Mỹ sẽ làm gì sau khi IS bị đánh bại?

Áp lực đang ngày càng tăng đối với Nhà Trắng trong việc đưa ra một chiến lược dài hơi hơn khi mối đe dọa IS đã được hóa giải. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my se lam gi sau khi is bi danh bai Afghanistan: IS tuyên chiến với Taliban
my se lam gi sau khi is bi danh bai IS đe dọa lực lượng chống khủng bố Malaysia

Khó khăn cản bước

Khi lực lượng liên quân tại chỗ được Mỹ hậu thuẫn sắp sửa giành lại các thành phố Mosul ở Iraq và Raqqa ở Syria từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, các tư lệnh của Mỹ rất tự tin rằng họ sẽ sớm đánh bại nhóm chiến binh này sau 3 năm chiến đấu.

my se lam gi sau khi is bi danh bai
Các tay súng người Kurd và binh lĩnh Mỹ tại "chảo lửa" Syria. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, Nhà Trắng vẫn đang loay hoay chưa xác định được chiến lược cho những bước đi tiếp theo để khôi phục sự ổn định tại khu vực, kể cả những quyết định then chốt liên quan tới các vấn đề như vùng an toàn, công cuộc tái thiết, một chính phủ non trẻ, giảm căng thẳng phe phái và cam kết của lực lượng Mỹ.

Theo AP, trong khi lực lượng được Mỹ hậu thuẫn bao vây và tấn công thủ phủ Raqqa, thì lực lượng quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad do Nga và Iran hậu thuẫn cũng đang chiếm các vùng lãnh thổ mà IS bỏ lại. AP dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ đề nghị giấu tên cho biết chính phủ của Tổng thống Donald Trump đang có sự bất đồng trong việc Mỹ nên cố gắng tới mức nào để ngăn chặn chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad chiếm các vùng lãnh thổ mà IS bỏ trống.

Mỹ không có nhiều lựa chọn bởi không có trợ thủ có thực lực mạnh tại chỗ. Ở Syria, Washington không muốn hợp tác với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad song sẽ rất khó để nhổ tận gốc được IS nếu chỉ bằng lực lượng các tay súng người Kurd và Ả rập mà Mỹ hậu thuẫn. Mỹ cho tới giờ vẫn né tránh hợp tác với nhà lãnh đạo Syria. Thay vào đó, họ ủng hộ lực lượng người Kurd và Ả rập địa phương - được gọi là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - hiện đang đi đầu trong cuộc tấn công vào thủ phủ của IS ở Raqqa, phía Bắc Syria.

Tuy nhiên, với một lực lượng khoảng 50.000 tay súng, SDF đang có nguy cơ bị quá sức và không thể kham được cuộc chiến gay go hơn ở Deir el-Zour, thành lũy lớn cuối cùng của IS ở phía Đông Nam Syria. Trong khi đó, ông Assad và các đồng minh đang đứng vững ở các khu vực then chốt, trong đó có cả vùng ngoại vi của Raqqa và Deir el-Zour. Một phát ngôn viên của liên quân do Mỹ đứng đầu khẳng định những thắng lợi mà ông Assad giành được đang giảm bớt gánh nặng cho lực lượng này.

Nội bộ rối ren

Ở Nhà Trắng, một số ý kiến đang ủng hộ cách tiếp cận mạnh mẽ của Mỹ tại chiến trường Iraq và Syria, trong khi Bộ Ngoại giao và Lầu Năm góc lại cảnh báo về các nguy cơ. Việc giữ cho các vùng lãnh thổ mà ông Assad nắm giữ chỉ ở mức tối thiểu sẽ đảm bảo ảnh hưởng của ông không đủ để tham gia một thỏa thuận chính trị cuối cùng nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng, do đó Mỹ có thêm khả năng thực hiện được tham vọng lâu nay của mình là thấy ông Assad rời bỏ quyền lực.

Việc hạn chế tầm kiểm soát của ông Assad ở Đông Syria cũng ngăn các lực lượng được Iran hậu thuẫn có được một hành lang rộng qua Iraq tới Syria và thẳng tới Lebanon. Các ý kiến phản đối trong chính quyền ông Trump thì lo ngại rằng Mỹ sẽ lún sâu vào một cuộc chiến trực tiếp hơn với ông Assad.

my se lam gi sau khi is bi danh bai
Cuộc chiến sẽ không kết thúc ngay khi IS ở Mosul và Raqqah sụp đổ. (Nguồn: Reuters)

Đại tá quân đội Ryan Dillon, phát ngôn viên liên quân chống IS, nói rằng lực lượng chính phủ Syria cứ việc chiếm các lãnh thổ mà IS nắm giữ và lấp vào chỗ trống khi tổ chức cực đoan này rút chạy. Phát biểu này gây sửng sốt bởi ngay trước đó, ông Trump đã cảnh báo ông Assad sẽ phải “trả giá lớn” và khẳng định có những bằng chứng “tiềm tàng” chứng tỏ Syria đang chuẩn bị tiến hành một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nữa. Các thông điệp lẫn lộn này cho thấy một thực tế mà đa số các nhà hoạch định chính sách không muốn nói ra – đó là ông Assad vừa là kẻ tội đồ song cũng là công cụ hữu hiệu để đảm bảo và quản lý lãnh thổ ở các thành phố mà người Ả Rập chiếm đa số tại một địa hình phức tạp.

LA Times cho rằng chính quyền ông Trump cũng chưa đặt ra một chính sách nào về cách thức đối đầu với các lực lượng từ phía Iran và Nga, hai cường quốc bên ngoài hậu thuẫn cho ông Assad, được cho là đã đạt được nhiều lợi ích nhất trong cuộc xung đột và hiện đang hi vọng thu thập các chiến lợi phẩm và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Cụ thể, Iran đang cố gắng tạo dựng một hành lang kéo dài từ biên giới phía Tây qua Iraq và Syria tới tận Lebanon, nơi nước này đang hậu thuẫn các tay súng Hezbollah, tạo được cho mình một thế đứng rộng hơn ở khu vực bất ổn này.

Một cuộc tranh cãi căng thẳng đang nổ ra trong Lầu Năm góc, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng về con đường trước mắt. Ít nhất, một cách công khai, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster đã cho thấy những ưu tiên khác nhau. Lầu Năm góc cho rằng mục tiêu hướng tới chỉ là đánh bại IS và không có ý định để bị cuốn vào cuộc xung đột với Iran. Còn ông McMaster lại đưa ra quan điểm khác. Ông gọi cuộc chiến chống IS là “một phần trong một chiến dịch lớn hơn nhiều” để ngăn chặn các nhóm khủng bố xuyên quốc gia bắt rễ.

Mặc dù cuộc chiến sẽ không kết thúc ngay khi IS ở Mosul và Raqqa sụp đổ, Nhà Trắng phải quyết định có tiếp tục trang bị vũ khí và bảo vệ các lực lượng ủy nhiệm khi Syria và Iran tìm cách củng cố thành quả của mình hay không. Nếu lực lượng Mỹ rút khỏi Syria, như đã từng làm ở Iraq, sẽ là bật đèn xanh cho lực lượng của ông Assad xoay hỏa lực sang phe nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn. Đó là một viễn cảnh ác mộng. 

my se lam gi sau khi is bi danh bai Iraq: IS phá hoại đền thờ Hồi giáo Nuri ở Mosul

Ngày 21/6, giới chức Iraq cho biết tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã phá hủy đền thờ Hồi giáo ...

my se lam gi sau khi is bi danh bai Chiến dịch Mosul: Hơn 16.000 chiến binh IS bị tiêu diệt

Ngày 16/5, Thiếu tướng Yahya Rasool - Người Phát ngôn quân đội Iraq đã xác nhận thông tin trên.

my se lam gi sau khi is bi danh bai Mỹ tái khẳng định quyết tâm loại bỏ IS ở Iraq

Tuyên bố trên ông Trump được đưa ra ngày 20/3 trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tại thủ đô Washington DC. 

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động