Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Giữ bản sắc, tránh hòa tan

Trần Bình
TGVN. Nhà văn hóa Hữu Ngọc cho rằng: Chúng ta đang nói nhiều về việc hội nhập kinh tế toàn cầu mà quên rằng muốn có được thành công trong quá trình hội nhập, muốn phát triển kinh tế được thì yếu tố truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc mang yếu tố quyết định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nha van hoa huu ngoc giu ban sac tranh hoa tan Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Toàn cầu hóa có dẫn tới ngõ cụt
nha van hoa huu ngoc giu ban sac tranh hoa tan Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Từ thi đến ca
nha van hoa huu ngoc giu ban sac tranh hoa tan
Nhà văn hóa Hữu Ngọc.

Vững vàng trước tiếp biến

Nhà văn hóa Hữu Ngọc nói: Điều đầu tiên khi nói chuyện với người nước ngoài, tôi luôn khẳng định rằng: văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa độc đáo, không giống với các nền văn hóa khác. Đặc biệt không phải là bản sắc của văn hoá Trung Quốc, của Pháp... Và hiện nay vẫn mở cửa để đón những cái hay phương Tây chứ không phải một nền văn hóa đóng cửa.

Tôi thường thấy hình ảnh cây đa, một loại cây thân thuộc ở Việt Nam để tượng trưng cho nền văn hóa Việt. Gốc là Đông Nam Á với bản sắc độc đáo là nền văn minh lúa nước đã có từ 1.000 năm trước Công nguyên với những đặc điểm như xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, sử dụng nước mắm, ở nhà sàn, dùng ngôn ngữ tiếng Việt... Những điều mà văn hóa Trung Quốc không có. Từ gốc này, trong tiến trình lịch sử, Việt Nam đã có mấy lần tiếp biến văn hóa. Mỗi lần tiếp biến, từ cái gốc đó lại sinh ra một nhánh mới. Đó là tiếp biến với văn hóa Trung Quốc qua 1.000 năm đô hộ và hơn 900 năm bang giao giữa hai nền độc lập. Đây là một quá trình dài, nhưng Việt Nam vẫn giữ được cái gốc của mình. Nó sinh ra những giá trị văn hóa mới như Khổng học, chữ Nôm, đạo Phật... mang đặc điểm văn hóa cổ truyền của Việt Nam, chứ không phải sao chép nguyên xi của người Trung Quốc. Tiếp đó là tiếp biến văn hóa với Pháp trong 80 năm. Chúng ta vẫn giữ được cái gốc của mình, truyền thống của mình trong quá trình “Tây hóa” do người Pháp thực hiện ở Việt Nam. Ví dụ điển hình là chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam hiện nay, chúng ta “Tây hóa” chiếc áo dài từ chiếc áo tứ thân truyền thống và đã tạo ra một giá trị mới, hiện đại nhưng vẫn mang bản sắc Việt Nam. Đó là điều mà bản thân người Pháp cũng như cả thế giới thừa nhận.

Tiếp thu văn hóa và phát huy truyền thống

Từ năm 1986 đến giờ, chúng ta mở cửa và Việt Nam tiếp tục tiếp biến văn hóa với cả thế giới. Điều này luôn có những mặt tích cực nhưng cũng có những mặt tiêu cực. Theo nhà văn hóa Hữu Ngọc, vấn đề giao lưu, tiếp biến đó, được nhiều hay ít hơn (tức là mất nhiều hơn) là do ý thức của toàn dân. Mà muốn có được ý thức đó, cần có sự nuôi dưỡng của Nhà nước. Cần có chính quyền thông minh và cương quyết. Điều đó đồng nghĩa với việc cần có những chính sách phù hợp để làm điều này, từ đầu tư kinh phí đến hoạt động ngoại giao văn hóa... Muốn giữ được những cái tốt, cái hay của mình trong quá trình hội nhập, bất kỳ nước nào cũng đặt vấn đề giáo dục lên hàng đầu. Ở nước ta, mấy chục năm qua, liên tục kêu gọi, rồi cải cách giáo dục, nhưng tiếc là kết quả thì như chúng ta thấy, nền giáo dục Việt Nam vẫn còn yếu kém và chưa làm được điều đó.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc băn khoăn: chúng ta đang nói nhiều về việc hội nhập kinh tế toàn cầu mà quên rằng muốn có được thành công trong quá trình hội nhập, muốn phát triển kinh tế được thì yếu tố truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc mang yếu tố quyết định. Hiện nay Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiếp biến văn hóa. Đây là một khái niệm mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra. Tức là khi hai nền văn hóa gặp nhau thì mỗi bên mất đi một ít, đồng thời nhận được mỗi bên kia một ít. Từ đó tạo ra một yếu tố văn hóa mới. Nếu A và B gặp nhau, cùng ngang sức nhau thì mỗi bên đều mất một ít và nhận về bằng nhau. Nhưng nếu một bên yếu quá thì bị bên kia lấn át, thôn tính. Trường hợp một số nước châu Phi khi giao lưu tiếp xúc với văn hóa Anh và Pháp trong thời kỳ thuộc địa là ví dụ điển hình. Ở đây, văn hóa châu Phi do yếu hơn nên đã bị lấn lướt hoàn toàn, mất đi bản sắc của mình. Trường hợp Việt Nam thì khác. Chúng ta giao lưu gặp văn hóa Trung Quốc gần 2.000 năm nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình. Trong 80 năm thuộc địa của Pháp, chúng ta bị “Pháp hóa” một số từ ngữ, sinh hoạt văn hóa nhưng không như một số nước châu Phi, chúng ta vẫn sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, giữ được những điều cơ bản về truyền thống văn hóa dân tộc. Có thể nói quá trình tiếp biến văn hóa của Việt Nam rất đặc biệt và có tính đặc sắc so với thế giới.

“Trong quá trình hội nhập mọi mặt với thế giới, chủ nghĩa tiêu thụ của phương Tây giờ tràn ngập ở các nước mới phát triển, trong đó có Việt Nam. Nó đang chèn ép, làm mất dần những giá trí đạo đức truyền thống, nhất là ở lớp trẻ. Bên cạnh việc phòng ngừa, hạn chế tiêu cực, nên đẩy mạnh giáo dục toàn diện mới có thể giữ gìn được những giá trị cổ truyền trong quá trình hội nhập. Khi mình tham gia bản nhạc giao hưởng toàn cầu mà không có một cây đàn hay điệu nhạc đặc biệt thì người ta cũng không cần mình và mình chỉ là số 0. Vì thế bản sắc dân tộc là điều quan trọng nhất, chứ không phải là chuyện giàu có, kinh tế phát triển”.

nha van hoa huu ngoc giu ban sac tranh hoa tan

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Giữ truyền thống và hiện đại

TGVN. Đến một thời điểm, có nhu cầu phải thay đổi ít nhiều truyền thống để phù hợp với tâm tư các thế hệ mới ...

nha van hoa huu ngoc giu ban sac tranh hoa tan

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Tâm trạng hai phụ nữ Việt lai Pháp

TGVN. Kim Lefèvre là nữ tác giả Pháp nổi tiếng với cuốn tự truyện Cô đầm lai (Métísse Blanche). Chị kể lại những kỷ niệm ...

nha van hoa huu ngoc giu ban sac tranh hoa tan

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Mũi tên, bài ca và chữ nghiệp

TGVN. Một chữ, một câu, một hành động, một cử chỉ, có khi mình không để ý đến, bỗng vài năm sau, vài chục năm sau ...

(theo Sài Gòn giải phóng)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động