Mỹ ‘đau đầu’ trước bài toán tiêm chủng bắt buộc vaccine Covid-19

Minh Vương
Washington chưa thể tìm ra lời giải trước thái độ vaccine Covid-19 của một bộ phận người dân, trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(08.02) Người dân phản đối việc tiêm vaccine Covid-19 tại thủ phủ bang Texas, Mỹ. (Nguồn: Getty Images)
Người dân phản đối việc tiêm vaccine Covid-19 tại thủ phủ bang Texas, Mỹ. (Nguồn: Getty Images)

Đi trước về sau

Tại nước Mỹ, cảm giác chiến thắng đại dịch đã dần bị thay thế bằng nỗi sợ hãi. Số ca mắc mới Covid-19 giờ đây đã vượt qua kỷ lục trước đó của làn sóng lây nhiễm thứ hai hồi năm ngoái.

Theo thống kê, phần lớn số ca cần chăm sóc y tế đặc biệt và trở nặng hầu hết chưa tiêm vaccine Covid-19. Nguy hiểm hơn, một số bằng chứng về lây nhiễm “đột phá” giữa người đã tiêm đủ vaccine Covid-19 buộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ phải điều chỉnh lại hướng dẫn. Hiện tại, cơ quan này khuyến cáo mọi người tiếp tục đeo khẩu trang trong không gian công cộng.

Nghiêm trọng hơn cả, tốc độ phân phối vaccine Covid-19 cho người dân của Mỹ, sau thời gian dài dẫn đầu, đang chậm lại đáng kể, đứng dưới Liên minh châu Âu (EU), Anh, Israel về tỷ lệ dân số được tiêm chủng. Nguyên nhân chính của thực trạng này là tâm lý e ngại vaccine Covid-19.

Theo khảo sát gần đây của Washington Post-ABC, 29% người dân Mỹ cho biết nhiều khả năng sẽ không tiêm chủng, tăng 5% so với khảo sát tương tự hồi tháng Tư. Thậm chí, theo nhà xã hội Brooke Harrington, tại một số nơi, từ chối tiêm vaccine đã trở thành một “yêu cầu để có thể kết nối với cộng đồng xung quanh.”

Sự phản kháng mãnh liệt này, bất chấp nguồn vaccine dồi dào và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, khiến nhiều người cho rằng đã đến lúc chính phủ liên bang có những biện pháp mạnh tay hơn, thậm chí triển khai tiêm chủng bắt buộc toàn quốc nếu cần. Song liệu đây có là giải pháp?

“Chúng ta cần kiểm soát, không để virus phát triển. Số người chưa tiêm vaccine càng ít, xác suất dịch bệnh phát tán sẽ càng thấp.” - Ông Sergeui Abrignani, nhà dịch tễ học người Italy nhận định.

Biện pháp cứng rắn

Tại Mỹ, nhiều công ty tư nhân đã đón đầu xu hướng này, với Facebook, Google, Disney và Washington Post yêu cầu nhân viên tiêm chủng trước khi trở lại làm việc nơi công sở.

Ở châu Âu, một số quốc gia đã áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, đề xuất quy định yêu cầu người dân cung cấp bằng chứng về miễn dịch hoặc kháng thể để tham gia các hoạt động xã hội.

Pháp, Hy Lạp và Italy đang yêu cầu người dân cung cấp hộ chiếu vaccine mỗi khi tới nhà hàng, phòng tập, rạp chiếu phim hay những nơi đông người. Từ tháng Chín, Anh cũng yêu cầu người dân cung cấp chứng minh tình trạng sức khỏe và xác nhận tiêm chủng để có thể tham gia vào hộp đêm hay những địa điểm công cộng khác. Các quan chức nước này bày tỏ rằng họ muốn vận động người dân tự giác tiêm vaccine Covid-19, thay vì phải xử phạt trường hợp vi phạm.

Logic ở đây là số người tiêm vaccine Covid-19 càng lớn, khả năng dịch bệnh lây lan, gây thêm những ca mắc mới trở nặng hay dẫn đến sự xuất hiện của biến chủng mới sẽ càng thấp. Nhà miễn dịch học người Italy, ông Sergui Abrignani nhận định: “Chúng ta cần kiểm soát, không để virus phát triển. Số người chưa tiêm vaccine càng ít, xác suất dịch bệnh phát tán sẽ càng thấp.”

Một nữ y tá ở Brattleboro, Vermont tiêm chủng Covid-19 cho người dân (Ảnh: AP).
Một nữ y tá ở Brattleboro, Vermont tiêm chủng Covid-19 cho người dân (Ảnh: AP).

Lực cản mạnh mẽ

Tuy nhiên, triển vọng về các biện pháp tiêm chủng bắt buộc của nhiều chính phủ đang phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ của một bộ phận người dân.

Cuộc tuần hành phản đối hộ chiếu vaccine tại nước Pháp đã kéo dài tới tuần thứ ba. Đoàn người tại Paris thậm chí đã xô xát với cảnh sát. Tất cả chỉ vì đạo luật y tế mới được chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron thông qua, yêu cầu người dân cung cấp giấy tờ tiêm chủng, xác nhận âm tính với SARS-CoV-2 hay đã hồi phục trước khi tới nhà hàng, không gian công cộng.

Phe chỉ trích gọi đây là một chính sách chuyên chế. Một chủ quán bar ở Marseille than phiền: “Chẳng nhẽ ông Macron không đọc những gì được khắc trên đồng xu của chúng ta sao? ‘Tự do, bình đẳng và bác ái’. Vậy tự do giờ ở đâu rồi?” Bên cạnh Pháp, tại Italy, nhiều chính trị gia và người nổi tiếng cũng lên tiếng chỉ trích sự “xâm phạm” đối với một đạo luật có nội dung tương tự.

“Chẳng nhẽ ông Macron không đọc những gì được khắc trên đồng xu của chúng ta sao? ‘Tự do, bình đẳng và bác ái’. Vậy tự do giờ ở đâu rồi?” - Một chủ quán bar ở Marseille phản đối chính sách tiêm chủng bắt buộc của Pháp.

Tại nước Mỹ, sự căng thẳng xung quanh thảo luận về tiêm vaccine Covid-19 khiến một số chính trị gia, nhà hoạt động đối lập với ông Biden gọi chính sách tiêm chủng bắt buộc với lao động liên bang là “chủ nghĩa chuyên chế”.

Một số thành viên đảng Cộng hòa còn so sánh áp lực của công chúng với người chưa tiêm vaccine Covid-19 giống như thành kiến về dân tộc Do Thái trong diệt chủng Holocaust.

Khi sự việc đi quá xa, Bảo tàng Tưởng niệm Auschwitz đã phải lên tiếng, chỉ trích cái gọi là “sự xuống cấp về mặt đạo đức và trí tuệ” trong các cuộc thảo luận ở phương Tây.

Tự do cá nhân hay ích kỷ mù quáng?

Sự thận trọng với vaccine đã bén rễ vào tư tưởng của một bộ phận người dân trên khắp thế giới. Nó xuất phát từ thái độ hoài nghi trước tiến bộ của khoa học hay chính sách của giới cầm quyền. Theo một số chuyên gia, trong không khí căng thẳng hiện nay, tiêm chủng bắt buộc có thể phản tác dụng.

Trong bài đăng trên The Post, học giả Taylor Dotson và Nicholas Tampio nhấn mạnh rằng: “Một nền dân chủ cần sử dụng những hành động dân chủ - thừa nhận những gì còn chưa biết, kiên trì tìm kiếm và không tỏ thái độ kỳ thị - ngay cả trong đối phó, giải quyết vấn đề nghiêm trọng và cấp bách như đại dịch này. Buộc người dân tiêm vaccine có thể khiến họ mất lòng tin ở chính phủ.”

Song mặt khác, một bộ phận đã tiêm phòng đang dần mất kiên nhẫn. Họ coi các cuộc biểu tình phản đối vaccine Covid-19 không phải nhằm bảo vệ tự do cá nhân và chỉ là sự ích kỷ mù quáng.

Viết trên Vox, ký giả German Lopez cho rằng: “Nếu phong trào chống tiêm phòng dẫn đến một đợt bùng phát Covid-19 khác và tồi tệ nhất, một biến thể mới đủ sức đánh bại các vaccine hiện nay, các biện pháp phòng dịch và hạn chế di chuyển sẽ còn cản trợ tự do cá nhân nhiều hơn”.

Một số chính trị gia đảng Cộng hòa cũng đã lên tiếng. Thống đốc Alabama Kay Ivey cho rằng: “Đã đến lúc nói về những người chưa tiêm chủng. Chính họ đang khiến chúng ta thất vọng.”

Covid-19: Indonesia tuyên bố tránh được 'kịch bản tồi tệ nhất', biến thể Delta xuất hiện ở thủ đô Campuchia

Covid-19: Indonesia tuyên bố tránh được 'kịch bản tồi tệ nhất', biến thể Delta xuất hiện ở thủ đô Campuchia

Ngày 2/8, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết, kịch bản tồi tệ nhất về số ca mắc Covid-19 đã không xảy ...

Đức với vaccine Covid-19: Kẻ dùng không hết, người lần chẳng ra

Đức với vaccine Covid-19: Kẻ dùng không hết, người lần chẳng ra

Ngày càng có nhiều trung tâm tiêm chủng, phòng khám ở Đức đang phải vật lộn để sử dụng vaccine Covid-19 trước khi hết hạn. ...

(theo The Washington Post)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

'Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách ...
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil chia sẻ với Thế giới và Việt Nam trước chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của ...
Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Trở lại với vai diễn hài trong phim 'Bộ tứ báo thủ', Trấn Thành nhuộm da đen, đội mũ, mặc áo họa tiết hoa lá, màu sặc sỡ.
Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Vietnam Foodexpo 2024 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức ...
Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn'

Hàn Quốc tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.
Iran chỉ ra 'chìa khóa' giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Iran chỉ ra 'chìa khóa' giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Iran cho rằng, đối thoại giữa các quốc gia Trung Đông là yếu tố then chốt để thúc đẩy hợp tác và giải quyết các thách thức trong khu vực.
Ông Trump 'ập đến' cùng tư tưởng nước Mỹ trước tiên, chính quyền Biden vớt vát những nỗ lực cuối cùng, EU bật báo động

Ông Trump 'ập đến' cùng tư tưởng nước Mỹ trước tiên, chính quyền Biden vớt vát những nỗ lực cuối cùng, EU bật báo động

Việc ông Donald Trump đem theo chính sách nước Mỹ trước tiên tái đắc cử tổng thống nước này khiến EU nhìn nhận lại vai trò quân sự của mình.
Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân.
Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi các chính đảng trong cơ quan lập pháp tiếp tục hợp tác thông qua các dự luật quan trọng trước cuộc bầu cử mới.
Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc một trung tâm có ảnh hưởng ở Ukraine cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô sơ.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động