NATO mở rộng hoạt động sang châu Á-Thái Bình Dương: Nhu cầu từ hai phía hay chỉ do Mỹ 'bài binh bố trận'?

Vy Anh
Việc NATO tăng cường hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng bài bản hơn, điều này tạo ra nhiều luồng dư luận về ý đồ thực sự của NATO cũng như các đối tác muốn hợp tác với NATO trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tại sao NATO mở rộng phạm vi hoạt động sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, ngày 12/7. (Nguồn: AP)

Kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, các cuộc họp và hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhận được nhiều sự chú ý hơn so với những năm trước.

Vấn đề quan trọng nhất là sự hỗ trợ quân sự trong tương lai của NATO dành cho Ukraine, đặc biệt là sau các báo cáo về sự chậm trễ trong việc cung cấp vũ khí, quyết định gây tranh cãi của Mỹ về việc gửi bom chùm cho Ukraine, tư cách thành viên tiềm năng của Ukraine, cuộc cải tổ lớn đầu tiên đối với các kế hoạch quân sự của NATO kể từ sau Chiến tranh Lạnh và tăng chi tiêu quốc phòng của mỗi nước.

Cùng mối quan tâm chung

Những khách mời khác tham dự thượng đỉnh NATO lần này nhận được sự quan tâm đáng kể là bốn nhà lãnh đạo từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Đây là lần tham dự thứ hai của bốn nhà lãnh đạo này, sau hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2022 tại Madrid.

Tin liên quan
Hội nghị thượng đỉnh NATO, chuyện không của riêng ai Hội nghị thượng đỉnh NATO, chuyện không của riêng ai

Trong khi những nỗ lực tiếp cận của NATO đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, thì ý định này đã nhận phải nhiều phản ứng trái chiều.

Ở thời điểm hiện tại, với việc NATO đang tập trung quá nhiều vào Ukraine, mối quan tâm của tổ chức này đối với một khu vực cách nửa vòng Trái Đất đặt ra một số câu hỏi. Tại sao bốn nhà lãnh đạo kể trên lại trở thành nhân vật thường xuyên xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh của các nước châu Âu và Bắc Mỹ?

Đầu tiên, các quốc gia này là những thành viên nổi bật nhất tham gia vào nỗ lực ủng hộ Ukraine và trừng phạt Nga. Vì vậy, sự hiện diện của họ tại một hội nghị an ninh nơi vấn đề Ukraine sẽ được thảo luận là phù hợp.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong Khái niệm chiến lược của NATO năm 2022, một tài liệu quan trọng phác thảo các giá trị, mục đích và vai trò của liên minh.

Lần đầu tiên tài liệu này đề cập đến tham vọng và chính sách của Trung Quốc như một thách thức lớn đối với an ninh, lợi ích và giá trị của NATO. Nó cũng đề cập cụ thể đến sự gia tăng hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, điều mà NATO coi là mối đe dọa đối với “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Điều này cho thấy rõ ràng rằng NATO cần tăng cường các mối quan hệ đối tác hiện có trong khu vực và phát triển các mối quan hệ mới.

Từng bước đi vào "quy trình"

Các nhà phân tích chính sách đã tranh luận về giá trị và tác động của việc mở rộng mức độ hợp tác này. Nhưng bất chấp sự do dự của một số nhà bình luận, bốn quốc gia châu Á-Thái Bình Dương tham dự thượng đỉnh NATO vừa qua nhìn chung đều muốn đi theo hướng đẩy mạnh hợp tác với NATO.

Trên thực tế, nếu hội nghị thượng đỉnh Madrid là cơ hội để bốn đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Ukraine và cam kết thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác trong tương lai với NATO, thì hội nghị thượng đỉnh Vilnius lần này đóng vai trò là tiêu chuẩn để đánh giá tiến trình đã đạt được. Đây là lý do tại sao trước thềm hội nghị thượng đỉnh, NATO đã nỗ lực để chính thức hóa quan hệ đối tác với bốn quốc gia.

Nhật Bản và Australia đã đi đầu trong những nỗ lực này. Tuần trước, truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng Tokyo và Canberra đã kết thúc các cuộc đàm phán với NATO về một thỏa thuận mới có tên là “Chương trình đối tác phù hợp với từng cá nhân” (ITPP).

Chương trình này chỉ rõ các lĩnh vực hợp tác chính giữa mỗi nước và khối NATO. New Zealand và Hàn Quốc cũng đang làm việc để hoàn tất các thỏa thuận của từng nước với liên minh.

Quan hệ đối tác chủ yếu sẽ tập trung vào các lĩnh vực quan tâm toàn cầu, chẳng hạn như an ninh hàng hải, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, không gian bên ngoài và các công nghệ mới nổi và đột phá (bao gồm cả trí tuệ nhân tạo).

Và từ quan điểm quốc phòng, NATO và bốn đối tác sẽ hướng tới mục tiêu cải thiện “khả năng tương tác” của quân đội của họ – khả năng phối hợp và phối hợp hành động hiệu quả giữa các lực lượng quân sự và hệ thống phòng thủ khác nhau.

Điều này có thể đòi hỏi phải tăng cường hiểu biết về trang bị quân sự của nhau, cải thiện mối quan hệ giữa các lực lượng của các nước, đồng thời mở rộng các cuộc tập trận chung.

Những "mắt xích" an ninh quan trọng

Mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa NATO và các đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể được diễn giải theo hai cách.

Đầu tiên, những quan hệ đối tác này tạo thành một mắt xích quan trọng khác trong mạng lưới quan hệ ngoại giao và an ninh đang mở rộng giữa Mỹ, các đồng minh phương Tây và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chúng bổ sung cho các quan hệ đối tác như AUKUS và nhóm Bộ tứ.

Ngoài ra, cũng có thể xem các thỏa thuận này trong bối cảnh NATO ngày càng mở rộng phạm vi tiếp cận với phần còn lại của thế giới trong vài thập kỷ qua.

Trước đây, sự hợp tác của NATO với các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chủ yếu liên quan đến việc tập hợp các nguồn lực cho các hoạt động an ninh ở những quốc gia không phải là thành viên NATO, chẳng hạn như Balkan trong những năm 1990 và Afghanistan trong những năm 2000.

Ngày nay, việc củng cố các mối quan hệ đối tác này được coi là một phần quan trọng trong việc đối phó với những thách thức và mối đe dọa mới do Nga hay Trung Quốc đặt ra.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ thấy thiết bị quân sự hoặc quân đội NATO đóng quân vĩnh viễn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thêm nữa, mặc dù tất cả những điều này nhằm tăng cường hợp tác an ninh giữa các đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đây hoàn toàn không phải là "khúc dạo đầu" cho việc tạo ra một hiệp ước phòng thủ tập thể giống như NATO trong khu vực.

Những quan hệ đối tác mới này có thể có hiệu quả trong việc giải quyết mọi vấn đề, từ thông tin sai lệch và an ninh hàng hải đến phòng thủ mạng và cạnh tranh trong không gian.

Từ 'cái gật đầu' của Thổ Nhĩ Kỳ: Niềm vui không của riêng ai

Từ 'cái gật đầu' của Thổ Nhĩ Kỳ: Niềm vui không của riêng ai

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhiều căng thẳng, "cái gật đầu" của Thổ Nhĩ Kỳ ...

G7 sẽ ký Tuyên bố chung về các nguyên tắc đảm bảo an ninh Ukraine

G7 sẽ ký Tuyên bố chung về các nguyên tắc đảm bảo an ninh Ukraine

Ngày 12/7, Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ bàn về các ...

Hội nghị thượng đỉnh NATO: Ukraine nói kết quả ‘chưa lý tưởng’, Thủ tướng Anh trấn an, Mỹ không hài lòng?

Hội nghị thượng đỉnh NATO: Ukraine nói kết quả ‘chưa lý tưởng’, Thủ tướng Anh trấn an, Mỹ không hài lòng?

Các nước đã có phản ứng khác nhau sau khi Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh NATO, với nội dung đề cập đến ...

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow ‘bác’ khả năng hòa đàm, G7 cam kết hỗ trợ Kiev dài lâu với điều kiện này

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow ‘bác’ khả năng hòa đàm, G7 cam kết hỗ trợ Kiev dài lâu với điều kiện này

Ngày 13/7, trả lời phỏng vấn báo Lenta.ru (Nga), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận, thông tin về cuộc đàm phán hòa bình nhằm ...

Ba điểm nhấn tại Hội nghị thượng đỉnh NATO

Ba điểm nhấn tại Hội nghị thượng đỉnh NATO

Tiến trình gia nhập của Ukraine, thách thức từ Nga, Trung Quốc là ba nội dung nổi bật trong Tuyên bố chung của Hội nghị ...

(theo Asia Times)

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng làm việc tại TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng làm việc tại TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tham dự và chủ trì nhiều hoạt động trọng tâm về công tác đối ngoại và công tác người Việt Nam ...
Vietlott 3/7, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 3/7/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 3/7, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 3/7/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 3/7 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 3/7/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSCT 3/7, kết quả xổ số Cần Thơ thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số Cần Thơ ngày 3 tháng 7

XSCT 3/7, kết quả xổ số Cần Thơ thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số Cần Thơ ngày 3 tháng 7

XSCT 3/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 3/7/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSST 3/7, kết quả xổ số Sóc Trăng thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số Sóc Trăng ngày 3 tháng 7

XSST 3/7, kết quả xổ số Sóc Trăng thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số Sóc Trăng ngày 3 tháng 7

XSST 3/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 3/7/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSDN 3/7, kết quả xổ số Đồng Nai thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số Đồng Nai ngày 3 tháng 7

XSDN 3/7, kết quả xổ số Đồng Nai thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số Đồng Nai ngày 3 tháng 7

XSDN 3/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 3/7/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ số Đồng ...
Giá tiêu hôm nay 3/7/2024, lý do giá tăng nhưng người trồng không hưởng lợi cao, thị trường chưa hấp dẫn để ồ ạt bán ra

Giá tiêu hôm nay 3/7/2024, lý do giá tăng nhưng người trồng không hưởng lợi cao, thị trường chưa hấp dẫn để ồ ạt bán ra

Giá tiêu hôm nay 3/7/2024 tại thị trường trong nước tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.000 - 157.000 đồng/kg.
Tin thế giới 2/7: Nga cảnh báo Israel các hậu quả nghiêm trọng, 'đêm tồi tệ' của ông Biden, Philippines mong điều tốt đẹp cùng Trung Quốc

Tin thế giới 2/7: Nga cảnh báo Israel các hậu quả nghiêm trọng, 'đêm tồi tệ' của ông Biden, Philippines mong điều tốt đẹp cùng Trung Quốc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Kazakhstan

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Kazakhstan

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thủ đô Astana của Kazakhstan để thăm chính thức nước này và dự Hội nghị thượng đỉnh SCO lần thứ 24.
Thủ tướng Hungary bất ngờ thăm Kiev sau gần 2,5 năm xung đột ở Ukraine, nhắc nhở châu Âu nên tự hỏi 'vị trí của mình'

Thủ tướng Hungary bất ngờ thăm Kiev sau gần 2,5 năm xung đột ở Ukraine, nhắc nhở châu Âu nên tự hỏi 'vị trí của mình'

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tới Ukraine vào sáng 2/7, chuyến thăm đầu tiên của ông đến Kiev kể từ khi xung đột quân sự nổ ra năm 2022.
Bầu cử Quốc hội Pháp: Thất bại trong toan tính 'mượn tay' cử tri, liên minh của Tổng thống Macron tìm cách ngăn 'sao đổi ngôi'

Bầu cử Quốc hội Pháp: Thất bại trong toan tính 'mượn tay' cử tri, liên minh của Tổng thống Macron tìm cách ngăn 'sao đổi ngôi'

Phe trung dung hợp tác với cánh tả để ngăn phe cực hữu chiếm đa số tuyệt đối ở Quốc hội và kiểm soát chính phủ Pháp sau cuộc bầu cử ngày 7/7.
Phần Lan ca ngợi việc thông qua hiệp định quốc phòng với Mỹ là 'thời khắc lịch sử'

Phần Lan ca ngợi việc thông qua hiệp định quốc phòng với Mỹ là 'thời khắc lịch sử'

Phần Lan thông qua Hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) với Mỹ, cho phép Washington tăng cường hiện diện quân đội và lưu trữ các thiết bị quốc phòng.
Đồn đoán việc Nhật Bản thúc đẩy đăng cai hội nghị Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ

Đồn đoán việc Nhật Bản thúc đẩy đăng cai hội nghị Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ

Nhật Bản có thể đăng cai hội nghị Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ (Quad - gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) vào cuối tháng này.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Phiên bản di động