TIN LIÊN QUAN | |
Nga-Mỹ: Cùng thắng với START mới | |
Duma Quốc gia Nga bắt đầu thảo luận START mới |
Báo Kommersant số ra ngày 13/9 dẫn lời Cục trưởng Cục Kiểm soát vũ khí và chống phổ biến vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Ulyanov cho biết Moscow sẵn sàng thảo luận với Washington về việc gia hạn thêm 5 năm START mới, nếu cả hai bên đều sẵn sàng.
Ông nhấn mạnh, START mới có hiệu lực tới năm 2021, có khả năng được kéo dài thêm 5 năm nữa. Nga hiện chưa quyết định, nhưng sẵn sàng xem xét khả năng này, ít nhất là thảo luận vấn đề này với phía Mỹ.
Ngoài ra, quan chức Moscow cũng cho rằng để bắt đầu đàm phán về việc gia hạn hiệp ước, Washington cần khẳng định sẽ xem xét khả năng kéo dài hiệp ước.
Cục trưởng Cục Kiểm soát vũ khí và chống phổ biến vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Ulyanov. (Nguồn: The Russian Reality) |
Nga và Mỹ ký START mới từ năm 2010 và hiệp ước chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2011. Văn bản này quy định đến tháng 2/2018, mỗi nước phải cắt giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai xuống còn không quá 1.550 đầu đạn, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngoài ra, hiệp ước này cũng giới hạn số tên lửa triển khai trên đất liền và tàu ngầm, cũng như số máy bay ném bom có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 2 vừa qua, tân Tổng thống Donald Trump đã gọi văn kiện này là "thỏa thuận tồi với Mỹ".
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao Nga - Mỹ căng thẳng trở lại sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại thành phố San Francisco, cùng 2 cơ sở ngoại giao khác tại thủ đô Washington và thành phố New York. Động thái nhằm đáp trả việc Điện Kremlin yêu cầu Mỹ cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao tại Nga.
Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi giới chức Mỹ tiến hành lục soát Văn phòng Thương vụ Nga tại thủ đô Washington. Đại diện Thương mại Nga tại Mỹ Aleksander Stadnik gọi vụ lục soát của Mỹ là hành động chiếm đoạt tài sản trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế. Moscow tuyên bố sẽ có các biện pháp đáp trả thích đáng.
Ngoài START mới, Mỹ và Nga còn ký kết Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 và chính thức có hiệu lực từ tháng 6/1988 sau quá trình thương lượng giữa Tổng thống Mỹ khi đó là ông Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Xô Viết Mikhail Gorbachev. Nội dung chính của văn kiện này là cấm các bên tham gia xử lý, sản xuất hoặc thử nghiệm từ mặt đất các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 500km đến 5.500km. Đã có khoảng 2.700 tên lửa tầm trung đã bị tiêu hủy sau khi INF có hiệu lực.
Nga – Mỹ: Những cuộc gặp lịch sử Các cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo của hai siêu cường này thường có tính chất lịch sử và định hình tương ... |
Quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục xấu đi do các lệnh trừng phạt của Mỹ Động thái mở rộng thêm danh sách các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ được cho là sẽ tiếp tục khiến quan hệ Nga ... |
Nga-Mỹ khẳng định mong muốn bình thường hóa quan hệ Theo New York Times ngày 20/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cùng quan tâm ... |