TIN LIÊN QUAN | |
Chiến tranh thương mại: Suy ngẫm để thích ứng | |
Chiến tranh thương mại - “Chơi” thế nào với ông Trump? |
Các cuộc đàm phán này sẽ được tiến hành trước khi diễn ra các cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến sẽ diễn ra tại các hội nghị thượng đỉnh đa phương vào tháng 11 tới.
Động thái trên cho thấy nỗ lực của cả hai bên nhằm ngăn chặn những bất đồng thương mại ngày càng sâu sắc, phá hỏng mối quan hệ giữa hai nước và tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu.
TTổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào giữa tháng 11 tới. (Nguồn: Financial Review) |
Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán cấp trung sẽ diễn ra tại Washington vào tuần tới nhằm tìm kiếm một giải pháp cho những bất đồng thương mại giữa hai bên và có thể mở đường cho nhiều vòng đàm phán khác. Theo đó, một phái đoàn Trung Quốc gồm 9 thành viên do Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn đứng đầu sẽ gặp các đại diện thương mại Mỹ, do Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế David Malpass dẫn đầu, vào ngày 22 - 23/8 tới.
Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc muốn nhanh chóng ổn định mối quan hệ song phương với Mỹ bởi một cuộc xung đột thương mại kéo dài và ngày càng trở lên căng thẳng với Washington sẽ có nguy cơ phá hỏng kế hoạch của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc tái thiết lại nền kinh tế và biến Trung Quốc thành một siêu cường toàn cầu.
Hiện nay, giới chức Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung đối với cách giải quyết những bất đồng thương mại với Trung Quốc. Bộ Tài chính và Hội đồng kinh tế quốc gia Mỹ đã đưa ra một danh sách giảm các yêu cầu đối với Trung Quốc như một cơ sở để đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ phụ trách về thuế quan lại muốn trì hoãn các cuộc đàm phán vì cho rằng các khoản thuế bổ sung sẽ mang lại lợi thế thương lượng cho Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào giữa tháng 11 tới. Tiếp đó, hai nhà lãnh đạo sẽ có lần tiếp xúc thứ hai tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Buenos Aires tại Argentina vào cuối tháng 11.
Mối quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng sau khi Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới áp lên các mặt hàng của Trung Quốc, với cáo buộc Bắc kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và ăn cắp công nghệ của Mỹ. Trung Quốc lập tức trả đũa Mỹ bằng các gói thuế quan áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Những hành động đáp trả theo kiểu ăn miếng trả miếng giữa hai bên trong thời gian qua khiến căng thẳng thương mại leo thang, tác động tiêu cực tới thị trường toàn cầu.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung phải được giải quyết thông qua thương lượng Thông báo này được Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại ... |
Căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc chuyển hướng sang châu Phi Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 21/7 đã ký một loạt thỏa thuận thương mại trong chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo ... |
Ông Trump đã châm ngòi khủng hoảng nợ ở Trung Quốc Chưa có khả năng Bắc Kinh sẽ cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ để đối phó với các mối đe dọa thuế quan ... |