Người Nhật có đặt niềm tin đúng chỗ vào ông Shinzo Abe?

“Nhiệm vụ của tôi là đưa đất nước Nhật Bản vượt qua các khủng hoảng”, đó là tuyên bố của Lãnh tụ đảng Dân chủ tự do Nhật Bản (LDP), Shinzo Abe, với báo giới ngay sau khi LDP thắng lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản ngày 16/12 vừa qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Shinzo Abe sẽ là Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản.

Không nằm ngoài dự đoán, thắng lợi vang dội của LDP một lần nữa đưa ông Abe chạm tay vào chiếc ghế Thủ tướng đầy quyền lực mà ông đã sớm rời bỏ sau một năm tại vị trước đây. Như vậy ông Abe sẽ là chính khách thứ hai sau cố Thủ tướng Shigeru Yoshida giữ chức thủ tướng Nhật hai lần kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thay đổi “triệt để”

Điểm đáng chú ý là khi kết hợp với đảng Công minh mới (NKP) thì số ghế của Liên minh LDP-NPK là 325 ghế, quá hai phần ba tổng số 480 ghế tại Hạ viện. Đây là số ghế “mơ ước” đối với bất kỳ Thủ tướng Nhật tại vị nào vì nó giúp vượt qua các nút thắt pháp lý trong trường hợp các dự luật không được Thượng viện, nơi LDP không chiếm đa số, bác bỏ.

Điều này có nghĩa, ông Abe và liên minh LDP-NPK sẽ tận dụng tối đa thế thượng phong chính trị này để phá vỡ các bế tắc vốn làm cho nước Nhật dẫn chân tại chỗ trong hơn hai thập kỷ qua và đưa ra các chính sách kinh tế, ngoại giao và quốc phòng “cấp tiến”.

Về đối nội, trong cương lĩnh tranh cử và các phát biểu sau tranh cử, ông Abe đã phác họa chính sách kinh tế mới (Abenomics) với mục tiêu gia tăng chi tiêu công và nới lỏng chính sách tiền tệ, nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vốn phát triển trì trệ trong một thời gian dài. Để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và chống giảm phát, ông Abe đã đề nghị Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) in không giới hạn đồng Yên.

Đối với vấn đề hạt nhân, ông Abe sẽ ủng hộ việc phát triển nguồn năng lượng hạt nhân bất chấp thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011.

Về đối ngoại, cũng như các Thủ tướng tiền nhiệm trước đây, ông Abe đã chọn Mỹ là nước đầu tiên đến thăm trên cương vị Thủ tướng. Động thái này cộng với việc Thượng viện Mỹ vừa thông qua điều khoản bổ xung Dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2013, trong đó ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp đảo Senkaku với Trung Quốc cho thấy quan hệ an ninh Nhật-Mỹ sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.

Trong quan hệ với Trung Quốc, cái khó của ông Abe là vừa tìm cách duy trì quan hệ với đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc, trong khi thể hiện lập trường và chính sách không khoan nhượng trong vấn đề Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Ông Abe phủ nhận việc hai nước đang có tranh chấp lãnh thổ và thề sẽ có những biện pháp đáp trả cứng rắn hơn các thách thức từ Trung Quốc.

Đông Á liệu có bất ổn

Với chính sách đối ngoại cứng rắn như vậy, liệu sự trở lại của ông Abe sẽ tác động như thế nào tới tình hình an ninh khu vực?

Có thể nói, việc ông Abe quay lại cầm quyền sẽ có tác động nhiều mặt đến an ninh khu vực khu vực. Với chính sách đối ngoại cứng rắn, nhiều khả năng ông Abe sẽ dẫn dắt Nhật Bản theo con đường tái vũ trang bằng cách công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp hòa bình, chủ trương tăng chi tiêu cho quân sự, nâng cấp quy mô và hoạt động của Bộ Quốc phòng và cho phép quyền tự vệ tập thể.

Với việc Trung Quốc vừa có thay đổi lãnh đạo sau Đại hội XVIII và ban lãnh đạo không muốn thể hiện sự xuống thang trước Nhật Bản, nguy cơ rạn nứt hơn nữa quan hệ cũng như cuộc chạy đua vũ trang Trung-Nhật ngày càng trở nên hiện hữu. Kịch bản xấu nhất là Nhật Bản tiếp tục quân sự hóa, ngày càng xa dời hơn Hiến pháp hòa bình, thậm chí phát triển vũ khí hạt nhân. Nếu xảy ra, việc này sẽ đẩy cả khu vực vào vòng xoáy căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ không lối thoát.

Nhìn từ góc độ khác, ưu tiên tăng cường và củng cố hơn nữa liên minh Mỹ- Nhật, vốn là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Nhật, sẽ giúp Nhật Bản có một chỗ dựa vững chắc hơn cả về kinh tế và quân sự, giúp Nhật tạo được thế đối trọng với Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang ở thế “lép vế” cả về kinh tế lẫn quân sự.

Có thể ông Abe toan tính trong bối cảnh ban lãnh đạo mới của Trung Quốc coi thập kỷ tiếp theo là “thập kỷ vàng son”, muốn tiếp tục tập trung phát triển kinh tế để tăng cường nội lực nên họ có nhu cầu cao trong việc duy trì môi trường ổn định bên ngoài để tập trung cho các yêu cầu đối nội. Do đó, sự cứng rắn này có thể buộc Trung Quốc cân nhắc kỹ hơn thậm chí “xuống thang” trong việc xử lý tranh chấp liên quan đến Senkaku.

Xét từ bất cứ góc độ nào, người Nhật đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào ông Abe và Liên minh LDP-NPK. Tuy nhiên, việc có “phục hưng” được nước Nhật hay không không chỉ dựa vào quyết tâm một phía, mà phụ thuộc rất nhiều vào việc ông Abe kết hợp nội và ngoại lực ra sao.

Hoàng Tú Linh

Đọc thêm

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 24/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 24/4/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 24/4/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ số Đồng ...
XSST 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 24/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 24/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 24/4/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Người Việt trẻ tại Nga tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 154 năm Ngày sinh Lãnh tụ Vladimir Lenin

Người Việt trẻ tại Nga tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 154 năm Ngày sinh Lãnh tụ Vladimir Lenin

Thông qua các buổi tham quan, dã ngoại, các bạn trẻ Việt tại Nga đã có cơ hội tìm hiểu về cuộc đời và cống hiến vĩ đại của Lenin.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Anh sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ 'khủng', quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động