Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên: Vẫn có lỗ hổng

Thoạt nhìn, nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mới của HĐBA LHQ phê duyệt hôm 2/3 có vẻ rất khắc nghiệt, nhưng giới phân tích cho rằng vẫn có những kẽ hở.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
nghi quyet trung phat trieu tien van co lo hong
HĐBA LHQ biểu quyết thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên ngày 2/3. (Nguồn: AP)

Ngày 2/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng lần lượt thực hiện các vụ thử hạt nhân và phóng vệ tinh mang tên lửa vào ngày 6/1 và 7/2.

Theo tổ chức phân tích tình báo Stratfor của Mỹ, những biện pháp trừng phạt mới mặc dù khắt khe hơn nhưng sẽ khó lòng được thực thi chừng nào mà Trung Quốc – “nhà bảo trợ kinh tế” của Triều Tiên - vẫn tìm thấy lợi ích trong sự "bao che" cho quốc gia đồng minh. Hơn thế nữa, ngay cả khi được thực thi, những biện pháp trừng phạt này vẫn khó có thể ngăn cản được chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

“Soi” các lệnh cấm trong nghị quyết

Thoạt nhìn, nghị quyết trừng phạt mới dường như rất cứng rắn. Nghị quyết bao gồm lệnh cấm nhập khẩu khoáng sản của Triều Tiên nếu như các giao dịch này liên quan đến chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này.

Ngoài ra, nghị quyết còn yêu cầu các quốc gia trục xuất những nhà ngoại giao Triều Tiên bị cáo buộc tham gia các hoạt động phi pháp ở nước ngoài cũng như mở rộng một “danh sách đen”, bổ sung những cá nhân và các tổ chức có liên quan đến chế độ Bình Nhưỡng. Các lệnh trừng phạt mới cũng cho phép kiểm tra tất cả các chuyến hàng đến và rời Triều Tiên, đồng thời cấm các quốc gia bán nhiên liệu hàng không, vũ khí và hàng xa xỉ cho Triều Tiên.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn sẽ thấy nghị quyết có nhiều lỗ hổng khá lớn, cho phép Trung Quốc có thể điều chỉnh mức độ thực thi của mình. Đơn cử như không khó để Bắc Kinh né tránh những quy định kiểm tra các chuyến hàng đi qua lãnh thổ Trung Quốc trên đường tới và rời Triều Tiên.

Bên cạnh đó, nghị quyết cũng không có cơ chế để thực thi lệnh cấm nhập khẩu các khoáng sản của Triều Tiên, vốn chiếm một nửa trong tổng kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD của nước này sang Trung Quốc mỗi năm. Mặt khác, việc chứng thực Triều Tiên dùng tiền xuất khẩu khoáng sản để tài trợ cho các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân là điều rất khó. Và Bắc Kinh hoàn toàn có thể tận dụng lỗ hổng này để quản lý quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng sao cho thích hợp.

Vai trò của Trung Quốc

Tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt mới phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, đối tác thương mại chiếm vị trí chi phối của Triều Tiên và nhà cung cấp dầu chính cho nước này.

Trên thực tế, Trung Quốc dường như sẵn sàng có thái độ cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng trước khi LHQ thông qua nghị quyết. Tháng 12 năm ngoái, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã phong tỏa tài khoản của Triều Tiên. Bắc Kinh cũng quyết định ngừng hoạt động mua bán than với Triều Tiên trong tháng 3/2016 và cấm các tàu của Triều Tiên dừng chân tại các cảng của Trung Quốc. Thậm chí Bắc Kinh còn đề xuất các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên về vấn đề giải giáp hạt nhân và tiến trình tiến tới hiệp ước hòa bình. Rõ ràng, đây là một sự thay đổi quan điểm đáng kể so với trước đây.

Tuy nhiên, những động thái trên của Bắc Kinh không phải là không có động cơ riêng. Một mặt, Trung Quốc đang chứng tỏ rằng họ sẵn sàng hợp tác với những lệnh trừng phạt cứng rắn hơn, nếu như đây là cách duy nhất để đưa Triều Tiên tới bàn đàm phán về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Mặt khác, Bắc Kinh có thể muốn phát đi một thông điệp tới chính phủ Bình Nhưỡng rằng họ nên tôn trọng những lợi ích của Trung Quốc bởi dường như Trung Quốc đã thất vọng trước thái độ bất hợp tác của Triều Tiên tại các cuộc đàm phán đa phương về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Dĩ nhiên, mức độ Trung Quốc nghiêm túc thực thi các lệnh trừng phạt sẽ chỉ có hạn vì sự sụp đổ kinh tế tại Triều Tiên sẽ dẫn đến làn sóng người tị nạn đổ sang Trung Quốc. Do đó, dự báo trong tương lai, Trung Quốc và Triều Tiên sẽ duy trì mối quan hệ thương mại, song Bắc Kinh sẽ thỉnh thoảng làm gián đoạn mối quan hệ đó để chứng tỏ rằng Trung Quốc vẫn tuân thủ nghị quyết của LHQ.

Sẽ thật sai lầm nếu cho rằng tiến trình đàm phán hạt nhân thành công với Iran có thể áp dụng với Triều Tiên để buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình hạt nhân. Nền kinh tế Iran đa dạng và gắn kết với nền kinh tế thế giới hơn nhiều so với Triều Tiên, một quốc gia tự cường có thể chống chọi lại với nhiều áp lực từ bên ngoài. Thực tế đúng là như vậy chừng nào mà Trung Quốc vẫn còn thực thi các lệnh trừng phạt một cách có chọn lọc.

Trong bối cảnh tác động của các lệnh trừng phạt trở nên ngày càng rõ rệt hơn, ông Kim Jong Un có thể sẽ tiếp tục tăng cường các hành động của riêng mình để thể hiện quyết tâm thách thức với áp lực từ bên ngoài. Và nếu điều đó thực sự xảy ra, các lệnh trừng phạt sẽ tạo ra “tác dụng ngược” là khiến chế độ Bình Nhưỡng ngày càng tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng hơn để bảo vệ chế độ.

Huyền Trâm (theo Stratfor)

Đọc thêm

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Khoảng hơn 200 bạn bè Pháp và bà con kiều bào đã tập hợp cùng các tổ chức hội đoàn bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga ...
Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Ca sĩ Bảo Anh khoe khoảnh khắc cưng nựng, chơi đùa bên con gái Misumi hơn một năm trước.
Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Trong tháng 4/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều dầu của Nga, song lại giảm nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.
Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Tỷ lệ sinh chạm mức thấp thất, già hóa dân số báo động, Nhật Bản đang phải đứng trước hàng loạt thách thức về kinh tế, an sinh xã hội.
Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Thủ tướng Đức và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm 4/5 tố cáo một loạt vụ tấn công nhằm vào các chính trị gia ở Đức.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động