TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ và EU nhất trí giảm căng thẳng, lập "giai đoạn mới" trong quan hệ | |
EU đang cố thoát khỏi cái bóng của nước Mỹ |
Thời gian gần đây, giới lãnh đạo Brussels, đặc biệt là ông Juncker, đã liên tục đăng đàn chỉ trích thuế nhôm và thép nhập khẩu của Washington gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế các nước EU. Hồi tháng Ba, ông từng cho rằng đây là chính sách “ngu ngốc” và cảnh báo rằng khối này cũng có thể làm điều tương tự với Mỹ.
Trong khi đó, chỉ chưa đầy hai tuần trước, trong chuyến thăm châu Âu và dự thượng đỉnh Khối Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Donald Trump cũng đã gay gắt gọi EU là “kẻ thù”, động thái chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ. Do đó, không phải ngẫu nhiên khi ông Ivo Daalder, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO, nhận định rằng cuộc gặp gỡ lần này giữa hai nhà lãnh đạo sẽ “khó mà tốt đẹp”.
Thuyết khách từ EU
Căng thẳng là vậy, ông Juncker tới Washington không phải để “tuyên chiến” với ông. Thứ mà Chủ tịch EC mong muốn tìm kiếm tại Phòng Bầu dục lần này là cái gật đầu của Tổng thống Mỹ về đề xuất hạ nhiệt căng thẳng thương mại, đảo ngược các quyết định đánh thuế 25% đối với thép (10% với nhôm) nhập khẩu và từ bỏ ý định đánh thuế với xe ô tô châu Âu. Đổi lại, EU sẽ cân nhắc thu hồi thuế đáp trả đối với lượng hàng hóa trị giá hơn 3,2 tỷ USD của Mỹ, bao gồm rượu whiskey, bơ lạc và xe phân khối lớn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trò chuyện với Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các Nền Kinh tế Phát triển (G20) tại Hamburg ngày 8/7/2017. (Nguồn: Getty Images) |
Theo bà Maria Dmertzis, Phó Giám đốc Viện Chính sách Bruegel tại Brussels, ông Juncker mong muốn có thể thuyết phục ông Trump rằng một cuộc chiến tranh thương mại với EU sẽ mang tới thiệt hại cho cả hai bên, thông qua những số liệu cụ thể về tương quan vĩ mô của hai nền kinh tế, vốn chỉ có thể cùng hưởng lợi thông qua duy trì ổn định thương mại.
Ngoài ra, ông Juncker được dự đoán sẽ đưa ra hai đề xuất nhằm giảm căng thẳng thương mại giữa Mỹ và EU. Một trong số đó là một thỏa thuận “nhiều bên” giữa những nước sản xuất ô tô lớn (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU), nhằm cắt giảm thuế quan xuống mức thấp nhất có thể.
Ý tưởng còn lại của ông Juncker mở ra khả năng về thương thảo một Thỏa thuận Thương mại Tự do (FTA) đặc biệt về thuế quan cho các sản phẩm công nghiệp. Theo đó, Mỹ và EU có thể xóa bỏ thuế quan trong nhập khẩu ô tô song phương, nhưng không bắt buộc phải thực hiện điều tương tự với các quốc gia khác. Tuy nhiên, một quan chức EU lại cho rằng sứ mệnh của ông Juncker lần này đơn giản chỉ là tìm hiểu xem ông Trump thực sự muốn gì ở EU, qua đó tìm ra câu trả lời “hợp tình, hợp lý”.
Thành bại do ông Trump
Tuy nhiên, lý thuyết và thực tiễn không phải lúc nào cũng song hành, đặc biệt là trong mối quan hệ thương mại trắc trở giữa Mỹ và EU thời gian gần đây. Phần nhiều sự bất ổn trong số đó đến từ Tổng thống Donald Trump. Cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder nhận định: “Ông Trump cho rằng thương thuyết chỉ chấm dứt khi bên còn lại đầu hàng vô điều kiện”. Quan điểm cực đoan này của ông Trump có thể khiến cuộc trò chuyện giữa ông chủ Nhà Trắng và Chủ tịch EC trở nên căng thẳng, khi ông Juncker không đến để nhận thất bại.
Về phần mình, ông Trump chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc đảo ngược chính sách thương mại, nhất là khi nó đồng nhất với phương châm “Nước Mỹ trên hết”, hướng tới cải thiện “thâm hụt thương mại tồi tệ” giữa Mỹ và EU. Nguy hiểm hơn, thay đổi chính sách này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới lượng cử tri ủng hộ ông.
Tín hiệu có phần tích cực duy nhất được ông Trump đưa ra có lẽ là thông điệp trên Twitter: “…Cả Mỹ và EU có thể xóa bỏ mọi thuế quan, rào cản thương mại và trợ giá! Đó mới thực sự là Thị trường Tự do và Bình đẳng Thương mại! Tôi mong họ sẽ thực hiện, chúng tôi đã sẵn sàng – nhưng họ thì chưa!” Song trong cùng ngày, chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố sẽ chi 12 tỷ USD để hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng bởi thuế quan đáp trả từ Trung Quốc, EU và một số quốc gia khác. Có vẻ như Washington, thay vì Brussels, mới là bên chưa sẵn sàng để ngồi lại vào bàn đàm phán thương mại.
Về phần mình, một quan chức EU cho biết khối này đã sẵn sàng đàm phán với Mỹ về khúc mắc trong thương mại song phương như đã từng làm với chính quyền thời Tổng thống Barack Obama tại Hiệp định Thương mại Tự do Xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Song nếu ông Trump muốn các nước EU hành động cụ thể và quyết liệt nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại, Brussels cũng đành “bó tay chịu trói”. Do đó, có thể khẳng định rằng thành bại trong chuyến công du Washington lần này của Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí và tâm trạng của Tổng thống nước chủ nhà Donald Trump, một người nổi tiếng là khó đoán.
Các biện pháp trả đũa thương mại của EU với Mỹ đi vào hiệu lực Các biện pháp trả đũa của Liên minh châu Âu (EU) với việc đánh thuế hàng chục sản phẩm của Mỹ, trong đó có thuốc ... |
Mỹ và EU nhất trí đối thoại thương mại Ngày 8/6, một quan chức Pháp cho biết, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ thiết lập cơ chế đối thoại thương mại trong ... |
Mỹ ra "đòn đau" với các đồng minh hàng đầu ở châu Âu Ngày 31/5, Mỹ thông báo sẽ áp đặt các mức thuế quan đối với sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Liên minh châu ... |