Myanmar trong tay “nữ hoàng không vương miện”

“Người mang trên đầu chiếc vương miện mấy khi có được giấc an lành”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
myanmar trong tay nu hoang khong vuong mien
Bà Suu Kyi từng tuyên bố sẽ "đứng trên Tổng thống". (Nguồn: AP)

Sau hơn một nửa thế kỷ, cuối cùng con tàu Myanmar đã có được một chính quyền dân sự do Tổng thống là thành viên đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm lái. Nhưng, con đường phát triển của Myanmar còn khá gian nan và nhà lãnh đạo thực sự của nước này, bà Aung Sang Su Kyi – lãnh đạo NLD phải đối mặt với vô vàn thách thức.

Giáp pháp hạn chế

Mặc dù bà Suu Kyi, người nhận được nhiều tình yêu mến từ người dân Myanmar khi họ gọi bà với cái tên trìu mến “mẹ Suu”, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Myanmar hồi cuối năm ngoái nhưng bà không thể lãnh đạo đất nước trong vai trò Tổng thống. Lý do là bởi bà có con trai mang quốc tịch Anh, điều Hiến pháp Myanmar không cho phép đối với một Tổng thống.

Do vậy, ngay từ đầu các giải pháp để có thể trở thành Tổng thống của bà Suu kyi đã vô cùng hạn chế. Lựa chọn sửa đổi Hiến pháp là không khả thi bởi vì bà cần phải có được sự ủng hộ của 75% nghị sĩ ở cả hai viện, cũng như sự ủng hộ của chính quyền quân đội. Thậm chí, một số người gợi ý rằng, bà Suu Kyi nên cắt đứt quan hệ với con trai nhưng điều đó thực sự là tàn nhẫn với người phụ nữ từng phải sống trong nhà tù ở Myanmar thay vì sống lưu vong cùng gia đình ở Anh. Cũng đã có nhiều nỗ lực để con trai bà mang quốc tịch Myanmar nhưng điều này là rất khó bởi cả hai đứa con bà đều lớn lên ở nước ngoài.

Cho tới tuần trước, bà Suu Kyi vẫn đặt hy vọng vào một khả năng thứ tư là đàm phán, thỏa hiệp với các tướng lĩnh quân đội để họ từ bỏ hoặc đình chỉ thi hành điều khoản của Hiến pháp khiến bà không thể trở thành Tổng thống. Đổi lại phía Đảng của bà sẽ giảm tư thế đối đầu với quân đội. Tuy nhiên, khả năng này cũng không trở thành hiện thực.

Nước cờ khôn ngoan

Không còn giải pháp cho bản thân, bà Suu Kyi và đảng NLD đề cử ông Htin Kyaw, người mà bà Suu Kyi biết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông từng là nhà văn và là người thân cận của bà Suu Kyi, được bà tin tưởng trong nhiều thập kỷ. Gia đình ông và gia đình vợ đều khá nổi bật trong lịch sử chính trường Myanmar, mặc dù vậy, bản thân ông chưa bao giờ có bất cứ tham vọng chính trị nào.

Vì tất cả những những lý do đó, ông Htin Kyaw là lựa chọn hoàn hảo cho chức Tổng thống trong mắt bà Suu Kyi. “Mẹ Suu” từng công bố rõ ràng rằng, dù không thể trở thành Tổng thống nhưng bà sẽ không từ bỏ quyền lực và sẽ “đứng trên cả Tổng thống”. “Tổng thống được bổ nhiệm sẽ không có thẩm quyền”, bà từng trả lời một kênh truyền hình vào tháng 10/2015.

Bà cũng bác bỏ nhận định cho rằng, các trung tâm quyền lực kép sẽ ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của chính phủ. “Tại sao điều đó lại ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của chính phủ? Tổng thống sẽ được thông báo chính xác những gì ông ấy có thể làm”, bà Suu Kyi trả lời truyền hình. Ngoài nắm “dây cương” quyền lực, bà Suu Kyi có lẽ sẽ tham gia Nội các với vai trò là Thủ tướng hoặc Ngoại trưởng.

Chẳng thể ngon giấc

Mặc dù mọi thứ đang khá suôn sẻ nhưng con đường trước mắt của bà Suu Kyi vẫn đầy thách thức như bà đã từng trải qua trong quá khứ. Phía quân đội, từng giam giữ bà Suu Kyi, dường như vẫn muốn nắm quyền kiểm soát Myanmar và chuyển giao quyền lực một cách tương đối miễn cưỡng, chậm chạp.

Chính phủ mới cũng sẽ phải quyết tâm cao độ để kéo Myanmar ra khỏi hàng thập niên lạc hậu về kinh tế, đồng thời phải giải quyết những khác biệt về tôn giáo, sắc tộc để hướng tới hòa giải dân tộc. Hiện nay, Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất ở châu Á, đứng thứ 149/186 các quốc gia trong Báo cáo Phát triển con người của Liên hợp quốc năm 2013. Rừng ở Myanmar đã bị khai thác với tốc độ chóng mặt, công nghiệp trì trệ và cơ sở hạ tầng yếu kém.

Về cá nhân bà Suu Kyi, bà không phải là nhà lãnh đạo duy nhất ở châu Á phải đối mặt với một cơ chế lãnh đạo mà quyền lực bị phân chia. Bà sẽ phải học hỏi từ kinh nghiệm của các nước khác nếu như muốn thành công trên con đường phía trước.

Một số tấm gương điển hình như mối quan hệ của Chủ tịch đảng Quốc đại cầm quyền Ấn Độ Sonia Gandhi và cựu Thủ tướng Manmohan Singh. Mối quan hệ này thậm chí còn là đề tài của cuốn sách thuộc hàng “bestseller”. Hay có thể kể tới là mối quan hệ không mấy ngọt ngào của cựu Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari với cựu Thủ tướng Yousaf Raza Gilani. Ở Sri Lanka, Tổng thống Maithripala Sirisena và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cũng khá bất hòa khi thỏa thuận phân chia quyền lực giữa họ vẫn chưa được thực hiện.

Bài học mà bà Suu Kyi cần nhận ra đó là ngay cả những ứng cử viên không tham vọng nhất cũng có thể tạo ra những căng thẳng sau khi người đó nắm trong tay quyền lực. Nhà soạn kịch W. Shakespeare đã từng có câu: “Người mang trên đầu chiếc vương miện mấy khi có được giấc an lành?”. Ở Myanmar, bà Suu Kyi, người không được mang trên đầu chiếc vương miện quyền lực ấy cũng đang chẳng thể ngon giấc khi viết nên một chương mới trong lịch sử của đất nước này.

Ông Htin Kyaw cũng từng làm việc cho chính phủ Myamar giữa những năm 70, tại Bộ Công nghiệp và Ngoại giao trước khi từ chức vào năm 1992. Ông nổi tiếng là người thân tín của chủ tịch đảng NLD, Syu Kyi. Ngoài ra Htin Kyaw là giám đốc một quỹ từ thiện mang tên mẹ Suu Kyi và có vợ là một nghị sĩ NLD mới được bầu. Trong thời gian bị quản thúc tại nhà, ông Htin Kyaw là sợi dây kết nối Suu Kyi với thế giới bên ngoài. Vào năm 2000 khi được đi lại tự do, ông đã đi cùng Suu Kyi tham quan trung tâm Mandalay. Ông Htin Kyaw sau đó bị bắt vì mâu thuẫn với một sĩ quan quân đội ở một nhà ga và bị ngồi tù 4 tháng. Một trong những bạn tù cũ của Htin Kyaw, hiện là thành viên NLD, Thein Swe mô tả: "Ấn tượng của tôi là ông ấy không phân biệt đối xử người giàu kẻ nghèo. Ông ấy không quan tâm tới những nguời có quyền lực mà đối xử với tất cả mọi người một cách bình đẳng và tôn trọng".
Hằng Phạm (theo The Hindu)

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Ngày 3/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ và gặp mặt cộng đồng, sinh viên, hội hữu nghị và bạn bè ...
XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 4/5/2024. KQXSHG thứ 7. Ket qua xo so Hau Giang. xổ số Hậu Giang ngày ...
XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 4/5/2024. SXMT 4/5. KQXSMT 4/5. xổ số hôm nay 4/5. xổ số miền Trung thứ 7. XSMT ...
XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5 - XSMN thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/5/2024. SXMN 4/5. KQXSMN. xổ số hôm nay 4/5. kết quả xổ số ngày ...
XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5 - KQXSMB thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 4/5/2024. SXMB 4/5. KQSXMB. Xổ số hôm nay 4/5. dự đoán xổ số miền ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/5/2024: Tuổi Hợi tình cảm hòa thuận

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/5/2024: Tuổi Hợi tình cảm hòa thuận

Xem tử vi 4/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động