📞

Mỹ-Triều Tiên: Bắt đầu kỷ nguyên của 'bão lửa và thịnh nộ' mới?

14:47 | 21/12/2019
TGVN. Một bài bình luận gần đây của trang Slate.com nhận định, sự bất hòa giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang gia tăng. Kỷ nguyên của “bão lửa và thịnh nộ” có thể bắt đầu một lần nữa.
Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã phóng thử 13 tên lửa tầm ngắn, nhưng ông Trump không hề màng tới... (Nguồn: Reuters)

Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã gọi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un là “Người tên lửa” - một biệt danh mà ông từng gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên hồi năm 2017 khi “khẩu chiến” giữa hai nhà lãnh đạo này dường như ở mức đáng báo động. Các quan chức Triều Tiên bắt đầu chế giễu lại ông Trump, họ gọi ông là “ông già lẩm cẩm”. Gần đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên nói rằng ông sẽ tặng cho Tổng thống Trump một “món quà Giáng sinh”, đồng thời nói thêm rằng hành vi của ông Trump sẽ quyết định món quà sẽ là gì.

Về phần nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ông dường như tin rằng ông không cần phải đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào để đổi lấy "phần thưởng" lớn nhất từ ông Trump.

"Người tên lửa và "ông già lẩm cẩm"

Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã gọi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un là “Người tên lửa” - một biệt danh mà ông từng gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên hồi năm 2017 khi “khẩu chiến” giữa hai nhà lãnh đạo này dường như ở mức đáng báo động. Các quan chức Triều Tiên bắt đầu chế giễu lại ông Trump, họ gọi ông là “ông già lẩm cẩm”. Gần đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên nói rằng ông sẽ tặng cho Tổng thống Trump một “món quà Giáng sinh”, đồng thời nói thêm rằng hành vi của ông Trump sẽ quyết định món quà sẽ là gì.

Về phần nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ông dường như tin rằng ông không cần phải đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào để đổi lấy "phần thưởng" lớn nhất từ ông Trump.

Hoạt động gần đây tại bãi phóng vệ tinh (vốn ngừng hoạt động từ lâu) cho thấy Triều Tiên đang thử nghiệm một loại động cơ tên lửa mới, có thể để chuẩn bị cho việc phóng một tên lửa mới có khả năng vươn tới Mỹ. Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã phóng thử 13 tên lửa tầm ngắn, nhưng ông Trump không hề màng tới (mặc dù Chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại). Tuy nhiên, việc Triều Tiên nối lại các hoạt động thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa - lần đầu tiên trong 2 năm rưỡi qua - sẽ làm gia tăng sự chú ý của ông Trump.

Tình trạng bế tắc trong đàm phán Mỹ - Triều bắt nguồn từ thực tế cả hai nhà lãnh đạo, theo cách riêng của họ, đều đang "ảo tưởng". Ông Trump dường như tin vào lời ông Kim Jong-un đã hứa là từ bỏ vũ khí hạt nhân và sẽ làm điều đó vào một thời điểm thích hợp, vì thế, không có lý do gì để lo lắng về bất cứ điều gì khác mà Triều Tiên có thể làm.

Trên thực tế, mặc dù ông Kim Jong-un cam kết như vậy, nhưng ông ấy đã chẳng làm gì nhiều. Tuyên bố chung mà hai nhà lãnh đạo đã ký tại Singapore nói rằng Triều Tiên sẽ “làm việc để hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên”. Nhưng cam kết “làm việc hướng tới” là một mục tiêu khác với việc hoàn thành mục tiêu đó. Triều Tiên sẽ không loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình. Thậm chí, họ không cam kết thực hiện bước đầu tiên hướng tới giảm tối thiểu kho vũ khí.

Về phần nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ông dường như tin rằng ông không cần phải đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào để đổi lấy "phần thưởng" lớn nhất từ ông Trump.

Không bên nào chịu nhường

Theo Jung Pak - một cựu chuyên gia phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu Brookings, tác giả của cuốn sách sắp xuất bản “Trở thành Kim Jong-un”, cản trở lớn nhất trong đàm phán Mỹ - Triều chính là ông Kim Jong-un.

Các chuyên gia cho rằng nút thắt đàm phán nằm ở chính ông Kim Jong-un. (Nguồn: AP)

Cha và ông nội của ông Kim cũng lâm vào tình trạng “bên miệng hố chiến tranh” với các cường quốc nước ngoài. Tuy nhiên, họ biết giới hạn. Cha của ông Kim Jong-un là Kim Jong-il đặc biệt biết khi nào cuộc chơi kết thúc và khi nào cần đạt được một thỏa thuận.

Còn ông Kim Jong-un dường như ít nhạy bén hơn về điều này. Chuyên gia Jung Pak nói: “Ông Kim Jong-un hẳn là không thể có được cơ hội nào tốt hơn những cơ hội mà ông ta đã nhận được trong hai năm qua, có một Tổng thống Hàn Quốc mong muốn cải thiện quan hệ, một Tổng thống Mỹ muốn có các mối quan hệ tốt. Thế nhưng, ông Kim Jong-un đã phung phí nó. Ông ấy muốn 'được ăn cả, ngã về không'. Đây là cách của ông ấy”.

Đầu tháng này, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song đã rút cam kết phi hạt nhân hóa Triều Tiên khỏi bàn đàm phán và tố cáo các cuộc đàm phán với ông Biegun, Đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên, là một chiến thuật "câu giờ" của chính quyền Tổng thống Trump. Rõ ràng, ông Kim Jong-un đã quyết định phớt lờ các cuộc đàm phán cấp chuyên viên, thay vào đó là kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh khác với ông Trump. Ông Kim muốn hội nghị được tổ chức tại Bình Nhưỡng, nơi ông có thể tổ chức một cuộc diễu hành lớn, đầy màu sắc mà ông Trump chưa bao giờ nhìn thấy.

Những bế tắc trong đàm phán Mỹ-Triều vừa qua cho thấy ông Trump có thể không dễ dãi như ông Kim suy nghĩ. Trên tất cả, ông Kim muốn các cấm vận được dỡ bỏ, nhưng ông Trump đã không nới lỏng trừng phạt dù là nhỏ nhất. Ông cũng không quá hào hứng nhận lời mời của ông Kim đến Bình Nhưỡng.

Trước mắt, không có gì có thể cải thiện quan hệ Mỹ- Triều. Vấn đề lo ngại là liệu mọi thứ có trở nên tồi tệ hơn hay không?

Ông Trump luôn xua tan những lo ngại về hành động hiếu chiến của Triều Tiên - các vụ thử tên lửa tầm ngắn, những lời lẽ chỉ trích gay gắt - bằng cách lưu ý rằng đất nước này đã tuân thủ lệnh cấm của ông Kim, không được thử vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.

Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu ông Kim “thu hồi” lệnh cấm này? Điều gì sẽ xảy ra nếu nhà lãnh đạo Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc kích hoạt một vụ nổ hạt nhân khác? Cả hai kịch bản này, đặc biệt là kịch bản thứ nhất, đều có lý.

Liệu ông Trump, khi bất ngờ nhận ra rằng “Người tên lửa” kia đang "chơi xấu" mình, có bất ngờ đả kích, đưa ra những đe dọa, kích động chiến tranh? Sự lừa ngạt và leo thang căng thẳng đã từng dẫn tới một cuộc xung đột mà không bên nào muốn.

(theo Slate)