luật này, chính quyền có quyền bỏ tù bất cứ ai mà không cần xét xử. Tù nhân chính trị có lúc ước tính lên đến 30.000 người…

Với lý do ngăn chặn Hồi giáo chiếm chính quyền, ông Mubarak đã làm mọi cách để các đảng đối lập không có đất hoạt động. Thực tế, đảng Dân chủ Quốc gia (PND) do ông lãnh đạo chiếm tới 494/508 ghế, nên mọi quyền lực đều tập trung vào ông. Vì vậy mà ông mới có biệt danh “Pharaoh” (vua Ai Cập thời cổ đại). Còn với bên ngoài, ông Mubarak cũng mượn chiêu bài Hồi giáo để dọa phương Tây. Ông từng nói: “Chúng tôi hoặc là Hồi giáo”. Vì thế, từ năm 1979, Ai Cập được Mỹ viện trợ 2,2 tỉ USD/năm.

Mặc dù độc tài, song nguyên nhân chính làm chính quyền của ông Mubarak sụp đổ lại không phải là chính trị. Thực tế cho thấy Ai Cập là nước xuất khẩu dầu thứ 6 thế giới, cộng thêm 2,2 tỷ USD mỗi năm do Mỹ viện trợ, nên bình quân GDP trên đầu người tại Ai Cập có lúc đạt hơn 2.000 USD. Vấn đề là không phải người Ai Cập nào cũng may mắn có được 2.000 USD lợi tức. Tầng lớp giàu càng giàu, trong khi 20% dân chúng đang sống dưới mức nghèo đói. Ngành y tế và giáo dục xuống cấp. Và khi phần lớn sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm, chính phủ không thể kiềm chế được giá cả lương thực và nhu yếu phẩm, thì người dân không còn cam chịu.

Không giống ai

Theo The Times, cho tới phút cuối cùng tại vị, ông Mubarak vẫn ảo tưởng “không ai có thể thay thế mình”, kể cả con trai, mặc dù ở thế giới Ảrập, chuyển giao quyền lực kiểu “cha truyền con nối” là bình thường. Ông cũng từng hé lộ có lúc do tuổi cao và sức ép của vợ, ông đã tính truyền ngôi cho con trai út Gamal vì cậu cả Alla theo nghiệp kinh doanh, không màng chính trị.

Vợ chồng Mubarak kết hôn năm 1959 và sinh hai con trai. Theo The Times, đệ nhất phu nhân Suzanne Mubarak từng gây sức ép để thuyết phục chồng rút lui mở đường cho đảng NPD tiến cử Gamal cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 9/2005. Trước đó, theo tạp chí Trung Đông, Gamal đã được trang bị một lý lịch hoàn hảo. Tốt nghiệp trường đại học Mỹ ở Cairo với bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, Gamal nhanh chóng trở thành một thủ lĩnh trong giới doanh nhân sau khi làm lãnh đạo tại các chi nhánh ngân hàng Bank of American ở Cairo và London chuyên về đầu tư tài chính. Tuy không chính thức, Gamal từng làm cố vấn kinh tế của Tổng thống, người phát ngôn của cơ quan tư vấn kinh doanh Mỹ-Ai Cập và quan trọng hơn, ngày 17/9/2002, Gamal được giao nhiệm vụ “phụ trách định hướng chính trị nội bộ đảng” và trở thành nhân vật thứ ba của NPD.

Thậm chí đến tháng 2/2005, khi ông Mubarak ra lệnh sửa đổi điều khoản 76 Hiến pháp Ai Cập, cho phép nhiều ứng viên tranh cử tổng thống, ai cũng nghĩ đây là nước cờ nhằm hợp thức hóa Gamal mà thôi. Nhưng không, viện lý do hết sức hợp lý: “Ai Cập là một nước cộng hòa, không có chuyện cha truyền con nối”, năm đó ông Mubarak tiếp tục tái đắc cử trong một cuộc bầu cử bị phe đối lập tố giác là gian lận và tại vị đến đầu năm nay.

Khi hàng triệu người xuống đường biểu tình yêu cầu ông từ chức, ông vẫn tuyên bố: “Tôi đã phụng sự đất nước hết mình”.

Bi kịch cuối đời

Cầm quyền suốt 30 năm, sau khi bị buộc từ chức, chủ đề nóng bỏng nhất lại là tài sản của gia đình ông. Chẳng hạn, nhìn bề ngoài, gia đình Mubarak không có dấu hiệu nào cho thấy của cải tràn ngập, thậm chí có phần thua kém nếu so với mức sống vương giả, xa hoa của các nhà lãnh đạo Trung Đông khác, song có trang blog Ai Cập đưa ra con số… 620 tỷ USD. Tin đồn phổ biến nhất đều cho rằng tài sản nhà Mubarak lên tới 70 tỷ USD. Chính quyền Thụy Sĩ cũng ngay lập tức ra lệnh các ngân hàng ở nước này phải “tìm kiếm và nếu có” thì phong toả bất kỳ tài sản nào của gia đình Mubarak cùng những người thân tín. Tuy nhiên, theo các nguồn tin Chính phủ Mỹ, 70 tỷ USD cũng là thổi phồng quá mức và các nguồn này cho rằng tài sản của gia đình Mubarak chỉ nằm trong khoảng 2-3 tỷ USD.

Không chỉ tài sản, còn vô số đồn đại về sức khỏe, nơi ở cũng như tương lai của gia đình Mubarak, song không có thông tin nào được xác thực. Ví dụ như, theo nhật báo Ai Cập Al-Masry-al-Youm, sức khỏe ông Mubarak đang nguy kịch, bị hôn mê vì bệnh ung thư và hiện được chăm sóc tại tư dinh ở Sharm el-Sheikh, khu nghỉ dưỡng cao cấp của Ai Cập bên bờ Biển Đỏ, trong khi Reuters dẫn một nguồn tin thân cận gia đình ông Mubarak cho biết ông vẫn khỏe mạnh và chiều 15/2 còn nói chuyện điện thoại với ai đó. Rồi cũng có tin đồn vợ và con trai ông đã chạy sang London vì nước Anh là quê ngoại của Đệ nhất phu nhân Ai Cập…

Ở tuổi 82, bị cú sốc buộc phải từ chức, tài sản bí mật ở Thụy Sĩ có nguy cơ mất trắng, cộng thêm sức khỏe ông vốn đã suy yếu sau ca mổ cắt bỏ túi mật và polyp đại tràng ở Đức hồi năm ngoái, ông Mubarak đang rơi vào bi kịch cuối đời.

Hoàng Minh (tổng hợp)

Đọc thêm

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động