Ngày Nước Thế giới và hạn mặn lịch sử ở đồng bằng sông Cửu Long

Anh Quang
(tổng hợp)
TGVN. Nước là một phần quan trọng của cuộc sống. Những thay đổi về nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực và sự ổn định về chính trị, xã hội trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngay nuoc the gioi va han man lich su o dong bang song cuu long Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc tại Đồng bằng sông Cửu Long
ngay nuoc the gioi va han man lich su o dong bang song cuu long Thủ tướng: Chính phủ xây dựng cơ chế điều phối vùng đủ mạnh cho ĐBSCL
ngay nuoc the gioi va han man lich su o dong bang song cuu long
Ngày Nước Thế giới 2020 mang chủ đề: "Nước và Biến đổi khí hậu".

Khi dân số toàn cầu tăng lên, nhu cầu về nước tăng cũng khiến cho tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Nước sạch là tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô tận.

Nước là cần thiết cho sự sống nhưng khi bị biến đổi, ô nhiễm có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho con người. Nước sạch không thể thiếu trong đời sống của con người, hàng ngày chúng ta sinh hoạt đều phải sử dụng nguồn nước sạch từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh… Ngoài ra, việc sử dụng nước sạch trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra các thực phẩm sạch cũng là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của con người.

“Nước và biến đổi khí hậu”

Việc bảo vệ và nâng cao nhận thức của người dân về an ninh nguồn nước là một mục tiêu vô cùng quan trọng, trong tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một khó lường như hiện nay. Đó là lý do, Liên hợp quốc đã chính thức chọn chủ đề “Nước và biến đổi khí hậu” cho Ngày Nước thế giới năm nay (22/3/2020), nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của tài nguyên nước, các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước trong việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.

Tài nguyên nước và khí hậu luôn có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước. Chế độ khí tượng thủy văn dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng thường xuyên và khó dự đoán, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm.

Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt. Nguồn nước ngầm bị suy giảm do thiếu nguồn bổ sung, từ đó, ảnh hưởng đến hàng loạt các ngành kinh tế xã hội như: Vận tải và năng lượng; Dầu khí và kinh tế biển; Sức khỏe cộng đồng; Thủy sản; Nông nghiệp…

Thông điệp Ngày Nước thế giới (22/3) để cộng đồng hướng đến: Cấp thiết phải đo đạc giám sát lượng mưa trên phạm vi toàn cầu để xây dựng một cơ sở dữ liệu chung, chia sẻ cho các mục đích khác nhau, từ nghiên cứu khoa học đến quản lý tài nguyên nước để sử dụng tối ưu nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai; Sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, bền vững chính là thích ứng với biến đổi khí hậu. Hãy góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc thay đổi các thói quen sử dụng nước hằng ngày.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, giải quyết các vấn đề về tài nguyên nước chính là chìa khóa giúp thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, đồng thời có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước cần sự chung tay của tất cả các ban, ngành trung ương, địa phương, tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học.

Các ngành sử dụng nước như nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, thủy điện, giao thông thủy… cần có các giải pháp chiến lược, căn cơ để ứng phó với diễn biến bất thường của tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, cùng với các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Mỗi người dân sử dụng nước tiết kiệm hàng ngày, tăng cường ý thức bảo vệ nguồn nước là những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho công tác quản lý tài nguyên nước và ứng phó với biến đổi khí hậu.

ngay nuoc the gioi va han man lich su o dong bang song cuu long
Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu cuộc “đại hạn” lịch sử, gây nên đợt hạn hán gay gắt nhất trong vòng 5 năm gần đây. (Nguồn: Thanh Niên)

Nhọc nhằn nơi đồng bằng sông Cửu Long

Nhắc đến an ninh nguồn nước tại Việt Nam, chúng ta đang chứng kiến đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu cuộc “đại hạn” lịch sử, gây nên đợt hạn hán gay gắt nhất trong vòng 5 năm gần đây.

Dẫu được mệnh danh là vùng sông nước nhưng miền Tây Nam Bộ đang bị khô khát vì thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn. Từ đó, gây thiệt hại trong sản xuất, làm hàng trăm nghìn hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu, vườn cây ăn trái chết khô, thiệt hại. Ước tính có đến 180.000 hộ dân thiếu nước ngọt, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân.

Hiện tại, xâm nhập trên địa bàn tỉnh Bến Tre diễn biến phức tạp. Độ mặn 4‰ đã xâm nhập cách cửa sông 60km; trên các tuyến sông nhánh, nội đồng, kể cả các đập tạm trữ nước đều bị nhiễm mặn trung bình trên 2‰ ở hầu hết các huyện, thành phố.

Qua thống kê, Bến Tre hiện có trên 5.200 ha diện tích lúa bị thiệt hại; khoảng 20.000 ha cây ăn trái, 72.000 ha dừa và hơn 1.000 ha cây giống, hoa kiểng có nguy cơ bị ảnh hưởng; tình hình nuôi thủy sản đang gặp khó khăn, có 722 ha diện tích nuôi tôm càng xanh bị ảnh hưởng, xảy ra hiện tượng nghêu chết với số lượng khoảng 1.100 tấn, ước thiệt hại khoảng 23 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập đến cầu Mỹ Thuận, làm ảnh hưởng đến tất cả các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh. Toàn tinh Tiền Giang hiện còn 2.270 ha lúa vùng dự án ngọt hóa Gò Công xuống giống sau lịch khuyến cáo thời vụ cũng trong tình trạng thiếu nước ngọt, nên khả năng bị thiệt hại là rất lớn.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, xâm nhập mặn ở đang ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô. Xâm nhập mặn làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha diện tích sản xuất lúa; khoảng 95.600 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Hiện nước mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, trừ An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Tính đến nay, 5 tỉnh trong vùng gồm Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An đã công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn.

Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài và việc tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập sẽ làm cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trầm trọng hơn.

Nguyên nhân từ con người

Theo giới chuyên gia, kết quả nghiên cứu khoa học và từ thực tiễn đã nhận diện rõ nguyên nhân gây hạn mặn khốc liệt năm nay là El Nino, mưa ít, đầu nguồn sông Mekong thiếu nước trầm trọng. Cùng với đó, việc hệ thống các đập thủy điện trên thượng nguồn tích nước cũng như việc khai thác tài nguyên thiếu kiểm soát đã làm cho tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long càng trầm trọng hơn.

Chuỗi các đập thủy điện đầu nguồn, dự án chuyển nước dòng chính Mekong đã tác động tiêu cực vùng hạ lưu. Mặc dù thủy điện tuy không làm mất đi lượng nước, nhưng để vận hành các đập phải tích nhiều nước trong lúc hạn và xả nước trong mùa lũ. Điều này đã làm thay đổi quy luật điều tiết nước tự nhiên của dòng Mekong theo hướng tiêu cực, khắc nghiệt.

Đặc biệt, thủy điện là “thủ phạm” làm giảm lượng phù sa, chặn lối di cư và sinh sản tự nhiên của các loài thủy sản, làm suy giảm trầm trọng hơn chất lượng tài nguyên nước của sông Mekong.

Đồng bằng sông Cửu Long là cửa ngõ ra Biển Đông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mối quan hệ giữa sông Mekong và các vùng biển. Việc các quốc gia đầu nguồn xây đập thủy điện, “trích máu dòng sông” bằng các dự án chuyển nước sông Mekong và tác hại của đê bao cục bộ trong vùng khiến các dòng sông thiếu nước trong mùa kiệt, đói phù sa. Sông cạn, nước mặn lấn sâu vào đất liền, cùng với các tác động tích lũy, liên hoàn do sụt lún, sạt lở…, song song với tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Thiếu nguồn nước sạch, con người không thể sống được, vạn vật xung quanh cũng không thể phát triển. Tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra khó lường trong suốt thời gian qua chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” cho cả thế giới. Đó là lý do vì sao Ngày Nước thế giới ra đời, để nhắc nhở chúng ta cần phải chung tay, tìm kiếm những biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước nhằm bảo vệ chính sự sống còn của mình.

ngay nuoc the gioi va han man lich su o dong bang song cuu long

Việt Nam theo dõi sát sao tình hình nguồn nước sông Mekong

TGVN. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, các quốc gia cần bảo đảm lợi ích cân bằng của tất cả các ...

ngay nuoc the gioi va han man lich su o dong bang song cuu long

Công bố báo cáo mới về hiện trạng đất đai khu vực sông Mekong

TGVN. Ngày 8/11, tại Hà Nội, Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mekong (MRLG) do Tập đoàn trao đổi nghiên cứu và ...

ngay nuoc the gioi va han man lich su o dong bang song cuu long

Những thách thức cấp bách đối với nhân loại

Ngoài các vấn đề toàn cầu phổ biến như biến đổi khí hậu và nghèo đói, những thách thức cấp bách mà nhân loại đang ...

Anh Quang

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động