Năm siêu bầu cử 2024 có thể làm thay đổi chính trị thế giới

Tùng Lâm
Giới quan sát gọi năm 2024 là “năm siêu bầu cử” với 57 % cư dân trên hành tinh có thể đến các điểm bỏ phiếu. Hãy điểm qua một số cuộc bầu cử đã và đang thu hút lớn sự chú ý mà kết quả của nó có thể sẽ tác động lớn đến đời sống chính trị của khu vực và thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Năm 'siêu bầu cử 2024' có thể thay đổi chính trị thế giới
Giới quan sát gọi 2024 là “năm siêu bầu cử” với 57 % cư dân trên hành tinh có thể đến các điểm bỏ phiếu. (Nguồn: ADOBE STOCK)

Ngay trong tháng 1/2024 đã diễn ra hai cuộc bầu cử: người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Tổng thống Phần Lan với kết quả đã được dự báo từ trước. Trong cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan ngày 13/1, ông Lại Thanh Đức, 64 tuổi - ứng viên của Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) - đã giành chiến thắng trước ứng cử viên Hầu Hữu Nghi (của Quốc dân Đảng) và ông Kha Văn Triết (Đảng Dân chúng Đài Loan). Trong quá trình vận động tranh cử, ông Lại cam kết duy trì hiện trạng ở hai bờ eo biển.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ năm 2024: Những ẩn số ở phía trước Bầu cử Mỹ năm 2024: Những ẩn số ở phía trước

Còn tại cuộc bầu cử tổng thống Phần Lan diễn ra ngày 28/1, cựu Thủ tướng Alexander Stubb thuộc Đảng Liên minh Quốc gia Trung hữu đã giành 27,2% tổng số phiếu bầu, trong khi cựu Ngoại trưởng Pekka Haavisto, thành viên Đảng Xanh, giành được 25,8% số phiếu ủng hộ. Dự kiến, hai ứng cử viên này sẽ tham gia tranh cử vòng hai vào ngày 11/2 tới. Các ứng cử viên tổng thống Phần Lan theo đuổi đường lối thân châu Âu (EU) và tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Bầu cử Tổng thống Nga

Cuộc bầu cử ở Nga sẽ được tổ chức trong ba ngày, từ 15-17/3/2024. Đầu tháng 12/2023, Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin tuyên bố ý định tranh cử nhiệm kỳ mới. Ông tranh cử với tư cách là ứng cử viên độc lập, tuy nhiên việc ứng cử của ông được hai Đảng trong quốc hội – Đảng Nước Nga Thống nhất và Nước Nga Công bằng ủng hộ. Khẩu hiệu tranh cử của ông Putin trong cuộc tổng tuyển cử lần này là: “Sức mạnh khi chúng ta cùng nhau- Hãy bầu chọn vì nước Nga”.

Ông V. Putin đã bốn lần giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Năm 2000, với tư cách là quyền nguyên thủ quốc gia, ông đạt 52,94%, năm 2004 - 71,31%, năm 2012 - 63,6% và năm 2018 - 76,69%. Những sửa đổi Hiến pháp được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2020 đã cho phép ông Putin ứng cử lần thứ ba liên tiếp.

Đảng Cộng sản Nga đề cử cựu chuyên gia nông nghiệp Nikolai Kharitonov, người từng về nhì trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2004, làm ứng cử viên tổng thống lần này. Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) đề cử ông Leonid Slutsky, người kế nhiệm nhà sáng lập nổi tiếng Đảng này, ông Vladimir Zhirinovsky (ông qua đời năm 2022 vì hội chứng Covid), còn Đảng Nhân dân mới (New People) đề cử Phó Chủ tịch Duma, ông Vyacheslav Davankov làm ứng cử viên.

Với sự ủng hộ cao của người dân Nga trong các cuộc thăm dò dư luận xã hội trong nhiều năm qua (trên dưới 80 %), Tổng thống V.Putin chắc chắn sẽ lại được nhân dân Nga bầu làm người lãnh đạo cao nhất của đất nước mình thêm 6 năm nữa.

Năm 'siêu bầu cử 2024' có thể thay đổi chính trị thế giới
Giới quan sát dự đoán chiến thắng thuộc về Liên minh Dân chủ Quốc gia và Đảng Bharatiya Janata (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ của đương kim Thủ tướng Narendra Modi. (Nguồn: Bloomberg)

Tổng tuyển cử ở Ấn Độ

Mùa xuân năm 2024, Ấn Độ sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử, một cuộc trưng cầu dân ý lớn nhất thế giới, trong đó gần một tỷ cử tri có thể tham gia. Cuộc bỏ phiếu dự kiến ​​sẽ diễn ra vào tháng 4 và 5/2024. Cuộc tổng tuyển cử lần trước vào năm 2019 được tổ chức theo 7 giai đoạn, từ ngày 11/4 đến ngày 19/5 và kết quả được công bố vào ngày 23/5/2019.

Ấn Độ là một nước Cộng hòa nghị viện, và kết quả bầu cử vào Hạ viện (Lok Sabha –Hội đồng nhân dân), có tầm quan trọng then chốt. Liên minh chính trị hoặc đảng nào giành được đa số trong Hạ viện, hiện có 543 thành viên, được trao quyền thành lập chính phủ và người đứng đầu liên minh này theo luật định được Tổng thống bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Giới quan sát dự đoán chiến thắng thuộc về Liên minh Dân chủ Quốc gia và Đảng Bharatiya Janata (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ của đương kim Thủ tướng Narendra Modi. Theo cuộc thăm dò dư luận của ABP News tháng 12/ 2023, liên minh này có thể giành được từ 295 đến 335 ghế. Đây là bước tiến nếu so với cuộc thăm dò hồi tháng 10 (thời điểm ngay trước thềm cuộc bầu cử lập pháp của 5 bang tại Ấn Độ kéo dài từ ngày 7 đến 30/11/2023). Ở thời điểm đó, kết quả khảo sát cho thấy BJP chỉ có thể giành được 287 ghế nếu bầu cử diễn ra thời điểm đó.

BJP sẽ phải đương đầu với liên minh đối lập I.N.D.I.A., bao gồm đảng lâu đời nhất của Ấn Độ, Đảng Quốc đại, hiện do Rahul Gandhi, chắt của Jawaharlal Nehru và cháu trai của cựu Thủ tướng Indira Gandhi đứng đầu. Phe đối lập khó có thể giành chiến thắng nhưng có thể cải thiện kết quả so với năm 2019. Theo cuộc thăm dò trên, I.N.D.I.A. có thể nhận được 165-205 ghế ở Lok Sabha.

Nhiều nhà quan sát mô tả cuộc bầu cử sắp tới là một cuộc trưng cầu dân ý về niềm tin vào ông Modi, người đã lãnh đạo đất nước đông dân nhất thế giới kể từ năm 2014.

Bầu cử Nghị viện châu Âu

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ được tổ chức từ ngày 6-9/6/2024 (ngày 9/6 là ngày bỏ phiếu chính) và sẽ là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi Anh rời EU. Người dân Liên minh châu Âu sẽ phải bầu 720 đại biểu cho nhiệm kỳ 5 năm. Vương quốc Anh trước đó có 74 ghế trong Quốc hội, nay 27 trong số này được phân bổ cho các quốc gia thành viên EU, còn lại 46 ghế nữa bị bãi bỏ, do đó giảm thành phần từ 751 xuống 705 người. Tháng 9/2023, con số này đã được xem xét lại, thêm 15 ghế nữa được phân phối ở 11 quốc gia có tính đến những thay đổi về nhân khẩu học. Số lượng quyền hạn của mỗi quốc gia được xác định theo quy mô dân số của quốc gia đó, nhưng không ít hơn 6 và không quá 96. Số lượng quyền hạn lớn nhất dành cho Đức.

Tại các nước thành viên, EU không có qui định bỏ phiếu thống nhất, nó có thể diễn ra bằng cả danh sách mở và danh sách kín. Các quốc gia cũng tự chủ đặt ra ngưỡng tối thiểu để vào Nghị viện châu Âu. Cử tri ở mỗi quốc gia bỏ phiếu cho các đảng quốc gia, các ứng cử viên được chọn sau đó sẽ được phân bổ giữa các phe phái ở châu Âu tùy theo quan điểm chính trị. Thông thường, các đảng quốc gia ủng hộ phe phái cụ thể gần gũi nhất với chương trình nghị sự chính trị của họ.

Hiện tại có 7 đảng phái trong Nghị viện châu Âu, bao gồm: Nhóm Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP; Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo) là đảng lớn nhất trong Nghị viện Châu Âu, bảo thủ, có 176 ghế và theo truyền thống, với tư cách là người chiến thắng, sẽ đề cử ứng viên của mình cho vị trí Chủ tịch hạ viện; Đảng Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ - 144 ghế; Đảng “Đổi mới châu Âu” có xu hướng tự do, ủng hộ châu Âu, có 102 ghế; Đảng Xanh/Liên minh Tự do Châu Âu - thúc đẩy chương trình nghị sự về khí hậu, có 71 ghế; Đảng "Những người theo chủ nghĩa bảo thủ và cải cách châu Âu" - những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (Eurosceptics) và chống liên bang một cách ôn hòa, có 64 ghế; Nhóm đảng “Bản sắc và Dân chủ” (Identity and Democracy), nhóm các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và cực hữu, cũng theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu. Họ có 64 ghế trong Nghị viện châu Âu; “Cánh Tả Châu Âu” - đoàn kết các chính trị gia có quan điểm cộng sản, có 38 ghế. 48 ghế còn lại thuộc về các đại biểu không đảng phái.

Người đứng đầu cơ quan ngoại giao châu Âu, Josep Borrell, cho rằng cuộc bầu cử vào Nghị viện châu Âu có thể mang tính quyết định như cuộc đua tổng thống ở Mỹ trong bối cảnh tình cảm cánh hữu ngày càng gia tăng trên khắp châu Âu. Sự phổ biến ngày càng tăng của các đảng cánh hữu ở Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha (các quốc gia có chỉ tiêu quốc gia lớn nhất trong Nghị viện châu Âu), cũng như sự gia tăng quyền lực gần đây của các đảng cánh hữu ở Hà Lan và Slovakia, có thể tác động đáng kể đến cán cân quyền lực trong Nghị viện châu Âu và làm phức tạp các hoạt động lập pháp của Liên minh, cũng như thay đổi chương trình nghị sự về các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại.

Ngoài ra, Nghị viện Châu Âu phải phê chuẩn việc ứng cử người đứng đầu Ủy ban Châu Âu (EC), do các nguyên thủ quốc gia đề cử trong khuôn khổ Hội đồng Châu Âu. Chủ tịch Hội đồng châu Âu hiện nay, ông Charles Michel, thông báo sẽ từ chức sau khi tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới. Người đứng đầu hiện tại của EC, bà Ursula von der Leyen, vẫn chưa xác nhận việc sẵn sàng tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng bà có thể trở thành Tổng thư ký NATO, thay thế ông Jens Stoltenberg ở vị trí này.

Theo cuộc thăm dò của tờ Politico cuối năm 2023, sự liên kết sơ bộ cho thấy phe bảo thủ vẫn giữ vững lập trường của mình (EPP vẫn sẽ là phe lớn nhất trong Nghị viện châu Âu, nhưng sẽ mất ít nhất sáu ghế). Cánh “Bản sắc và Dân chủ” và “Những người theo chủ nghĩa bảo thủ và cải cách châu Âu” sẽ củng cố đáng kể vị thế của họ (89 và 78 ghế thay vì 64 cho mỗi phái trước đây). Đảng Xã hội vẫn sẽ giữ được vị trí của mình (142 ghế), Đảng Cộng sản sẽ mất 8 ghế, nhưng phái sụt giảm nhất sẽ là Đảng Xanh, những người được dự đoán sẽ mất 27 ghế. Điều này phản ánh xu hướng giảm bớt sự ủng hộ dành cho các nhà bảo vệ môi trường trên khắp EU do sự cấp tiến hóa của chương trình nghị sự về khí hậu. Đảng Tự do cũng sẽ mất 18 ghế và trượt khỏi 3 đảng phái lớn nhất trong Nghị viện châu Âu.

Tổng tuyển cử và bầu cử ở Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử rất được dư luận chú ý, theo dõi dự kiến ​​diễn ra vào ngày 5/11/2024 tại Mỹ, nơi sẽ xác định tổng thống tiếp theo, thành phần của toàn bộ Hạ viện và một phần ba Thượng viện.

Các cuộc bầu cử sơ bộ của các đảng Dân chủ và Cộng hòa đã bắt đầu vào tháng 1/2024, các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín sẽ được tổ chức ở tất cả 50 bang, sau đó các ứng cử viên tổng thống của mỗi đảng sẽ được xác định vào tháng 6. Trước đó, các ứng cử viên cho đề cử sẽ tổ chức các cuộc tranh luận và tiến hành các chiến dịch vận động tranh cử.

Ngoài Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden, Đảng Dân chủ cũng sẽ bao gồm Nghị sĩ bang Minnesota, triệu phú 54 tuổi Dean Phillips và tác giả sách bán chạy nhất New York Times Marianne Williamson. Số lượng ứng cử viên Đảng Cộng hòa cao hơn đáng kể. Ngoài cựu Tổng thống Donald Trump, còn có sáu người nữa tranh cử. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1/2024, sau cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng tại bang Iowa chỉ còn hai ứng cử viên tiếp tục tranh cử là cựu Tổng thống Donald Trump và bà Nikki Haley, cựu Đại diện thường trực của Mỹ tại Liên hợp quốc.

Ngoài các ứng cử viên của đảng, ba ứng cử viên độc lập cũng dự định tham gia cuộc bầu cử tổng thống, bao gồm Robert Francis Kennedy Jr., cháu trai của Tổng thống thứ 35 của Mỹ; triết gia và nhà văn Cơ đốc giáo người Mỹ Cornel West, và ứng cử viên Đảng Xanh, bác sĩ Jill Stein.

Năm 'siêu bầu cử 2024' có thể thay đổi chính trị thế giới
Kịch bản rất có thể xảy ra là cuộc đua tổng thống năm 2020 lặp lại, chỉ là cuộc đọ sức giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Tổng tống đương nhiệm Joe Biden. (Nguồn: Reuters)

Kịch bản rất có thể xảy ra là cuộc đua tổng thống năm 2020 lặp lại, chỉ là cuộc đọ sức giữa hai ông Trump và Biden. Không có ứng cử viên nào của hai đảng có thể sánh ngang với họ về mức độ nổi tiếng. Tuy nhiên, có hai yếu tố có thể gây phức tạp đối với ông Trump khi tham gia cuộc đua Tổng thống. Đầu tiên là 4 vụ án hình sự chống lại cựu Tổng thống, ông bị buộc 91 tội danh hình sự; thứ hai là lệnh cấm tham gia bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa ở một số bang như Colorado, Maine, và có thể ở các bang khác. Theo tờ New York Times, 16 bang khác của Mỹ, ngoài Colorado, yêu cầu cấm ông Donald Trump tham gia bầu cử, với lý do ông này khi còn đương chức đã có liên quan đến vụ bạo loạn ở Điện Capitol năm 2021.

Theo thăm dò của Reuters/Ipsos cuối tháng 1/2024, ông Donald Trump đang dẫn trước Tổng thống Joe Biden 6 %. Cuộc thăm dò toàn quốc với 1.250 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy ông Trump dẫn trước ông Biden với tỷ lệ lần lượt là 40% và 34%, số còn lại không chắc chắn hoặc dự định bỏ phiếu cho người khác hoặc không bỏ phiếu cho ai.

Các cuộc bầu cử vào Hạ viện và Thượng viện Quốc hội có nhiều khả năng mang đến những bất ngờ. Hiện tại, Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện (222 ghế so với 212 ghế của Đảng Dân chủ), và Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện (51 ghế so với 49 ghế). Nếu Quốc hội Mỹ tiếp tục hoạt động theo hình thức chia rẽ (tình trạng này nảy sinh sau kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ), tân Tổng thống Mỹ, bất kể là ai, sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy các sáng kiến ​​của mình.

Cũng có khả năng các nhà lập pháp sẽ bị tê liệt khi đưa ra quyết định về những vấn đề nhạy cảm nhất. Tình trạng này đã xảy ra trong vấn đề cung cấp hỗ trợ cho Ukraine: các nhà lập pháp đã không thể đạt được thỏa hiệp kể từ tháng 10 do quyết định của Đảng Cộng hòa liên kết hỗ trợ tài chính cho Kiev với việc thắt chặt luật nhập cư của Mỹ.

Tổng tuyển cử ở Mexico

Ngày 2/6/2024, Mexico sẽ tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống, quốc hội và thống đốc các bang và lần đầu tiên trong lịch sử nước này, hai ứng cử viên chính cho chức tổng thống đều là phụ nữ. Nguyên thủ quốc gia hiện tại, ông Andrés Manuel López Obrador, sẽ không tranh cử, vì ở Mexico, tổng thống được bầu với một nhiệm kỳ sáu năm mà không có quyền tái tranh cử.

Ứng cử viên của đảng cánh tả cầm quyền Phong trào Tái thiết quốc gia (MORENA), bà Claudia Sheinbaum, một người nhà vật lý gốc Do Thái, từng là thị trưởng của Thành phố Mexico cho đến tháng 6/2023.

Phe đối lập trung dung “Mặt trận mở rộng Mexico” cũng đề cử một phụ nữ làm ứng cử viên của mình, thượng nghị sĩ và nữ doanh nhân Xochitl Galvez, có cha là người thổ dân Otomi bản địa. Một ứng cử viên khác được cho là Thống đốc bang Nuevo Leon phía đông bắc, Samuel García của đảng Phong trào Công dân, nhưng ông đã rút lui khỏi cuộc đua vào đầu tháng 12/2023.

Theo một cuộc thăm dò dư luận được tiến hành vào cuối tháng 11/2023, bà Sheinbaum có 53% số người được hỏi ủng hộ, bà Galvez - 25%, còn ông Garcia - 10%. Vì vậy, gần như chắc chắn rằng lần đầu tiên trong lịch sử Mexico, một phụ nữ sẽ trở thành Tổng thống, bà Sheinbaum hoặc bà Galvez.

Kết quả bầu cử sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều trong quan hệ với Mỹ. Năm 2023, Mexico đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, nhưng quan hệ giữa hai nước gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là dòng người di cư và buôn lậu ma túy qua biên giới chung của hai nước. Do quan điểm của các ứng cử viên Tổng thống Mỹ khác biệt nhau trong các vấn đề liên quan đến Mexico nên kết quả của cuộc đua Tổng thống ở Mexico sẽ chịu tác động rất nhiều bởi các tranh luận trên chính trường Mỹ.

Cuộc đua tại Indonesia

Gần 205 triệu trong số hơn 270 triệu dân của Indonesia sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 14/2/2024 để lựa chọn người tiếp nhiệm Tổng thống Joko Widodo.

Cuộc đua lần này dự kiến sẽ gồm 3 cặp ứng cử viên do Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto, cựu Thống đốc Jakarta Anies Baswedan và cựu Thống đốc tỉnh Trung Java Ganjar Pranowo dẫn đầu.

Ông Anies liên danh cùng ông Muhaimin Iskandar, lãnh đạo một đảng Hồi giáo lớn nhất tại Indonesia và có quan hệ với một tổ chức Hồi giáo gồm 40 triệu thành viên. Ông Ganjar, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia (PDI-P) cầm quyền, sẽ tham gia tranh cử cùng Bộ trưởng Điều phối Chính trị và An ninh Mahfud MD. Còn ông Prabowo Subianto vẫn chưa công bố người liên danh tranh cử của mình.

Theo kết quả thăm dò dư luận do Indikator Politik thực hiện từ ngày 30/12/2023 đến ngày 6/1/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto nhận được 45,8% ý kiến ủng hộ trong 1.200 cử tri tham gia khảo sát.

Với con số này, tỷ lệ ủng hộ ông Subianto cách biệt tới hơn 20% so với đối thủ bám sát là cựu Thống đốc Jakarta, Anies Baswedan, song vẫn thấp hơn mức hơn 50% sự ủng hộ để giành được chiến thắng ngay trong vòng đầu tiên. Nếu không có ứng cử viên nào giành chiến thắng tại vòng đầu tiên, Indonesia sẽ tổ chức vòng 2 bầu cử vào ngày 26/6/2024.

Năm 'siêu bầu cử 2024' có thể thay đổi chính trị thế giới
Ba ứng cử viên tổng thống Indonesia (từ trái sang phải): Ganjar Pranowo, Prabowo Subianto và Anies Baswedan sau cuộc tranh luận đầu tiên ở Jakarta, Indonesia, ngày 12/12/ 2023. (Nguồn: Straits Times)

Bầu cử quốc hội ở Áo

Các cuộc bầu cử vào Hội đồng quốc gia (Hạ viện gồm 183 đại biểu) được lên kế hoạch vào ngày 30/9/2024 tại Cộng hòa Áo, do đó Áo có thể gia nhập hàng ngũ các nước châu Âu do những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu lãnh đạo. Sau khi ông Sebastian Kurz phải từ chức thủ tướng Áo năm 2019, Đảng Tự do theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu đã đánh mất niềm tin của người Áo. Tuy nhiên, năm 2023 Đảng Tự do đã trở lại: đến cuối tháng 12/203, tỷ lệ ủng hộ của đảng này là 30% (+14% so với kết quả bầu cử năm 2019), và giờ đây đảng này không chỉ tham gia liên minh cầm quyền, mà còn có thể thành lập một liên minh và đề cử một ứng cử viên vào vị trí thủ tướng.

Nếu những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu lên nắm quyền, mối quan hệ của Vienna với Brussels có thể xấu đi. Lãnh đạo Đảng Tự do, Herbert Kickl, đã nhiều lần ca ngợi chính sách của Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của nước này trong tranh chấp với EU. Các cuộc bầu cử ở Áo sẽ diễn ra sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, nơi các lực lượng cánh hữu dự kiến ​​cũng sẽ tăng cường. Sự gia tăng số lượng các chính trị gia cánh hữu trong các tổ chức châu Âu và trong số các nhà lãnh đạo EU có thể dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng trong chính sách di cư của liên minh, cũng như làm phức tạp thêm việc cung cấp hỗ trợ cho Ukraine.

Bầu cử tổng thống ở Venezuela

Cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức tại Venezuela vào nửa cuối năm 2024. Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, được tổ chức vào năm 2018, đã bị Mỹ và một số nước Mỹ Latinh từ chối công nhận, và một cuộc khủng hoảng chính trị đã nổ ra ở quốc gia này. Phe đối lập Venezuela tập hợp quanh Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido, người tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời của Venezuela. Một số quốc gia nước ngoài ban đầu cũng công nhận, nhưng gần đây, sự ủng hộ quốc tế dành cho chính trị gia này đã giảm dần. Vào ngày 30/12/ 2022, chính phe đối lập đã bỏ phiếu giải tán “Chính phủ lâm thời” của Guaido.

Vào giữa tháng 10/2023, Tổng thống Nicolas Maduro đã ký một thỏa thuận với phe đối lập để tổ chức bầu cử tổng thống, trong đó các bên cam kết sẽ kiềm chế bạo lực và tôn trọng quyền lựa chọn ứng cử viên của nhau. Do đó, Mỹ, ủng hộ phe đối lập địa phương, đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực dầu khí của Venezuela. Vào ngày 22/10, phe đối lập Venezuela đã tổ chức bầu cử sơ bộ lần đầu tiên sau 11 năm, trong đó cựu đại biểu Quốc hội, bà Maria Corina Machado sinh năm 1967, người bị Chính phủ thông báo vào năm 2015 cấm đảm nhiệm các vị trí dân cử trong 15 năm tiếp theo, đã giành chiến thắng vang dội.

Ngay sau sự kiện này, Tòa án Tối cao Venezuela đã hủy bỏ kết quả bầu cử sơ bộ và giữ nguyên các hạn chế có hiệu lực đối với bà Machado, điều gây nguy cơ phá vỡ thực thi thỏa thuận giữa Maduro và phe đối lập. Bà Machado đã yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm. Cuối tháng 12/2023, Mỹ và Venezuela đã tiến hành một cuộc trao đổi tù nhân, trong đó Mỹ trả tự do cho nhà ngoại giao Venezuela và người bạn thân tín của tổng thống Maduro, ông Alex Saab, còn Venezuela trả tự do 10 công dân Mỹ và các tù nhân chính trị Venezuela. Machado cho biết bà đã tham gia vào các cuộc đàm phán và nhấn mạnh rằng một khi tất cả các yêu cầu của Maduro được đáp ứng, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ và thả ông Saab, thì sẽ không có lý do gì để bà không đương đầu với Tổng thống Maduro trong cuộc bầu cử năm 2024.

Nhiều lý do để lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Nhiều lý do để lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Theo tờ Financial Times, 2023 là một năm tích cực với kinh tế thế giới, khi Chỉ số Bất ngờ Kinh tế Toàn cầu của ...

Lãnh đạo các nước chia sẻ kỳ vọng cao về tương lai thế giới năm 2024

Lãnh đạo các nước chia sẻ kỳ vọng cao về tương lai thế giới năm 2024

Trải qua năm 2023 đầy biến động, lãnh đạo các nước gửi gắm thông điệp năm 2024 tới người dân toàn cầu, chứa đựng nguyện ...

Năm mới 2024: Xây dựng niềm tin, khôi phục hy vọng

Năm mới 2024: Xây dựng niềm tin, khôi phục hy vọng

Khi giai điệu của ca khúc bất hủ Happy New Year của ban nhạc ABBA vang lên trong tiếng hò reo và tưng bừng pháo ...

Xu thế bất ổn 2024

Xu thế bất ổn 2024

Thế giới bước vào năm 2024 trong tình trạng bất ổn với những căng thẳng địa chính trị leo thang, gây biến động trên toàn ...

Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới bước sang năm con rồng, với những thay đổi mang tính bước ngoặt có thể dự báo trước về địa chính trị và ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động