Mỹ coi ASEAN là "cầu nối" để tiếp cận châu Á

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt ASEAN vào vị trí trung tâm trong cấu trúc khu vực đa phương tại châu Á.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
  ASEAN - Mỹ thúc đẩy các ưu tiên hợp tác

Đó là nhận định của trang mạng Cogitasia, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Theo phân tích của trang mạng này, với vị trí địa chiến lược quan trọng nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Đông Nam Á là một trong những khu vực giao thương mạnh mẽ nhất trên thế giới. Một khối ASEAN thống nhất sẽ đóng vai trò xây dựng hơn trong khu vực, khiến khối này có thể làm đối trọng với những áp lực từ bên ngoài.

Trong bối cảnh các hoạt động hiện đại hóa quân sự và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, Mỹ đang thúc đẩy một giải pháp choi những xung đột này thông qua các biện pháp pháp lý.

Đặc biệt ở thời điểm Tòa Trọng tài thường trực (PCA) chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc trong vài tháng tới thì sự đồng thuận trong ASEAN là vô cùng cần thiết để củng cố các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ở khu vực.

Nếu không có một ASEAN thống nhất ủng hộ phán quyết của PCA thì Trung Quốc sẽ vẫn có cơ hội để tiếp tục phớt lờ luật pháp quốc tế và gây áp lực đối với từng nước thành viên trong đàm phán song phương. 

my coi asean la cau noi de tiep can chau a
Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN tại Sunnylands (Mỹ) ngày 16/2. (Nguồn: Reuters)

Về kinh tế, trong hai thập kỷ qua, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của Mỹ với ASEAN đã tăng hơn hai lần, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ. Củng cố sự thống nhất trong ASEAN về các vấn đề kinh tế và thúc đẩy hội nhập khu vực là những việc làm rất có giá trị đối với các doanh nghiệp Mỹ đang tìm kiếm cơ hội làm ăn tại châu Á - Thái Bình Dương.

Là một thị trường gắn kết với khoảng trên 600 triệu dân, ASEAN hấp dẫn các doanh nghiệp Mỹ nhiều hơn so với 10 quốc gia riêng lẻ. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thịnh vượng sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm và cơ hội đầu tư của Mỹ. 

Tất nhiên, Mỹ sẽ theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác đang sẵn sàng hợp tác hơn. Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là thỏa thuận thương mại cho phép Mỹ thúc đẩy hợp tác với các nền kinh tế trong ASEAN có khả năng, hoặc ít nhất đã sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn thương mại cao của thỏa thuận này - không nhằm phân biệt đối xử với 6 nước còn lại trong ASEAN không tham gia đàm phán.

Tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN ở Sunnylands hồi tháng Hai vừa qua, TPP không chiếm phần lớn trong chương trình nghị sự, bởi Mỹ tôn trọng đề nghị của ASEAN về việc cần tập trung vào những vấn đề có thể liên kết các quốc gia thành viên của Hiệp hội và các buổi thảo luận về kinh tế chủ yếu liên quan đến những sáng kiến đổi mới và hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài những sáng kiến như Kết nối Mỹ - ASEAN, Mỹ có thể khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân mở rộng đầu tư vào các nước ASEAN, thông qua việc chủ động đưa AEC tiếp cận với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Bởi phần lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào khu vực này đều tập trung vào những nền kinh tế phát triển.

AEC đang nỗ lực điều hòa các tiêu chuẩn và điều chỉnh các dòng hàng hóa, dịch vụ để thúc đẩy cơ hội thu hút FDI cho các nền kinh tế kém phát triển hơn. Thông qua hoạt động này, Mỹ cũng có thể hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN. 

Về an ninh, Mỹ đã thúc đẩy các nỗ lực xây dựng năng lực hàng hải cho các quốc gia Đông Nam Á. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông gia tăng căng thẳng, hầu hết hỗ trợ này nhằm trực tiếp vào Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Tuy nhiên, Mỹ cũng duy trì can dự, phối hợp với các thành viên còn lại của khu vực vốn có tầm quan trọng chiến lược thấp hơn. Năm 2015, Lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương (PACOM) đã chủ trì hội thảo với các nước thành viên ASEAN về chia sẻ nhận thức liên quan đến vấn đề hàng hải. Kỳ hội thảo tiếp theo vào năm 2016 sẽ tiếp tục diễn ra với ý nghĩa quan trọng, khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ đối với khu vực. 

Cuối cùng, Mỹ có thể hỗ trợ nâng cao vai trò của Ban Thư ký ASEAN bằng cách nâng cao quyền lực cho Tổng Thư ký ASEAN thông qua thúc đẩy các hoạt động phối hợp, làm việc trực tiếp nhiều hơn. Một Ban Thư ký mạnh hơn sẽ thúc đẩy sự hội nhập khu vực tốt hơn cũng như củng cố tính thống nhất của ASEAN trong giải quyết các thách thức khu vực.

my coi asean la cau noi de tiep can chau a Việt Nam cam kết thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Mỹ
my coi asean la cau noi de tiep can chau a ASEAN trong cạnh tranh Trung - Mỹ
ST.

Bài viết cùng chủ đề

Tổng thống Obama thăm Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động