Người truyền cảm hứng cho “Tôi có một giấc mơ”

Đó là “nữ hoàng nhạc phúc âm” Mahalia Jackson. Bà đã giúp mục sư Martin Luther King tỏa sáng cùng bài diễn văn lịch sử Tôi có một giấc mơ (I have a dream).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguoi truyen cam hung cho toi co mot giac mo Nỗi niềm giáo viên da màu ở Mỹ
nguoi truyen cam hung cho toi co mot giac mo Mỹ lại chao đảo sau vụ cảnh sát da trắng bắn chết người da màu
nguoi truyen cam hung cho toi co mot giac mo
Nữ hoàng nhạc phúc âm Mahalia Jackson.

Ngày 28/8/1963, mục sư King, một nhà hoạt động vì dân quyền, chống phân biệt chủng tộc đã đọc bài diễn văn trên tại Đài tưởng niệm Lincoln (Washington D.C, Mỹ) trước 250.000 người tham gia cuộc Tuần hành vì việc làm và tự do. Trong diễn văn, ông đã nói lên ước mơ cháy bỏng của mình về tương lai nước Mỹ, ở đó, người da đen và người da trắng được đối xử bình đẳng, chung sống hoà thuận. Cuộc Tuần hành cùng với bài diễn văn lay động lòng người đã gây áp lực lên chính quyền Mỹ, thúc đẩy việc thông qua Đạo luật Dân quyền đầu tiên tại Quốc hội (1964).

Cùng với Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Abraham Lincoln, Tôi có một giấc mơ được xem là một trong những diễn văn được yêu thích nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Mỹ. Thế nhưng, nếu không có nữ danh ca Mahalia Jackson, bài diễn văn này không nổi tiếng đến vậy.

Giọng ca xóa nhòa thù hận

Sở hữu giọng nữ trầm truyền cảm và đầy nội lực, Mahalia Jackson được đánh giá là một trong những giọng hát hay nhất thế kỷ XX. “Chúa đã chạm vào dây thanh nhạc của người phụ nữ vĩ đại này”, nhà sử học Noel Serrano nhận xét. Người bạn thân của bà, mục sư King, từng nói: “một ngàn năm mới có được giọng hát như Mahalia”.

Sinh năm 1911 ở New Orleans, Mahalia Jackson trở thành ca sĩ đầu tiên thuộc thể loại nhạc phúc âm (nhạc tôn giáo khởi nguồn từ các nhà thờ của người Mỹ gốc Phi trong những năm 1930) biểu diễn tại Carnegie Hall - nhà hát nổi tiếng của New York (Mỹ) và trong lễ nhậm chức của Tổng thống John Kennedy. Từ năm 1962-1970, bà đã có những chuyến lưu diễn thành công tại châu Âu, châu Á, châu Phi và được yêu mến gọi là “thiên thần hòa bình”. Năm 1961, bà là ca sĩ nhạc phúc âm đầu tiên được tặng giải Grammy - giải thưởng âm nhạc uy tín của Mỹ.

Không chỉ là ca sĩ danh tiếng, Mahalia Jackson còn có nhiều đóng góp quan trọng đối với phong trào dân quyền và được mệnh danh là “người phụ nữ da đen có nhiều ảnh hưởng nhất nước Mỹ”. Sau lần gặp gỡ mục sư King tại một hội nghị của những người theo phái Tin lành Baptist năm 1956, bất chấp bị đe dọa lấy mạng, bà nhận lời hát tại buổi gây quỹ cho chiến dịch chống phân biệt chủng tộc ở Montgomery, Alabama - tiểu bang thuộc miền Nam nước Mỹ. Từ đây, Jackson thường xuyên đi cùng mục sư King đến các cuộc mít tinh ở những nơi đầy thù nghịch, dùng giọng hát để “phá vỡ những hận thù và sợ hãi đã chia cắt người da trắng, da đen”.

nguoi truyen cam hung cho toi co mot giac mo
Mục sư King diễn thuyết tại cuộc Tuần hành vì việc làm và tự do, 1963.

Đêm trước cuộc Tuần hành

Mục sư King không hoàn toàn tự mình viết bài diễn văn Tôi có một giấc mơ. Bản dự thảo đầu tiên được soạn bởi các cố vấn như Clarence Benjamin Jones, Stanley Levison, và bản cuối cùng là kết quả từ sự đóng góp của nhiều người khác.

Trước đó, mục sư King đã hỏi một số đồng nghiệp đáng tin cậy ở Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (SCLC) về suy nghĩ của họ đối với bài diễn văn. Tuy nhiên, theo ông Jones, “việc chuẩn bị hậu cần cho cuộc Tuần hành quá nặng đến nỗi bài diễn văn không được xem là ưu tiên”. “Vào chiều tối thứ Ba, ngày 27/8/1963, tức khoảng 12 giờ trước khi cuộc Tuần hành bắt đầu, Martin vẫn chưa biết phải nói gì”, ông Jones nhớ lại. Lúc này, mục sư King đã tập hợp nhóm cố vấn để vạch ra các chủ đề trong bài diễn văn chỉ dài 5 phút. Cuộc gặp diễn ra ở tiền sảnh khách sạn Willard - nơi mà họ cho rằng sẽ khó bị nghe lén hơn. 

Theo hồi ức của ông Jones, nhiều ý kiến khác nhau đã được đưa ra. Một số người cho rằng bài diễn văn là cơ hội để nhấn mạnh quan điểm chính trị và ý thức hệ về dân quyền và nạn phân biệt chủng tộc. Những người khác nghiêng về việc mục sư King sẽ đưa ra một bài thuyết pháp có trích dẫn Kinh Thánh. Tuy nhiên, một số người lại lo ngại ngôn ngữ Kinh thánh sẽ không thể làm nổi bật thông điệp thực sự: cải cách hệ thống pháp luật. Bản thân mục sư King coi cơ hội này là để tôn vinh Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Abraham Lincoln, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Tuyên ngôn giải phóng nô lệ (1863-1963). Ngoài ra, ông muốn đưa vào bài diễn văn ẩn dụ “tờ séc khống”, ủng hộ lập luận rằng nước Mỹ đã không thực hiện lời hứa về tự do và bình đẳng với công dân da đen. Một cố vấn khác là Wyatt Walker đề nghị mục sư King không sử dụng từ “giấc mơ” vì cho rằng nó “nhàm”, “sáo ngữ”.

Là người được giao nhiệm vụ ghi chép lại các ý kiến, ông Jones nhận thấy “việc kết hợp các quan điểm và ý tưởng khác nhau vào một bài diễn văn sẽ rất khó khăn”. “Tôi tiếp tục ghi và tự hỏi làm thế nào để biến tất cả những điều này thành một bài phát biểu gắn kết”, ông Jones kể lại với tờ The Washington Post. Ông Jones đã mất một tiếng đồng hồ để tóm gọn các ý và viết dự thảo bài diễn văn theo yêu cầu của mục sư King. Đến lúc đó, nhóm cố vấn vẫn còn nhiều thắc mắc, họ đặt ra các câu hỏi “thế còn”, “tại sao không”… “Được rồi. Cảm ơn mọi người vì những gợi ý”, mục sư King ngắt lời và đi lên phòng cầu nguyện. Lúc này là 4 giờ sáng ngày 28/8/1963, chỉ vài giờ trước khi ông phát biểu, và những từ “tôi có một giấc mơ” không xuất hiện trong dự thảo diễn văn.

Câu nói dâng trào cảm xúc

Là người cuối cùng trong số 16 diễn giả tại cuộc Tuần hành, mục sư King chủ yếu nói lại những điều mà cố vấn Clarence Jones đã viết trong bản dự thảo dù có phần ứng biến hơn.

“Trở về Mississippi, trở về Alabama, trở về South Carolina, Georgia, Louisiana, về với những khu nhà ổ chuột ở các thành phố phía Bắc, chúng ta tin rằng bằng cách nào đó tình trạng này có thể và sẽ được thay đổi”, mục sư King kêu gọi.

Đến đây, bà Mahalia Jackson, đang đứng gần bục phát biểu, lên tiếng: “Hãy nói với họ về giấc mơ, Martin. Hãy nói với họ về giấc mơ!”.

Mục sư King nhìn về phía bà Jackson, đẩy bài diễn văn đã được soạn sẵn sang phía bên trái bục, rồi ông hướng xuống đám đông và dõng dạc nói câu bất hủ: “Tôi có một giấc mơ”.

Với tài hùng biện xuất chúng, Martin Luther King đã thêm vào bài diễn văn những điều xuất phát từ đáy lòng về giấc mơ mà ông ấp ủ khi bắt đầu cuộc tranh đấu cho dân quyền. Nhờ sự khích lệ đúng thời điểm của bà Jackson, mục sư King đã chuyển từ một người diễn thuyết tẻ nhạt thành một người truyền cảm hứng.“Tôi muốn nói với các bạn rằng, dù hiện tại có muôn vàn khó khăn và bức xúc, tôi vẫn luôn mang trong mình một giấc mơ…”.

Mặc dù mục sư King đã được nhiều người biết đến trước khi ông bước lên bục diễn thuyết, nhưng sau bài diễn văn này, “ông đã đi vào lịch sử” như lời Clarence Jones. Nhưng điều gì đã khiến người đàn ông đang đứng trước hàng trăm ngàn người, với các máy quay theo sát mỗi hành động và cả tá micro đang thu từng lời, lại bỏ bài diễn văn đã được chuẩn bị để nói về một chủ đề mà ông từng đề cập trước đây nhưng không thực sự thu hút người nghe? Đó là nhờ “lời kêu gọi của một trong những ca sĩ phúc âm vĩ đại nhất thế giới đã đến với một trong những nhà thuyết giảng Baptist vĩ đại nhất thế giới”, ông Jones nhấn mạnh. Mahalia Jackson đã giúp Martin Luther King phát huy tối đa tài diễn thuyết. Bà đã góp phần tạo ra sự bùng nổ bất ngờ, mở đường cho kiệt tác diễn thuyết mà những ngôn từ trong đó vẫn còn vang dội đến tận ngày nay.

“… Trong giấc mơ của tôi, bốn đứa con tôi sẽ có ngày được sống trong một đất nước mà ở đó giá trị của chúng được đánh giá bởi chính ý chí, nghị lực cá nhân, chứ không phải bằng màu da. Ngày hôm nay, tôi có một giấc mơ!...”.

Đám đông chăm chú nghe. Những giọt nước mắt rơi. Đó là lúc hai con người và một bài diễn văn đã đi vào lịch sử nước Mỹ.

•Năm 1968, mục sư King bị ám sát. Bốn năm sau, Mahalia Jackson qua đời. Khoảng 50.000 người nối nhau đi qua quan tài của bà để bày tỏ lòng kính trọng đối với “nữ hoàng nhạc phúc âm”. Trong sự nghiệp của mình, bà Jackson đã phát hành hơn 30 album, trong đó có 12 album bán ra hơn 1 triệu bản/album.

•Tôi có một giấc mơ đứng đầu trong danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ XX, theo bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết.

nguoi truyen cam hung cho toi co mot giac mo Người Mỹ gốc Phi lo ngại về nạn phân biệt chủng tộc

Có tới 76% số người da màu được hỏi tin rằng hệ thống luật pháp Mỹ đang chống lại họ.

nguoi truyen cam hung cho toi co mot giac mo Cuộc chạm trán của Đại sứ da màu ở Nam Phi

Chuyến trở về quê hương châu Phi với tư cách đại diện cho Washington của Đại sứ Mỹ Edward Perkins thật không mấy dễ dàng ...

Nhật Nguyên (tổng hợp)

Đọc thêm

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào ...
Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động