Nhỏ Bình thường Lớn

Mỹ - Ấn chưa thể là đồng minh!

Mối quan hệ gần gũi giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Narendra Modi vẫn chưa thể đưa Mỹ - Ấn trở thành các đồng minh đúng nghĩa.
TIN LIÊN QUAN
my a n chua the la do ng minh Ấn Độ thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Mỹ
my a n chua the la do ng minh Trật tự ở châu Á: Ai sẽ bảo vệ?

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuần này có chuyến thăm Washington với tư cách là một trong những đối tác quốc tế thân cận nhất của Mỹ, điều mà không ai nghĩ tới vào hai năm trước. 

Ông Obama đã gửi lời mời ông Modi tới Mỹ trước khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông kết thúc vào tháng 1/2017. Mặc dù trong chuyến thăm này sẽ không có buổi quốc yến nào, song nhà lãnh đạo Ấn Độ sẽ có bài phát biểu ở lưỡng viện Quốc hội Mỹ và đây được coi là niềm vinh dự hiếm có. 

my a n chua the la do ng minh
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại dinh thự Hyderabad House tại New Delhi. (Nguồn: NYT)

Sự thận trọng của New Delhi

Chuyên gia về Ấn Độ tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment (Mỹ) Ashley Tellis cho biết, đây sẽ là cuộc gặp thứ 7 giữa hai bên kể từ khi ông Modi trở thành Thủ tướng hồi tháng 5/2014, một con số khá ấn tượng đối với một Tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo không phải là đồng minh chính thức của Mỹ. Ông Tellis nói: “Quan hệ cá nhân giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Ấn Độ thực sự là một trong những bất ngờ khó đoán trong hai năm qua”. 

Quan hệ phát triển giữa hai nước được coi là thành công trong chính sách đối ngoại của ông Obama. Washington nhìn nhận New Delhi là một phần quan trọng trong chính sách "trở lại châu Á" của Mỹ và là đối trọng với Trung Quốc. 

Hai nước đang hoàn tất các thỏa thuận để tạo điều kiện cho quân đội hai bên hợp tác chặt chẽ hơn, để các nhà sản xuất vũ khí Mỹ được bán và chế tạo vũ khí công nghệ cao ở Ấn Độ và để hai bên trao đổi thông tin mã hóa và dữ liệu về không gian địa lý. 

Tuy nhiên, lịch sử nằm dưới ách thực dân và sau đó là hàng thập kỷ theo phong trào Không liên kết đã khiến New Delhi thận trọng trước sự nồng ấm trong quan hệ với nước Mỹ đang hùng mạnh hơn, vốn đã thay thế Nga trong vị trí nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Ấn Độ. 

Nhà sáng lập trang mạng về quốc phòng Bharat Shakti Nitin Gokhale nói: “Đây không phải là quan hệ đối tác chiến lược hay quan hệ đồng minh. Đây có thể là một sự hợp tác dài hạn, song việc gọi đó là quan hệ đối tác chiến lược vẫn còn là quá sớm”. 

my a n chua the la do ng minh

Nước Mỹ khó chiều 

Về phía Mỹ, hiện Washington cũng đang không hài lòng về một số vấn đề. Hai nước đã đạt được thỏa thuận hạt nhân dân sự năm 2005, nhưng thỏa thuận này vẫn chưa mang lại bất kỳ hợp đồng nào cho các công ty của Mỹ. 

Chuyến thăm này giúp ông Modi có cơ hội "giao thiệp" với các nghị sĩ Mỹ có thể tham gia chính quyền của ông Donald Trump hay bà Hillary Clinton, nhưng bởi sự kiện này trùng thời điểm cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở bang California nên ông Modi sẽ không có cuộc gặp nào với các nhân vật này. Ông Modi được khá nhiều nghị sĩ Mỹ ưa thích và được mời phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, các nghị sĩ Mỹ cũng đang chỉ trích về cái mà họ coi là thái độ không thân thiện với các công ty Mỹ và nạn quan liêu... 

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Thượng nghị sĩ Bob Corker thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ nói: “Quan hệ kinh tế giữa hai nước cần được thúc đẩy và các công ty Mỹ cần được tiếp cận với thị trường Ấn Độ nhiều hơn nữa”. 

Ông Obama và ông Modi dự kiến sẽ thảo luận về mong muốn của Ấn Độ được gia nhập Nhóm các nhà Cung cấp công nghệ và vật liệu hạt nhân (NSG), gồm 48 quốc gia thành viên. Ấn Độ đã bị ngăn cấm tham gia NSG trong nhiều thập kỷ qua bởi chương trình vũ khí của họ, và thỏa thuận hạt nhân dân sự với Mỹ giúp họ tiếp cận các nhà cung cấp nước ngoài mà không cần giải trừ vũ khí. 

Các quan chức chính quyền Obama nói rằng, họ ủng hộ mong muốn được tham gia NSG của Ấn Độ, nhưng ý tưởng này vấp phải sự phản đối của một số nghị sĩ ở Đồi Capitol, cũng như từ Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Corker nói: “Các nguyên tắc cơ bản của NSG được lập ra để ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân, và chúng ta không nên tạo ra ngoại lệ cho bất kỳ quốc gia nào”. 

my a n chua the la do ng minh
Các nhà lập pháp Mỹ vẫn còn nhiều điều chưa hài lòng với New Delhi. (Nguồn: Telegraph)

Ngoài ra, tại Washington, hiện vẫn tồn tại quan ngại về cách ông Modi giải quyết cuộc bạo loạn hồi năm 2002 ở bang Gujarat, làm ít nhất 1.000 người thiệt mạng, chủ yếu là người Hồi giáo. Ông Modi là Thủ hiến bang này vào thời điểm đó. Mặc dù kết quả điều tra của tòa án không tìm đủ bằng chứng để khởi tố ông, song việc này ngăn cản ông được cấp thị thực Mỹ trong nhiều năm. 

my a n chua the la do ng minh Dấu ấn Modi

Kinh tế Ấn Độ đã thực sự phục hồi chỉ một năm sau khi Narendra Modi trở thành Thủ tướng (26/5/2014), nhưng không vì thế ...

my a n chua the la do ng minh Chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ: Ngoại giao năng động thúc đẩy kinh tế

Chuyến thăm kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 9/4, của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Pháp, Đức và Canada không chỉ ...

my a n chua the la do ng minh Phía sau “sự thần kỳ Modi”

Lên nắm quyền khi đất nước còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, với đường lối kinh tế tự do và đối ngoại cứng ...

TNB (theo Reuters)