Nhỏ Bình thường Lớn

Ngoại giao xanh ở đất nước Mặt trời mọc

Trở thành phái đoàn ngoại giao đầu tiên của Washington trên thế giới thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh 100% không carbon, Phái đoàn Mỹ tại Nhật Bản dẫn đầu xu thế ngoại giao xanh bằng hành động cụ thể.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken (trái) và Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Emanuel đi dạo trong khuôn viên Đại sứ quán tại Tokyo vào Ngày Trái đất 2023. (Nguồn: Phái đoàn Mỹ tại Nhật Bản)
Ngoại trưởng Mỹ Blinken (trái) và Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Emanuel đi dạo trong khuôn viên Đại sứ quán tại Tokyo vào Ngày Trái đất 2023. (Nguồn: Phái đoàn Mỹ tại Nhật Bản)

Vào Ngày Trái đất 2023 (22/4), Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel thong thả đi dạo cùng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi đó đang thăm Nhật Bản dự Hội nghị Ngoại trưởng G7, tại khuôn viên Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo. Đại sứ Rahm Emanuel tuyên bố rằng đây là “một ngày xanh ở Tokyo” khi Đại sứ quán và năm Lãnh sự quán của Mỹ trên khắp Nhật Bản đã chuyển sang sử dụng điện xanh 100% không carbon.

Phái đoàn Mỹ tại Nhật Bản là phái đoàn ngoại giao đầu tiên của Washington trên thế giới thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh với quy mô như vậy. Đại sứ Emanuel lưu ý rằng: “Chúng tôi không phải là cơ quan cuối cùng của Mỹ làm điều này”.

Nhằm tôn vinh bước đi tiên phong quan trọng đó, Nhà Trắng đã trao Giải thưởng Bền vững của Tổng thống Mỹ năm 2024 cho Phái đoàn Mỹ tại Nhật Bản và Sáng kiến Ngoại giao Xanh của Bộ Ngoại giao.

Quyết tâm chuyển đổi

Việc chuyển sang sử dụng điện không có carbon của Phái đoàn Mỹ tại Nhật Bản nhằm thực hiện lời kêu gọi của Sắc lệnh 14057 của Tổng thống Mỹ Joe Biden, chỉ đạo chính quyền liên bang mua 100% điện không gây ô nhiễm carbon vào năm 2030.

Một lý do khác dẫn đến quyết tâm chuyển đổi này là nhằm tăng cường sức mạnh mềm cho các nhà ngoại giao Mỹ. Khi các nhà ngoại giao Mỹ nói chuyện với các chính phủ, công ty và người dân trên thế giới về những hành động cấp thiết để tránh những tác động tiềm ẩn tồi tệ của khủng hoảng khí hậu, nỗ lực chuyển đổi năng lượng xanh này rất đáng giá, là minh chứng giúp họ có thể chỉ ra những hành động thực tiễn mà Bộ Ngoại giao Mỹ đang triển khai nhằm hỗ trợ ngoại giao khí hậu một cách cụ thể.

Vậy điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi lớn của Phái đoàn Mỹ tại Nhật Bản?

Câu chuyện bắt đầu từ đảo Hokkaido ở miền Bắc Nhật Bản, nơi Mỹ có một Tổng lãnh sự quán tương đối nhỏ ở Sapporo. Đây là thành phố có tuyết rơi nhiều thứ hai thế giới, với hàng trăm nghìn du khách đổ về tham dự lễ hội tuyết thường niên và đến các khu nghỉ dưỡng trên núi vào mùa Đông để trượt tuyết. Tuy nhiên, tương lai của Sapporo đang bị đe dọa với những dự báo thảm khốc về lượng tuyết rơi giảm mạnh do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Với 15 nhân viên cả người Mỹ và Nhật Bản, Lãnh sự quán Mỹ tại Sapporo từ tháng 8/2021 đã vạch ra một kế hoạch đầy tham vọng nhằm khai thác các nguồn năng lượng gió và Mặt trời đáng kể của khu vực để giảm lượng khí thải carbon. Khí nhà kính sản sinh ra từ 250.000 kWh điện mỗi năm là lượng phát thải mà Lãnh sự quán Mỹ tại Sapporo phải giảm trừ về con số 0. Nhưng phải làm gì với lượng phát thải lớn này?

Nhân viên Lãnh sự quán tại Sapporo đã tham khảo ý kiến của đồng nghiệp tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington và các chuyên gia địa phương về các cách giảm thiểu phát thải carbon của việc sử dụng điện, đồng thời loại bỏ một số phương án vì quá tốn kém hoặc không hiệu quả.

Ví dụ, sau khi tham khảo ý kiến của Đội Bảo tồn năng lượng và bền vững thuộc Cục Điều hành các trụ sở ở nước ngoài (OBO), nhóm nghiên cứu nhận thấy việc lắp đặt các tấm pin Mặt trời trên mái nhà, mặc dù khả thi về mặt kỹ thuật nhưng mất nhiều năm để thu hồi vốn đầu tư do Lãnh sự quán tại Sapporo ở phía Bắc, nơi có lượng tuyết rơi hàng năm cao.

Tuy nhiên, thị trường điện bán lẻ của Hokkaido và thị trường do chính phủ Nhật Bản quản lý có chứng nhận không sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tạo cơ hội cho Lãnh sự quán Mỹ giảm phát thải bằng cách chuyển sang chương trình điện không có carbon đồng thời tránh được các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng ban đầu.

Sau khi nghiên cứu kỹ càng và so sánh các đơn vị cung cấp điện, Lãnh sự quán tại Sapporo đã chọn Kế hoạch điện “Carbon F” của Công ty Điện lực Hokkaido để cung cấp điện cho các tòa nhà văn phòng Lãnh sự quán và Dinh thự của Tổng Lãnh sự liền kề bằng 100% điện tái tạo, không có carbon – chỉ với 8% tăng trong hóa đơn tiền điện.

Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Sapporo thông báo chuyển sang sử dụng điện tái tạo vào Ngày Trái đất 2022 bằng một video vui nhộn đăng lên các tài khoản mạng xã hội của mình. Việc triển khai diễn ra cùng thời điểm chính quyền địa phương coi nơi này là trung tâm trong nỗ lực chuyển đổi từ nhiên liệu gốc carbon sang năng lượng tái tạo.

Cán bộ Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Sapporo chụp hình lưu niệm khi chuyển sang sử dụng điện 100% không carbon vào tháng 4/2022. (Nguồn: Phái đoàn Mỹ tại Nhật Bản)
Cán bộ Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Sapporo chụp hình lưu niệm khi chuyển sang sử dụng điện 100% không carbon vào tháng 4/2022. (Nguồn: Phái đoàn Mỹ tại Nhật Bản)

Hình thành “làn sóng xanh”

Câu chuyện tương tự diễn ra ở Căn cứ không quân Misawa ở tỉnh Aomori (Đông Bắc Nhật Bản), nơi có lượng tiêu thụ điện năng khổng lồ, đứng thứ sáu về chi phí năng lượng so với bất kỳ cơ sở nào của Bộ Quốc phòng Mỹ trên toàn thế giới.

Để cân bằng nhu cầu năng lượng với tác động môi trường, căn cứ này đã đưa ra một sáng kiến lớn nhằm tự tạo ra tới 80% nhu cầu năng lượng tiêu thụ thông qua năng lượng Mặt trời và khí tự nhiên, giảm đáng kể lượng khí thải carbon của căn cứ và xây dựng khả năng phục hồi hoạt động nếu có thiên tai.

Bày tỏ hoan nghênh sáng kiến này, Thị trưởng Misawa Yoshinori Kohiyama chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ xem Căn cứ không quân Misawa như một đối tác quốc phòng. Giờ đây, tôi đánh giá cao nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm giảm bớt gánh nặng cho lưới điện Nhật Bản”.

“Làn sóng xanh” từ Sapporo dần lan rộng, Lãnh sự quán Mỹ tại Nagoya chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng không carbon. Sau đó, Đại sứ Emanuel thúc đẩy kế hoạch năng lượng xanh cho phần còn lại của Phái đoàn Mỹ tại đất nước Mặt trời mọc.

Việc chuyển đổi hoàn tất được Đại sứ Emanuel thông báo ngay sau cuộc họp của các Bộ trưởng Khí hậu, năng lượng và môi trường G7 ở Hokkaido, qua đó nhấn mạnh cam kết hành động thay cho lời nói của Mỹ.

Đại sứ Emanuel nhấn mạnh: “Biến đổi khí hậu là thách thức của thế kỷ và tôi tự hào về di sản xanh mà chúng tôi sẽ để lại”.

Quá trình chuyển đổi xanh của Phái đoàn Mỹ đã tiếp cận hàng triệu độc giả ở Nhật Bản và hơn thế nó còn tạo ra một xu thế mới. Nhiều phái đoàn ngoại giao nước ngoài khác ở Tokyo đã xin sự hướng dẫn và kinh nghiệm của Phái đoàn Mỹ để cùng nhau “sống xanh”.

Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ: Khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ xanh ở Nam bán cầu

Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ: Khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ xanh ở Nam bán cầu

Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ nổi lên như học thuyết đối ngoại chiến lược, thể hiện thông qua những thành tựu lớn mà ...

Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2024 tiếp tục định hướng mở rộng hợp tác với ASEAN

Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2024 tiếp tục định hướng mở rộng hợp tác với ASEAN

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao 2024, trong đó có nội dung làm rõ định hướng mở rộng quan hệ với ...

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai

Trong hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các ngành, các lực lượng đều ...

Hiệp định Geneva - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam

Hiệp định Geneva - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam

Triển lãm “Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt ...

Ngoại giao văn hóa - nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững đất nước

Ngoại giao văn hóa - nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững đất nước

Ngoại giao văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, trong đó ngoại giao ...

(theo Bộ Ngoại giao Mỹ)