Nga-Trung: Quan hệ 'nở hoa' và những toan tính chiến lược của Moscow

Hồng Phúc
Ông Ian Hill*, nhà ngoại giao kỳ cựu của New Zealand có bài viết mới trên lowyinstitute.org về mối quan hệ thực dụng giữa Nga và Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin tại gala kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Trung-Nga, năm 2019. (Nguồn: Kremlin.ru)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin tại gala kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Trung-Nga, năm 2019. (Nguồn: Kremlin.ru)

Cuộc khẩu chiến giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc xoay quanh những mâu thuẫn trong tầm nhìn đa phương hồi tuần trước tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc một lần nữa phản ánh mối quan hệ chặt chẽ không ngừng được củng cố trong những năm gần đây giữa Moscow và Bắc Kinh.

Mối quan hệ đang "nở hoa" giữa Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ mang lại lợi ích chung cho cả hai nước, song đối với Moscow, mối quan hệ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và khiếm khuyết vốn có.

Nhu cầu chiến lược

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gần đây đã ca ngợi mối quan hệ Nga-Trung là "độc nhất", được thể hiện qua "bộ khung" là quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược.

Không thể phủ nhận rằng hợp tác song phương Nga-Trung đã mở rộng cả về quy mô và chiều sâu trong một số lĩnh vực. Mối quan hệ này được dẫn dắt bởi mối quan hệ cá nhân tuyệt vời giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thực tế, mối liên kết chặt chẽ hơn với Bắc Kinh là nhu cầu chiến lược của Moscow, đóng vai trò bù đắp những khoảng trống của Nga sau những tranh cãi giữa Nga với Mỹ và Liên minh châu ÂU (EU) vào năm 2014 cũng như nhiều mâu thuẫn về mặt chính trị và kinh tế khác.

Không chỉ có vậy, mối quan hệ này còn tiềm ẩn nhiều lợi ích khác.

Tin liên quan
Nga-Trung: Lấy điểm đồng làm điểm cộng Nga-Trung: Lấy điểm đồng làm điểm cộng

Putin nhận thấy rằng mối quan hệ Nga-Trung gần gũi hơn sẽ khiến Mỹ và các đối tác phương Tây bất an, làm phức tạp hơn các tính toán chiến lược của Mỹ và nhấn mạnh vị thế của Moscow đối với Washington.

Các tính toán về chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại thực dụng cũng liên quan tới việc hình thành một mối quan hệ Nga-Trung gần gũi hơn.

Những tương đồng rõ ràng về chính trị đã phản ánh tính cách độc đoán của cả hai nhà lãnh đạo và hệ thống chính trị tại Nga và Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa trên thực tế khi Nga áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc để tăng cường đảm bảo an ninh trong nước và tìm cách, dù vẫn còn hạn chế, “mô phỏng” chính sách kiểm duyệt và giám sát tự do Internet mà Trung Quốc triển khai.

Những bổ sung về mặt kinh tế tạo ra một động lực mạnh mẽ. Đối với Nga, một Trung Quốc "khát" tài nguyên là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng tăng trưởng và gần gũi về địa lý đối với các nhà xuất khẩu năng lượng, hàng hóa và nông sản.

Hơn nữa, Trung Quốc đem đến cho Nga những nhà sản xuất với giá thành cạnh tranh và nguồn đầu tư dồi dào (dù có thể chưa đủ những gì mà Nga mong muốn).

Kim ngạch thương mại song phương Nga-Trung trong năm 2020 đã đạt mức 100 tỷ USD và thị phần của Trung Quốc trong hoạt động thương mại của Nga đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2013.

Sự hội tụ chính sách

Về chính sách đối ngoại, Nga và Trung Quốc là hai quốc gia cùng chí hướng. Các lợi ích và chương trình nghị sự của hai nước đa phần phù hợp, cụ thể là cả hai cùng có mục tiêu thách thức vị trí bá chủ của Mỹ.

Moscow và Bắc Kinh cũng không thiện cảm với những điều mà họ xem là chủ nghĩa xét lại của phương Tây nhằm áp đặt “tự do” với trật tự thế giới dựa trên luật lệ, những gì mà cả 2 nhìn nhận như một công cụ củng cố sự thống trị của Mỹ.

Thay vào đó, Nga khẳng định vai trò trung tâm của khuôn khổ pháp lý quốc tế dựa trên nền tảng Liên hợp quốc, đặc biệt là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền - một nguyên tắc mà Bắc Kinh mạnh mẽ tán thành.

Nga và Trung Quốc có những hội tụ về chính sách đối với các vấn đề quốc tế. Trong nhiều trường hợp, nếu không có những ủng hộ rõ ràng, Nga và Trung Quốc thường tránh phản đối gay gắt bên còn lại, hoặc trấn an rằng đối phương có sự hậu thuẫn nhất định.

Điều này đã được phản ánh qua thái độ thận trọng của Nga trước các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và sự im lặng của Trung Quốc trước cuộc xâm lược mà Nga tiến hành tại Ukraine.

Việc Moscow phản đối khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không chỉ phản ánh việc Nga chưa quyết định vị thế của mình trong cấu trúc, mà còn xuất phát từ lo ngại về khía cạnh kiềm chế Trung Quốc trong đó.

Hợp tác quân sự chặt chẽ hơn giữa hai nước đã thu hút sự chú ý đặc biệt. Hợp tác diễn ra từ việc Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn hằng năm của Nga, các cuộc tuần tra chung bằng máy bay ném bom trên vùng Biển Nhật Bản và các cuộc tập trận hải quân chung (bao gồm cả ở Ấn Độ Dương).

Về mặt lịch sử, Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Trung Quốc, giúp Bắc Kinh hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, với việc cung cấp máy bay chiến đấu SU 35 và hệ thống tên lửa S-400 - và thậm chí là hệ thống cảnh báo sớm.

Mối quan hệ thực dụng Nga-Trung
Trong nhiều trường hợp, Nga và Trung Quốc thường tránh phản đối gay gắt bên còn lại, hoặc trấn an rằng đối phương có sự hậu thuẫn nhất định. (Nguồn: Reuters)

Những giới hạn

Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng có những giới hạn. Nga ở thế yếu trong mối quan hệ này - một mối quan hệ sẽ ngày càng bất đối xứng theo thời gian. Vì lẽ đó, Moscow sẽ tìm cách duy trì năng lực tự chủ chiến lược và tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị lệ thuộc, dù là chính trị hay kinh tế.

Việc đạt được sự cân bằng phù hợp trong quan hệ với Bắc Kinh là điều không dễ dàng đối với Moscow. Trên phương diện kinh tế, Nga rất cần thị trường Trung Quốc để xuất khẩu năng lượng và hàng hóa, điều này cho phép Trung Quốc có quyền định đoạt các điều khoản trong mối quan hệ thương mại.

Việc duy trì mối liên kết hữu ích với Bắc Kinh, trong khi vẫn giữ được những khoảng linh hoạt cho Nga bằng cách đa dạng hóa quan hệ với các nước thứ ba, sẽ đầy thách thức.

Tin liên quan
Nga-Ấn Độ: Những mảnh ghép Nga-Ấn Độ: Những mảnh ghép 'chưa hoàn chỉnh' và sự bền vững khó nhạt phai

Tình thế tiến thoái lưỡng nan này có thể thấy rõ qua mối quan hệ với Ấn Độ, nơi các hoạt động mở rộng hợp tác quốc phòng của Nga, đặc biệt là cung cấp các thiết bị quân sự tiên tiến, có thể sẽ vấp phải phản ứng từ Trung Quốc.

Nga sẽ theo dõi chặt chẽ mọi nỗ lực tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc trong không gian Xô viết cũ, nơi Moscow vẫn coi là phạm vi ảnh hưởng đặc quyền của mình. Moscow cũng cảnh giác với ý đồ của Bắc Kinh tại Bắc Cực, nơi Nga coi mình là một nhân tố chính.

Lịch sử cho thấy mối quan hệ khó có thể đến từ sự tin tưởng từ một phía. Sẽ có những người Nga, kể cả trong quân đội, lặng lẽ hoài nghi về các động thái củng cố quyền lực và tiềm lực của Trung Quốc. Những lo ngại này sẽ trở lại mạnh mẽ khi mối quan hệ xấu đi trong tương lai.

Thực tế, Mỹ và các đồng minh không có nhiều không gian và khả năng tác động tới mối quan hệ này. Tuy nhiên, ít nhất, điều quan trọng là Mỹ phải nghiêm túc và trực tiếp can dự với Nga, khuyến khích Moscow cân nhắc những rủi ro của việc phụ thuộc quá nhiều vào nước láng giềng phía Đông.


* Nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng có 3 nhiệm kỳ tại Nga, trong đó có 2 nhiệm kỳ Đại sứ (2009-2012 và 2016-2020), Phó Đại sứ tại Washington D.C, Mỹ; cố vấn về đối ngoại của Thủ tướng từ năm 1993-1995.

TIN LIÊN QUAN
Truyền thông Mỹ: Sự 'thiển cận' của Washington đưa Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau
So găng sức mạnh công nghệ vũ khí Trung Quốc và Nga
Bác thẳng thừng liên minh quân sự Nga-Trung Quốc, Ngoại trưởng Lavrov đang 'bóng gió' điều gì?
Cuộc đấu mới ‘Ai thắng ai’: Liên thủ đấu liên minh
Nga-Trung: Lấy điểm đồng làm điểm cộng

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động