Nhà máy lọc dầu Saudi Arabia bị tấn công: Thảm hoạ hay “sự cố”?

Minh Vương
TGVN. Tấn công cơ sở lọc dầu của Aramco có thể gây ra xáo trộn, song khó tác động lớn tới cục diện căn bản tại Trung Đông. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Sau vụ 2 nhà máy lọc dầu ở Saudi Arabia bị tấn công, Mỹ mở kho dự trữ chiến lược
nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Tổng thống Trump tuyên bố biết 'ai đứng sau' và Mỹ đã 'sẵn sàng hành động'
nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co
Khói bốc lên từ cơ sở lọc dầu tại tại Abqaiq và Khurais (Saudi Arabia) sau khi bị không kích ngày 14/9. (Nguồn: Planet Lab/AP)

Ngày 14/9, hai nhà máy lọc dầu tại Abqaiq và Khurais của Công ty dầu khí nhà nước Saudi Aramco đã bị máy bay không người lái của phiến quân nổi dậy Houthi tấn công. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tố cáo Iran đứng sau vụ tấn công và sử dụng các tên lửa hành trình tấn công tổng cộng 19 mục tiêu, song Tehran đã bác bỏ thông tin này. Vụ không kích đã khiến Saudi Arabia mất gần 6 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 50% tổng sản lượng quốc gia và làm sụt giảm 5% lượng cung dầu mỏ toàn cầu. Hệ quả trước mắt của cuộc tấn công là đáng kể, song về lâu dài sẽ không để lại nhiều dư chấn đáng kể tới tình hình khu vực.

Xáo trộn trong chốc lát

Về ngắn hạn, việc nhà máy dầu Saudi Aramco bị phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn tấn công sẽ gây ra bốn hệ quả chính.

Thứ nhất, sản xuất tại hai cơ sở lọc dầu lớn nhất của Saudi Arabia bị gián đoạn sẽ khiến giá dầu tăng. Trong phiên giao dịch ngày 15/9, giá dầu thô của Mỹ đã tăng 5,61 USD/thùng lên 60,46 USD/thùng, tương đương 10,2%. Giá dầu thô Brent ngày 16/9 đã tăng 12 USD/thùng (tương đương 20%) ngay sau khi thị trưởng mở cửa, con số cao kỷ lục trong hơn 30 năm trở lại đây.

Đây là cơ hội cho Iran. Nguồn cung dầu từ Riyadh bị gián đoạn tạo điều kiện cho Tehran giành thị trường và thu về nhiều hơn trong các giao dịch, vực dậy nền kinh tế chịu nhiều cấm vận và đẩy nhanh tiến độ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, nhằm đứng vững trước sức ép từ Mỹ.

Thứ hai, cuộc tấn công diễn ra ngay trước khi Aramco chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO). Nền kinh tế của Saudi Arabia nói chung và quyền lực của Thái tử Mohammad Bin Salman nói riêng phụ thuộc nhiều vào Aramco và thu nhập của công ty này. Cuộc tấn công khi đó sẽ tác động tiêu cực tới tiến trình IPO và khiến việc đạt định giá 2.000 tỷ USD đề ra khó khăn hơn.

Thứ ba, không loại trừ khả năng Iran đã cung cấp vũ khí và chỉ đạo lực lượng Houthi đưa máy bay không người lái và tên lửa hành trình xâm nhập lãnh thổ của Saudi Arabia, qua mặt hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ để không kích cơ sở lọc dầu. Điều này cho thấy sức mạnh quân sự cùng ảnh hưởng chính trị của Iran, đặc biệt là giới Tướng lĩnh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), với lực lượng nổi dậy tại Yemen. Đồng thời, nó khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng phòng thủ của Saudi Arabia.

Thứ tư, động thái này sẽ khiến Washington rơi vào thế khó trong xử lý quan hệ với Tehran. Ông Donald Trump từng cho biết sẵn sàng gặp gỡ không điều kiện người đồng cấp Iran Hassan Rouhani bên lề họp Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 74 tại New York ngày 17/9. Tuy nhiên, vụ không kích đã buộc ông chủ Nhà Trắng phải có phản ứng mạnh và phủ nhận hoàn toàn tuyên bố trên để duy trì hình ảnh cứng rắn, quyết đoán trong mắt cử tri.

nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) sẽ gặp khó trong triển khai chính sách hoà hoãn với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. (Nguồn: Getty Images/AFP)

Bình ổn về lâu dài

Về dài hạn, tác động của vụ tấn công đối với giá dầu là không nhiều. Aramco cho biết sẽ sử dụng kho dự trữ để bù đắp sản lượng dầu chiến lược, nối lại sản xuất trong thời gian sớm nhất. Mỹ cũng đề nghị mở kho dự trữ dầu nhằm bình ổn giá. Thêm vào đó, dự trữ dầu toàn cầu đang ở mức cao và các cơ sở dầu Mỹ tiếp tục duy trì sản lượng ổn định qua mùa mưa bão. Do đó, giá dầu có thể tăng trong thời gian ngắn và gây áp lực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, song sớm chững lại và thậm chí giảm theo đúng cung – cầu từ thị trường.

Ngoài ra, cuộc tấn công khiến quan hệ Saudi Arabia – Iran xấu đi, song Riyadh sẽ không tấn công trả đũa, mà thay vào đó hướng tới tăng cường lực lượng trên chiến trường Yemen. Tuy nhiên, điều này có thể khiến Saudi Arabia lạc nhịp với Mỹ, khi chính quyền ông Donald Trump đã khởi động đàm phán hoà bình tại Yemen đầu tháng 9. Bởi vậy, căng thẳng Saudi – Iran có thể leo thang nhưng sẽ không đạt tới mức xung đột quân sự.

Cuối cùng, bất chấp tuyên bố “khoá mục tiêu và lên nòng”, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thay đổi cách tiếp cận hoà hoãn trong vấn đề Iran. Washington có thể triển khai lực lượng tới Tehran khi cần thiết, song nhằm gây áp lực nhiều hơn là chuẩn bị cho chiến dịch quân sự. Lá phiếu của người dân Mỹ dành cho nhà lãnh đạo biết cách duy trì hoà bình, thay vì mang tới chiến tranh và ông Trump hiểu rõ điều đó. Khi đó, vụ tấn công tại hai nhà máy lọc dầu tại Abqaiq và Khurais chỉ là “sự cố” và cản bước Mỹ triển khai chính sách hoà hoãn hơn đối với Iran.

nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Vụ cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia bị tấn công: Nga lên tiếng, Kuwait phối hợp điều tra

TGVN. Ngày 15/9, Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biết về vụ tấn công bằng ...

nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Iran bác cáo buộc của Mỹ về tấn công cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia

TGVN. Bình luận về phát biểu của ông Pompeo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Seyyed Abbas Mousavi nói: "Chính sách gây sức ép tối ...

nha may loc dau saudi arabia bi tan cong tham hoa hay su co Giới phân tích đánh giá tác động sau vụ tấn công cơ sở dầu mỏ Saudi Arabia

TGVN. Kênh truyền hình PressTV của Iran ngày 14/9 dẫn nhận định của một số chuyên gia phân tích cho rằng, nguồn cung dầu mỏ ...

Đọc thêm

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về ...
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động