TIN LIÊN QUAN | |
Giới chuyên gia cảnh báo Mỹ trừng phạt Nga sẽ khiến EU xa lánh | |
Mỹ phản đối các biện pháp đáp trả ngoại giao của Nga |
Trong một thông báo, Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ, trong số những cá nhân và thực thể bị bổ sung vào danh sách trừng phạt của Mỹ có Thứ trưởng Năng lượng Cherezov, cũng như người đứng đầu công ty công nghệ Technopromexport và nhiều công ty con của công ty sản xuất dầu Surgutneftegaz.
Trước đó, hôm 21/1, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố những mưu toan của Mỹ nhằm thay đổi chính sách đối ngoại của Liên bang Nga bằng cách gây áp lực với giới thượng lưu và một số công ty không có viễn cảnh tốt đẹp.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Ông Lavrov trả lời phỏng vấn tờ Thương gia (Nga) nhấn mạnh: “Chính sách đối ngoại của chúng ta nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong xã hội, bằng chứng tốt nhất đó là mưu toan thay đổi chính sách đối ngoại bằng cách gây áp lực đối với giới thượng lưu và một số công ty không có triển vọng tốt đẹp”.
Theo ông Lavrov, chính sách đối ngoại của Nga là độc lập, tự chủ, dựa trên những lợi ích quốc gia, không bị thay đổi do áp lực từ bên ngoài.
Ông nêu rõ trong nhiều năm qua, Mỹ liên tục áp đặt các biện pháp trừng vô căn cứ chống Nga, song đến nay vẫn không thể thay đổi “chính sách mang tính xây dựng, cởi mở và trung thực của Nga”.
Đề cập tới quan hệ Nga – Mỹ, Ngoại trưởng Nga khẳng định Moskva không tìm kiếm sự đối đầu với Washington, trái lại luôn sẵn sàng cải thiện và hướng tới bình thường hóa quan hệ song phương.
Tuy nhiên, những nỗ lực này khó có thể đạt được kết quả như mong muốn khi tư tưởng chống Nga ở Mỹ đang chiếm ưu thế, thậm chí còn mạnh hơn thời Chiến tranh Lạnh.
Ông đồng thời tuyên bố Moscow có những “giới hạn đỏ” của mình trong chính trị, và phương Tây cần phải tôn trọng.
Mỹ bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga với cáo buộc Moscow liên quan đến cuộc khủng hoảng tại miền Đông Nam Ukraine, vấn đề bán đảo Crimea sáp nhập trở lại Nga hồi năm 2014.
Hàng loạt ngân hàng và công ty Nga, cũng như nhiều công chức nước này đã bị ảnh hưởng do lệnh trừng phạt trên của Mỹ. Các hoạt động đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, công nghệ và dịch vụ của Mỹ vào Crimea cũng bị đình chỉ. Các biện pháp trừng phạt này đã nhiều lần được chính quyền Washington mở rộng và gia hạn.
Đến cuối tháng 7/2017, Thượng viện Mỹ đã thông qua các biện pháp siết chặt trừng phạt Nga bất chấp việc Tổng thống Donald Trump phản đối dự luật này. Đặc biệt, dự luật còn bao gồm điều khoản ngăn chặn ông Trump dỡ bỏ các chế tài này.
Sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn các biện pháp nhằm đáp trả động thái trên của Washington.
EU cân nhắc đáp trả trước khả năng Mỹ trừng phạt Nga Ngày 24/7 Truyền thông châu Âu đưa tin Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã kêu gọi EC nhanh chóng thảo luận về ... |
Tổng thống Nga Putin không đồng ý trả đũa Mỹ 35 nhà ngoại giao Mỹ có thể bị trục xuất khỏi Nga do lệnh trả đũa của Kremlin đối với lệnh trừng phạt mới của ... |
Nga “thề” sẽ lại... trả đũa Mỹ Nhà chức trách Nga vừa đưa ra tuyên bố cứng rắn về việc trả đũa các lệnh trừng phạt từ Mỹ, đồng thời đe dọa ... |