Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công du châu Phi: Chuyến thăm đầu tiên đầy thử thách

Thanh Tú
Trang Foreign Policy ngày 11/11 đã đăng bài phân tích về những trọng tâm trong chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới châu Phi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những ưu tiên của ngoại trưởng Mỹ khi công du châu Phi
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại trụ sở ở New York ngày 23/9/2021. (Nguồn: Getty Images)

Chuyến công du đầu tiên không dễ dàng

Ngày 15/11, ông Antony Blinken bắt đầu chuyến công du đầu tiên đến châu Phi với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ.

Chuyến thăm kéo dài đến ngày 20/11 với các điểm dừng chân ở Kenya, Nigeria và Senegal trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Phi đang lan rộng và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực thúc đẩy một số chương trình nghị sự ở nước ngoài.

Chuyến công du của ông Blinken là chuyến thăm cấp cao nhất từ trước đến nay của một quan chức chính quyền của Tổng thống Biden tới lục địa này.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với điều mà Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres mô tả là “đại dịch của các cuộc đảo chính” ở châu Phi và xung đột đang gia tăng nhanh chóng ở Ethiopia gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn.

Đáng chú ý, nhà ngoại giao 59 tuổi này sẽ không đến thăm Ethiopia hay Sudan, vốn đang lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng do đảo chính, làm đảo ngược quá trình chuyển đổi dân chủ vốn rất mong manh.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, cả 2 cuộc khủng hoảng được dự đoán là chủ đề chính của các cuộc trao đổi trong chuyến công du của Ngoại trưởng Blinken. Mỹ có nhiều cam kết ngoại giao phù hợp để giải quyết các mục tiêu chính sách đối ngoại ở 2 quốc gia này.

Ngoại trưởng Blinken rất tập trung vào việc thúc đẩy lợi ích của Mỹ và lợi ích của người dân Sudan cũng như lợi ích của người dân Ethiopia trong suốt chuyến đi.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vùng Sừng châu Phi Jeffrey Feltman thường xuyên đến thăm 2 quốc gia này.

Cam kết với châu Phi

Chuyến công du của ông Blinken đến châu Phi ban đầu được lên kế hoạch vào đầu năm nay, nhưng bị hoãn lại sau sự kiện Afghanistan xảy vào tháng 8 vừa qua.

Với chuyến công du ngày 15/11, một trong những chương trình nghị sự hàng đầu của ông Blinken sẽ là “phục hồi các nền dân chủ”.

Đây cũng là một ưu tiên chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden kể từ khi nhậm chức, với đỉnh điểm là Hội nghị thượng đỉnh dân chủ dự kiến được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào tháng tới.

Chương trình nghị sự đó đang gặp phải những trở ngại đáng kể ở châu Phi, nơi một số chính phủ - bao gồm các nhà lãnh đạo chuyên quyền mà Mỹ đang hợp tác để chống khủng bố và hợp tác trong các vấn đề an ninh - đã bị lật đổ trong các cuộc đảo chính gần đây.

Cuộc đảo chính quân sự tại Sudan là cuộc đảo chính thứ 4 ở châu Phi trong năm nay, sau các cuộc tiếm quyền của các nhân vật quân sự ở Chad, Mali và Guinea.

Ngoài ra, 3 quốc gia châu Phi khác, bao gồm Cộng hòa Trung Phi, Niger và Madagascar - đã ngăn chặn thành công các âm mưu đảo chính ở những nước này.

Đây là tỷ lệ tăng cao nhất các cuộc đảo chính và âm mưu lật đổ mà lục địa này từng chứng kiến kể từ những năm 1980.

Ông Blinken có kế hoạch gặp gỡ các quan chức cấp cao của chính phủ 3 nước mà ông đến thăm để chứng minh bằng hành động, cũng như lời nói rằng, Mỹ đang đầu tư vào mối quan hệ đối tác với người dân cũng như chính phủ các nước châu Phi, nhằm thúc đẩy các giá trị dân chủ.

Các nội dung chính khác trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Blinken gồm, giải quyết đại dịch Covid-19, khả năng tiếp cận vaccine và biến đổi khí hậu.

Chuyến đi của ông Blinken diễn ra sau Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), trong đó các quốc gia châu Phi đề xuất đàm phán về một thỏa thuận tài trợ trị giá 700 tỷ USD để giúp lục địa này thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng tốc các nỗ lực khử carbon.

Châu Phi phát thải khoảng 4% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng các nước thuộc lục địa này lại là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng thời tiết khắc nghiệt, hạn hán và thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra.

Khi ‘phái yếu’ vùng lên mạnh mẽ tại châu Phi

Khi ‘phái yếu’ vùng lên mạnh mẽ tại châu Phi

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ có vai trò then chốt trong nỗ lực giảm nghèo, là chìa khóa để phát triển ...

COP26: Châu Phi sẽ kêu gọi các nước giàu tăng cường cam kết tài trợ chống biến đổi khí hậu

COP26: Châu Phi sẽ kêu gọi các nước giàu tăng cường cam kết tài trợ chống biến đổi khí hậu

Châu Phi sẽ tận dụng cơ hội tham gia hội nghị COP26 để hối thúc các nước giàu có tôn trọng và tăng cường cam ...

(theo Foreign Policy)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Ngày 23/4, nữ diễn viên Lâm Tâm Như, 48 tuổi, khoe chân thon với sơ mi dài giấu quần khi dự sự kiện của một thương hiệu.
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động