Nhân tố phá vỡ sự độc quyền năng lượng ở Trung Á của Trung Quốc

New Delhi đang nỗ lực phá vỡ sự thống trị của Bắc Kinh ở Trung Á, điều mà cường quốc này vẫn liên tục củng cố.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc EU-Trung Á đạt thỏa thuận hợp tác mới
nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Trung Á

Hồi sinh các chính sách kết nối

Trên thực tế, Trung Á là một khu vực nhận được sự ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ, bởi không chỉ có diện tích rộng lớn và nhiều sự kết nối với các nền văn minh cổ xưa, khu vực này còn có những lợi thế to lớn về kinh tế, an ninh và năng lượng.

Tuy nhiên, việc suốt một thời gian dài vừa qua, Trung Quốc tự do tăng cường sự hiện diện, cùng việc thiếu những kết nối trực tiếp giữa Ấn Độ và Trung Á, đã khiến khu vực này không còn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của New Delhi. Chính sách Kết nối Trung Á mà cựu Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ E.Ahamed công bố năm 2012 đã không thể tạo ra những động lực mới do các thách thức cố hữu này.

Mặc dù vậy, những diễn biến gần đây đã giúp Ấn Độ vượt qua rào cản để kết nối với khu vực lân cận rộng lớn này. Chuyến thăm Trung Á vào năm 2015 và thăm Iran hồi tháng 5/2016 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ bắt đầu tiến trình gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), cho thấy một sự thay đổi đáng chú ý trong quan hệ Ấn Độ và Trung Á.

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani năm 2015. (Nguồn: Reuters)

Những chuyến thăm Trung Á của ông Modi là nhằm tìm kiếm các phương hướng hợp tác mới và việc Thủ tướng Ấn Độ ký kết Thỏa thuận Chabahar với Iran đã hồi sinh Chính sách Kết nối Trung Á của Ấn Độ với việc mở thêm nhiều tuyến đường giao thương qua Pakistan.

Những thỏa thuận này không chỉ giúp Ấn Độ tiếp cận các nền cộng hòa ở Trung Á mà còn cho phép các quốc gia này tiếp cận cảng Chabahar để thúc đẩy tối đa các lợi ích kinh tế. Đó chính là cơ hội để New Delhi phá vỡ sự thống trị của Bắc Kinh ở Trung Á, điều mà cường quốc này vẫn liên tục củng cố.

Bên cạnh mối quan hệ mới được củng cố về mặt chính trị và kinh tế với Trung Á, việc thúc đẩy quan hệ song phương bình đẳng với Iran và việc trở thành thành viên của SCO sẽ giúp Ấn Độ thúc đẩy các mục tiêu an ninh năng lượng, bằng cách đa dạng hóa nguồn cung từ Tây Á.

“Nhân tố thay đổi cuộc chơi”

Hơn nữa, việc Ấn Độ tích cực tham gia Câu lạc bộ Năng lượng SCO, Liên minh Kinh tế Á-Âu và “Chiến lược Năng lượng châu Á” (theo đề xuất của Kazakhstan) có thể trở thành “nhân tố thay đổi cuộc chơi”. Đặc biệt, các quốc gia Trung Á, như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan đều là những nước giàu năng lượng.

Theo Báo cáo Thống kê Năng lượng Toàn cầu 2016 của tập đoàn năng lượng BP, Turkmenistan hiện đang đứng đầu Khu vực Trung Á (CAR) và xếp thứ tư trên thế giới về trữ lượng khí đốt. Trong khi đó, Uzbekistan và Kazakhstan có trữ lượng khí đốt đứng thứ hai và ba trong khu vực. Kazakhstan cũng đứng thứ 12 trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ. Tajikistan và Kyrgyzstan có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, song chỉ có chưa đến 10% tiềm năng đã và đang được khai thác.

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani năm 2015. (Nguồn: AP)

Biết được giá trị của các nguồn năng lượng dồi dào ở khu vực này, SCO đã đưa ra ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Năng lượng SCO vào năm 2006 nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng sâu sắc hơn giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, cơ chế hợp tác với Trung Quốc trên thực tế rất kém hiệu quả, và điều này khiến câu lạc bộ này khó có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Nguyên nhân chính là bởi Trung Quốc không hứng thú với việc thiết lập và phát triển một trung tâm năng lượng trong khu vực. Mục tiêu của quốc gia này là tìm kiếm các nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của riêng nước này bằng cách quyết tâm mua lại các nguồn dầu mỏ và khí đốt.

Tư cách thành viên SCO cho phép Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo sự hợp tác về năng lượng sâu rộng và mạnh mẽ hơn giữa các nhà khai thác năng lượng và khách hàng, thông qua việc kết nối Trung Á và Nam Á. Điều này cũng tạo điều kiện để Iran linh hoạt hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển của Câu lạc bộ Năng lượng SCO khi trở thành trung tâm mua bán năng lượng với việc mở cảng Chabahar.

Sự phát triển của câu lạc bộ này sẽ giúp thúc đẩy một số dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng ở Trung Á và Iran, bao gồm đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ và Hành lang Vận tải Bắc Nam. Bên cạnh đó, câu lạc bộ này có thể tìm kiếm nguồn đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực thủy điện và hóa dầu, các lĩnh vực mà Ấn Độ cũng có thế mạnh. Trong chuyến thăm Trung Á của ông Modi, Turkmenistan đã nhất trí mở rộng hợp tác năng lượng và học hỏi kinh nghiệm của các công ty dầu khí Ấn Độ về đào tạo, thiết kế, xây dựng, khai thác và sản xuất.

Kazakhstan, nước khai thác dầu mỏ và khí đốt lớn nhất Trung Á, cũng ủng hộ “Chiến lược Năng lượng Trung Á” nhằm đưa ra một giải pháp toàn diện cho vấn đề an ninh năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng cường hiệu quả khai thác năng lượng và bảo vệ môi trường. Xét tới khía cạnh này, CAR có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác sản sinh năng lượng sạch giữa các nước thành viên nói riêng và toàn khu vực nói chung.

Việc Ấn Độ gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ đem lại một lợi thế lớn hơn cho quốc gia này trong việc hội nhập với các quốc gia thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (CIS).

Có thể nói, Trung Á, nơi từng chứng kiến sự cạnh tranh “một mất một còn” giữa nhiều quốc gia bên ngoài, có thể sẽ là một sân chơi hợp tác năng lượng sau khi Ấn Độ gia nhập SCO. Điều này chắc chắn sẽ nhận được phản ứng tích cực của nhiều quốc gia trong khu vực.

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Khởi đầu mới của Ấn Độ tại Trung Á

Ngoài việc thể hiện phong cách ngoại giao tích cực, chuyến thăm năm nước Trung Á (Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan và Tajikistan) của Thủ tướng ...

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Nga – Mỹ:“Canh bạc” ở Trung Á

Mátxcơva đã có một canh bạc chính trị mạo hiểm với tân Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua việc ép đồng minh Kyrgyzstan đóng ...

nhan to pha vo su doc quyen nang luong o trung a cua trung quoc Khuôn mặt mới của Trung Á

Lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, Trung Á được xem như một thực thể. Sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng ...

Thu Hiền (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tùng Dương 'ra mắt' hai ca khúc tự sáng tác trong album mới 'Đa vũ trụ'

Tùng Dương 'ra mắt' hai ca khúc tự sáng tác trong album mới 'Đa vũ trụ'

Tùng Dương giới thiệu album mới nhất mang tên “Multiverse - Đa vũ trụ” với 12 bài hát thể hiện triết lý sống của anh khi bước sang một ngưỡng ...
Kết bạn với 'bố đơn thân' trên mạng, người phụ nữ bị lừa gần 4 tỷ đồng

Kết bạn với 'bố đơn thân' trên mạng, người phụ nữ bị lừa gần 4 tỷ đồng

Một người phụ nữ bị mất gần 4 tỷ đồng khi kết bạn với người tự xưng là 'bố đơn thân' trên mạng
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc giúp ngăn chặn hợp tác quân sự Nga - Triều

Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc giúp ngăn chặn hợp tác quân sự Nga - Triều

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình ...
Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TP. Hạ Long xác định, muốn phát triển giáo dục-đào tạo phải xuất phát từ đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy ...
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Độc đáo liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái

Độc đáo liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái năm 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Phiên bản di động