Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky ký kết thỏa thuận hỗ trợ an ninh, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy ngày 13//6. (Nguồn: AP) |
AFP đưa tin, thỏa thuận giữa Washington-Kiev, do Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky ký kết, được công bố khi Nhà Trắng cố gắng chốt chặt sự ủng hộ dành cho quốc gia Đông Âu trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra.
Tin liên quan |
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng |
Tuyên bố được đưa ra ngay trước lễ ký kết nêu rõ: “Hôm nay, Mỹ phát đi tín hiệu mạnh mẽ về sự hỗ trợ dành cho Ukraine trong hiện tại và trong tương lai”.
Thỏa thuận này sẽ cho phép Mỹ cung cấp cho Ukraine nhiều khoản viện trợ và huấn luyện quân sự khi nước này chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Văn bản, tương tự như thỏa thuận giữa Mỹ và Israel, nêu rõ, Washington sẽ huấn luyện quân đội Ukraine, cung cấp thiết bị quốc phòng, thực hiện các cuộc tập trận chung và hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Tuy nhiên, không như với thành viên liên minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thỏa thuận không buộc Mỹ phải đưa lực lượng đến bảo vệ Ukraine.
Trong khi đó, theo Kyodo, Tổng thống Zelensky thông báo về thỏa thuận an ninh ký cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trên mạng xã hội X rằng: “Năm 2024, Tokyo sẽ cung cấp cho Kiev 4,5 tỷ USD và sẽ tiếp tục hỗ trợ chúng tôi trong suốt thời hạn 10 năm của thỏa thuận”.
Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản tiết lộ, thỏa thuận này quy định Tokyo và Kiev sẽ tổ chức tham vấn trong vòng 24 giờ nếu có bất kỳ chiến dịch quân sự nào của Nga trong tương lai. Các cuộc tham vấn nhằm thảo luận về hỗ trợ thiết thực, đề cập cam kết của Nhật Bản đối với việc tái thiết Ukraine.
Trước đó, Tokyo đã đề nghị hỗ trợ cho Kiev, nhưng nước này chỉ giới hạn ở hỗ trợ phi quân sự do những hạn chế trong vấn đề cung cấp vũ khí theo Hiến pháp Nhật Bản. Trong khi đó, các nước phương Tây đã cung cấp xe tăng và máy bay chiến đấu cho Ukraine.
Kiev đã ký hơn 10 thỏa thuận tương tự với các nước phương Tây, qua đó vạch ra các cam kết kéo dài nhiều năm nhằm tài trợ và tăng cường quốc phòng và quân sự của Ukraine.
Các thỏa thuận trên không cấu thành các hiệp ước phòng thủ chung hay liên minh quân sự, nhưng được coi là cam kết quan trọng về sự hỗ trợ lâu dài của phương Tây đối với Kiev khi xung đột với Nga đã bước sang năm thứ ba.
| Tin thế giới 12/6: Nga tung tên lửa tập trận hạt nhân với Belarus, Hezbollah tấn công quy mô lớn Israel, Philippines hồi sinh căn cứ Vịnh Subic Nga-Belarus bắt đầu giai đoạn 2 tập trận hạt nhân phi chiến lược, căng thẳng Hezbollah-Israel tăng cao, con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/6): Nga sẽ giảm nguồn cung ngũ cốc, Mỹ điều tra pin năng lượng Mặt trời nhập khẩu, Trung Quốc nhận tin vui Nga có kế hoạch giảm nguồn cung ngũ cốc ra thị trường toàn cầu, Đức kêu gọi tái thiết Ukraine, Mỹ sẽ điều tra việc ... |
| Bolivia và Nga đẩy mạnh triển khai các dự án hạt nhân chiến lược Tổng thống Bolivia Luis Arce Catacora và Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm bên lề Diễn đàn Kinh tế quốc tế ở St-Peterburg mới ... |
| Nga tuyên bố không có triển vọng đối thoại với NATO, xác nhận tiến hành nhiệm vụ đặc biệt trong tập trận hạt nhân Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nhận định, những hành động gần đây của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) báo ... |
| Điểm tin thế giới sáng 14/6: Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ chốt thương vụ F-16, tỷ phú Elon Musk bị kiện, Giáo hoàng Francis lần đầu tiên làm việc này Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/6. |