"Người thương, kẻ ghét" trong chính sách cấm vận Iran của Mỹ

Việc Washington tuyên bố miễn trừ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ khỏi lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Tehran đã khiến giới quan sát bất ngờ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguoi thuong ke ghet trong chinh sach cam van iran cua my ​Hàn Quốc được miễn lệnh trừng phạt dầu của Mỹ đối với Iran
nguoi thuong ke ghet trong chinh sach cam van iran cua my Mỹ lo ngại không đủ khả năng chống lại tên lửa của Iran

Ngày 5/11, Mỹ đã chính thức tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran, chủ yếu nhắm vào ngành công nghiệp dầu mỏ, vốn là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Trung Đông này.

Động thái của Washington chắc chắn sẽ khiến Tehran tổn hại không nhỏ, song các quốc gia nhập khẩu dầu từ Iran, trong đó có nhiều đồng minh của Mỹ, cũng phải hứng chịu hậu quả. Trong bài phát biểu ngày 2/11, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định, nước này đã lên danh sách 8 quốc gia được phép nhập khẩu giới hạn dầu từ Iran ngay cả khi lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực, nhằm xoa dịu lo ngại của thị trường về sự thiếu hụt trầm trọng của nguồn dầu trong thời gian tới.

Hiện danh sách chính thức chưa được công bố, song nhiều nguồn tin cho biết nó sẽ bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, sự rộng rãi của Mỹ sẽ chỉ kéo dài trong 180 ngày hoặc cho đến khi nguồn cung dầu mỏ trên thế giới vượt cầu trong năm tới.

Ấn Độ, Hàn Quốc, Italy, UAE và Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh hoặc đã duy trì, cải thiện quan hệ với Mỹ trong khoảng thời gian gần đây. Đáng chú ý hơn cả là sự hiện diện của Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), đi kèm với sự vắng mặt của Liên minh châu Âu (EU) trong danh sách này.

nguoi thuong ke ghet trong chinh sach cam van iran cua my
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết 8 nước sẽ được nhập khẩu dầu giới hạn từ Iran. (Nguồn: EPA-EFE)

Vỗ về Trung Quốc

Trong bài phát biểu trước giới truyền thông ngày 2/11, ông Mike Pompeo đã sáu lần sử dụng cụm từ “áp lực tối đa” để nói về chiến dịch trừng phạt Iran, song không một lần nhắc tới Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng, ngay cả khi Washington muốn cấm vận xuất khẩu dầu mỏ từ Tehran, họ cũng không thể ngăn chặn Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động mua dầu mỏ của mình.

Đặc phái viên về vấn đề năng lượng toàn cầu dưới thời Tổng thống Barack Obama, ông Amos Hochstein cho rằng, chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không chấp nhận bất kỳ trừng phạt nào của Mỹ và Trung Quốc, với sức mua toàn cầu và Ngân hàng Kunlun, định chế tài chính được Bắc Kinh bảo trợ, là “quá lớn để có thể kiểm soát”. Sản lượng dầu của Iran hiện đã tụt xuống mức dưới 1 triệu thùng/ngày và Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục nhập khẩu hơn một nửa số đó trong tháng 11 tới, thông qua công ty Zhuhai Zhenrong và Tập đoàn PetroChina.

Thêm vào đó, việc cấm không cho Bắc Kinh nhập dầu mỏ từ Tehran có thể gây ra hậu quả khôn lường. Đầu tiên, nó có thể đẩy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lên cao trào và khó kiểm soát, điều mà Washington không mong muốn. Thứ hai, Bắc Kinh vẫn là nhân tố then chốt trong quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và có thể đảo ngược mọi nỗ lực của Mỹ tại khu vực này một khi cần thiết.

Trong khi đó, quan hệ giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đài Loan (Trung Quốc) dưới thời bà Thái Anh Văn đã có nhiều tiến triển rõ rệt trong thời gian gần đây, bất chấp sự phản đối kịch liệt từ phía Trung Quốc. Trong năm vừa qua, Đài Loan (Trung Quốc) đã nhập khẩu 4 triệu thùng dầu từ Iran, tương đương với 2,86% tổng sản lượng nhập khẩu của khu vực này. Do đó, việc cho Đài Loan (Trung Quốc) được hưởng miễn trừ được cho là cách Washington tiếp tục mở rộng mối quan hệ này.

nguoi thuong ke ghet trong chinh sach cam van iran cua my
Mỹ không thể và không muốn ngăn Trung Quốc nhập khẩu dầu mỏ từ Iran.(Nguồn: Barsh)

Làm khó EU

Tuy nhiên, EU một lần nữa lại là nạn nhân trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Trước đó ít lâu, Washington tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Vũ trang Tầm trung (INF), cáo buộc Moscow đã vi phạm điều khoản của thỏa thuận này. Song giới quan sát cho rằng, chính EU và Trung Quốc mới là mục tiêu của Mỹ. Một nước Nga được “cởi trói” sẽ tự do nghiên cứu và triển khai vũ khí hạt nhân tầm trung, đe dọa trực tiếp tới an ninh của các thành viên EU, cho dù đó là Đức hay Pháp. Trong khi đó, ông Trump đã nhiều lần thúc giục những quốc gia này tăng cường đóng góp cho Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Washington đứng đầu, để đổi lấy sự bảo trợ từ Mỹ.

Trong khi EU còn đang lưỡng lự, hoài nghi trước kế hoạch của Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tiếp tục “ra đòn”, song lần này là đánh vào nền kinh tế của khối, khiến nhiều doanh nghiệp EU phải rút khỏi Iran.

Rõ ràng, bất chấp nỗ lực nhằm cứu vãn Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) và “bảo vệ nền kinh tế châu Âu, vốn đang có mối quan hệ hợp tác và chính đáng với Iran”, EU đang thất bại trong việc ngăn cản Tổng thống Donald Trump. Điều khối này đang cố gắng thực hiện là thiết lập một cơ chế hợp tác riêng với Iran, dưới sự bảo trợ của các thành viên lớn trong khối như Đức, Pháp và Anh. Tuy nhiên, điều này là vô cùng khó khăn và đòi hỏi nỗ lực tích cực từ tất cả các bên.

Có thể nói, chỉ với quyết định cấm vận Iran, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã “bắn một mỗi tên trúng hai đích” khi vừa thu hút được sự chú ý, thể hiện tầm ảnh hưởng và quan điểm của quốc gia này, vừa tranh thủ lá phiếu của những người ủng hộ cấm vận trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới.

nguoi thuong ke ghet trong chinh sach cam van iran cua my “Trò chơi vương quyền” của Mỹ tại Iran

Tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran được cho là chiêu bài của Tổng thống Trump nhằm buộc Tehran đàm phán lại ...

nguoi thuong ke ghet trong chinh sach cam van iran cua my Mỹ trừng phạt Iran, thị trường dầu mỏ lâm nguy

Biện pháp trừng phạt của Washington với các nước nhập khẩu dầu Iran có thể đe dọa sự cân bằng của thị trường dầu thô ...

nguoi thuong ke ghet trong chinh sach cam van iran cua my Việt Nam coi chính sách cấm vận của Mỹ chống lại Cuba là bước thụt lùi

Trong hai ngày 31/10 và 1/11, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 73 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Đại hội đồng - ...

Minh Quân

Đọc thêm

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu Ligue 1 vòng 30 - Nice vs Lorient; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE ...
Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

U23 Indonesia đã tạo nên địa chấn tại giải U23 châu Á 2024 khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2 bảng A.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động