TIN LIÊN QUAN | |
Siết 'thòng lọng', Mỹ cấm các cơ quan chính phủ mua sản phẩm của 5 hãng công nghệ Trung Quốc | |
Sông Mekong: Chiến tuyến mới trong đối đầu Mỹ-Trung Quốc |
Tổng thống Mỹ đánh vào Wechat với chủ nhân là tập đoàn Tencent là đánh vào tử huyệt của Trung Quốc |
Khi chính quyền Tổng thống Trump ra tay với TikTok, nhiều người cho rằng đó chỉ là trường hợp đơn lẻ. Nhưng rồi vụ việc này lại khởi động một làn sóng thanh trừng các công ty internet của Trung Quốc trên thị trường Mỹ.
Mỹ-Trung Quốc phân tách trong internet
Trong khi chưa thể đánh giá hết quy mô ảnh hưởng của lệnh cấm giao dịch thực hiện bởi WeChat với các công ty Mỹ mà chính quyền của ông Trump ban hành, bước đi mới này gây lo ngại trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến toàn cầu vì tình hình dường như đang diễn tiến theo một chiều hướng nguy hiểm – đó là sự phân tách internet giữa Mỹ và Trung Quốc.
Lệnh của Chính quyền Tổng thống Trump có thể buộc Google và Apple phải loại bỏ ứng dụng WeChat khỏi kho ứng dụng của mình trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, hiện đã xuất hiện nhiều hướng dẫn kỹ thuật trên mạng về cách vô hiệu hóa lệnh cấm của chính phủ Mỹ và sử dụng các biện pháp khác hiệu quả hơn để tải xuống ứng dụng WeChat trên các máy điện thoại iPhone.
Trong khi đó, một điều tra trực tuyến cho thấy nếu WeChat không còn tồn tại trong kho ứng dụng của Apple, một số lượng không nhỏ người sử dụng Trung Quốc sẽ bỏ iPhone và chuyển sang sử dụng các hãng khác như Huawei, Xiaomi, Samsung. Điều này là vì WeChat có khoảng 1,2 tỷ người sử dụng và trở thành ứng dụng vô cùng phổ biến mà người dân Trung Quốc sử dụng cho công việc và cuộc sống hàng ngày.
Hai hệ thống internet tách rời mà Chính phủ Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy không phải là thứ mà thế giới trực tuyến muốn chứng kiến. Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường internet lớn nhất thế giới trong nhiều năm tới vì có số dân sử dụng internet lớn nhất thế giới và sở hữu những mạng lưới di động 4G và 5G tiên tiến nhất thế giới. Những đổi mới sáng tạo công nghệ dựa trên nền tảng internet và các mô thức kinh doanh mới sẽ tạo ra những thị trường phần cứng và phần mềm rộng lớn bao gồm cả các ứng dụng và vi mạch.
Nếu các công ty Mỹ bị Chính phủ cấm bán các sản phẩm sang Trung Quốc, các công ty khác sẽ nhanh chóng nhảy vào thế chỗ. Nếu Mỹ khăng khăng đưa tư duy chiến tranh lạnh vào thế giới internet, nhiều công ty Mỹ sẽ gánh chịu những tác động có sức tàn phá lớn. Chính phủ Mỹ cần suy nghĩ lại về hậu quả nghiêm trọng của việc phân tách công nghệ và internet mà về bản chất chính là con dao hai lưỡi, đồng thời cũng cần chấm dứt ngay lập tức trò chơi chính trị hiện nay.
Nếu WeChat không còn tồn tại trong kho ứng dụng của Apple, một số lượng không nhỏ người sử dụng Trung Quốc sẽ bỏ iPhone. |
Đánh vào “tử huyệt”
Đài phát thanh RFI (Pháp) cho rằng việc Tổng thống Mỹ đánh vào Wechat với chủ nhân là tập đoàn Tencent là đánh vào tử huyệt của Trung Quốc và có thể ảnh hưởng đến Bắc Kinh nặng nề hơn là chiến dịch chống Huawei.
Lời đe dọa của Mỹ là sẽ ngăn chặn các “giao dịch” với tập đoàn công nghệ Trung Quốc trước hết có thể tác hại đến các dịch vụ thanh toán dùng ứng dụng WeChat ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, mà điển hình là ví điện tử WeChat Pay, được chấp nhận ở nhiều nơi, kể cả ở Mỹ. CNN ghi nhận là vào năm 2019, 25% doanh thu của Tencent đến từ các dịch vụ tài chính và ứng dụng thanh toán như WeChat Pay
Hoạt động trong lĩnh vực giải trí của Tencent cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là trong lãnh vực trò chơi điện tử, vốn mang lại cho Tencent hơn 50% doanh thu trong năm 2019, nguồn lợi đến từ việc kiểm soát được hoặc nắm cổ phần đáng kể trong một loạt những công ty phát triển ứng dụng trò chơi điện tử rất được ưa chuộng trên thế giới, từ League of Legends cho đến Fornite, hay PlayerUnknown's Battlegrounds... Theo CNN, nếu Chính quyền Mỹ quyết định cấm cửa các ứng dụng Trung Quốc, Tencent sẽ bị mất thị trường Mỹ trong lĩnh vực trò chơi điện tử.
Ngoài ra, quyết định của Mỹ có thể đặt một loạt danh mục đầu tư rộng lớn của tập đoàn Tencent hải ngoại vào vòng nguy khốn. Cho đến nay, Bắc Kinh đã rất vất vả trong cuộc chiến bảo vệ thị phần của Huawei ở nước ngoài nhưng Tencent có tầm hoạt động rộng lớn hơn nhiều. Đây là một trong những tập đoàn đầu tư hào phóng nhất vào ngành công nghệ trên thế giới, với các khoản đầu tư vào các doanh nghiêp lên đến mức 60 tỷ đô la, tính đến tháng 12/2019. Tencent đã đầu tư vào công ty dịch vụ mua sắm Afterpay của Australia hay đã mua lại trang diễn đàn trên mạng Reddit nổi tiếng của Mỹ.
Con dao hai lưỡi
Theo Reuters, nếu Mỹ quyết định xúc tiến việc trừng phạt Tencent, mục tiêu nhắm tới đầu tiên có lẽ là WeChat, do mối quan ngại là ứng dụng này tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm duyệt và hoạt động gián điệp. Điều đó sẽ cắt nguồn thu nhập đến từ quảng cáo của các nhãn hiệu Mỹ muốn vươn đến người tiêu dùng ở Trung Quốc, và trên mặt chính trị, có thể khiến cho người dân Trung Quốc bình thường phải gánh chịu cái giá của cuộc chiến thương mại một cách rõ rệt hơn hơn bất kỳ thứ gì khác.
Quyết định trừng phạt của Mỹ cũng sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài suy nghĩ lại trước khi đặt quan hệ đối tác với các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh đã đầu tư đáng kể về chính trị cũng như kinh tế để nuôi dưỡng các nhà vô địch công nghệ thế giới của họ, nhưng Washington giờ đây đang dùng uy thế của mình trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng Internet và hệ thống điều hành để ngăn chặn toan tính của Trung Quốc. Ngón đòn của Nhà Trắng nhắm vào Tencent sẽ còn khiến Trung Quốc phải đau đớn lâu dài.
| Trung Quốc thừa nhận kém xa Mỹ, Nga về vũ khí hạt nhân TGVN. Ngày 10/8, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho biết, sức mạnh hạt nhân của nước này không sánh ngang với ... |
| Ông Trump đang tạo ra 'Vạn lý Trường Thành lửa' phiên bản Mỹ TGVN. Lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với các ứng dụng điện thoại di động của Trung Quốc như TikTok ... |
| Khi Mỹ 'nã pháo' vào biểu tượng công nghệ Trung Quốc TGVN. Theo tờ Global Times ngày 7/8, Tencent Holdings - một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới có trụ sở tại ... |