Những bức tường biên giới nổi tiếng

Ngày càng có nhiều hàng rào biên giới được dựng lên không phải để giữ người dân ở lại (ngăn cản việc di tản quy mô lớn từ Đông sang Tây) như mục đích của Bức tường Berlin, mà là để chặn dòng người nhập cư trái phép.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung buc tuong bien gioi noi tieng Bức tường biên giới Mỹ-Mexico: Lợi bất cập hại
nhung buc tuong bien gioi noi tieng Bức tường biên giới với Mexico sẽ hoàn thành trong 2 năm

Mâu thuẫn chính trị, xung đột lợi ích, buôn bán bất hợp pháp... là những lý do khiến nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng các bức tường và hàng rào biên giới. Năm 1989 - thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ, toàn thế giới đã có 16 bức tường bảo vệ biên giới. Theo nhà nghiên cứu Elisabeth Vallet (Đại học Quebec), con số này tăng lên 66 vào năm 2016.

Có những bức tường phân chia giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ đã tồn tại hàng ngàn năm. Chẳng hạn, người La Mã xây dựng Bức tường Hadrian chạy dài trên đỉnh núi cheo leo dọc bờ biển miền Bắc nước Anh, khoảng năm 122 sau Công Nguyên để ngăn cách với người ngoại bang. Cách Mỹ hàng ngàn km, Hungary cũng dựng lên những hàng rào ngăn người nhập cư vượt qua biên giới. Vì vậy, tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc xây bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico không phải là ý tưởng mới lạ.

Dưới đây là một số bức tường và hàng rào biên giới quan trọng, luôn được thế giới quan tâm.

Mỹ - Mexico

Biên giới giữa hai nước dài gần 3.200km đi qua bốn bang California, Arizona, New Mexico và Texas của Mỹ đã có một phần được dựng hàng rào từ những năm 1990 dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Biên giới này là hệ thống hàng rào có gắn camera, radar và cảm biến, được xây dựng trong chuỗi chiến dịch của Mỹ nhằm ngăn chặn các vụ xâm nhập bất hợp pháp, chống buôn lậu cũng như các hoạt động liên quan đến ma túy. Hiện hàng rào biên giới dài hơn 1.000km và chạy qua nhiều loại địa hình, từ sông, biển cho đến khu dân cư, sa mạc.

nhung buc tuong bien gioi noi tieng
Hàng rào biên giới chia đôi vùng Nogales giữa Mexico và Mỹ. (Nguồn: CNN)

Khi lên nắm quyền, Tổng thống George W. Bush từng hứa hẹn xây dựng khoảng 1126,5km hàng rào hai lớp siêu cấp trong Đạo luật Hàng rào An ninh năm 2006 được cả hai Viện của Quốc hội Mỹ thông qua và có chữ ký của chính vị Tổng thống này. Thế nhưng, đến khi ông Bush mãn nhiệm, chỉ có khoảng 51,5km hàng rào, phần lớn ở hạt Yuma (bang Arizona) được xây.

Sau đó, vấn đề này tiếp tục được nêu ra vài lần và là một trong những nội dung gây tranh cãi nhiều nhất trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump. Hôm 25/1 vừa qua, 6 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh khởi động quá trình xây dựng bức tường biên giới kiên cố với Mexico và nhấn mạnh công trình sẽ được bắt đầu “ngay lập tức”. Ông Trump còn cam kết người Mexico sẽ phải trả tiền cho dự án này. Trong khi đó, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto khẳng định Mexico sẽ không trả tiền cho các bức tường nói trên, đồng thời hủy chuyến thăm tới Washington nhằm phản ứng với quyết định của người đồng nhiệm Mỹ.

Các kỹ sư xây dựng, các chuyên gia đều cho rằng hoàn toàn có thể xây dựng được bức tường. Tuy nhiên, đến nay, vấn đề triển khai như xây dựng thế nào, bằng chất liệu gì... vẫn đang gây tranh cãi. Ba phương án xây dựng được đưa ra là sử dụng khối bê tông xỉ than, đổ bê tông hoặc dùng những tấm tường xi măng đúc sẵn. Song địa hình hiểm trở, việc giám sát khó khăn, nguy cơ kiện tụng về đất đai... đang là những thách thức lớn đối với kế hoạch xây bức tường biên giới Mỹ - Mexico của Tổng thống Trump. Câu hỏi được đặt ra là bức tường mới này có thực sự giúp ngăn tình trạng nhập cư bất hợp pháp hay chỉ tiêu tốn tới 15 tỷ USD như dự tính hiện nay?

Bắc Ireland

Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, thủ phủ Belfast của Bắc Ireland đã tồn tại các đường ranh giới hòa bình phân chia địa bàn cư trú giữa hai nhóm dân theo đạo Tin lành và Công giáo.

nhung buc tuong bien gioi noi tieng
Bức tường hòa bình ở Belfast, Bắc Ireland. (Nguồn: Timetravelturtle)

Bắc Ireland trải qua ba thập kỷ xung đột triền miên giữa những người theo đạo Tin lành ủng hộ Bắc Ireland tiếp tục ở lại Vương quốc Anh với những người Công giáo muốn Bắc Ireland là một phần của Cộng hòa Ireland. Các cuộc xung đột đẫm máu, bắt đầu từ năm 1968 khiến hơn 3.600 người thiệt mạng đã chấm dứt kể từ khi Thỏa thuận hòa bình “Ngày thứ Sáu tốt lành” được ký vào năm 1998 và sau đó là thỏa thuận năm 2007 về việc thành lập chính phủ chia sẻ quyền lực giữa hai đảng chính của những người theo hai đạo trên.

Chính quyền Bắc Ireland đã tuyên bố bức tường trên sẽ được phá bỏ trước năm 2023. Đây được xem là một bước tiến lớn, hướng tới khép lại mối thâm thù giữa hai cộng đồng suốt nhiều thế kỷ qua. Hiện nay, bức tường là điểm du lịch hấp dẫn.

Saudi Arabia - Iraq

Đối phó với mối đe dọa từ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, tháng 9/2014, Saudi Arabia đã bắt đầu xây dựng hệ thống hàng rào an ninh 5 lớp và dài hơn 900 km dọc theo đường biên giới với quốc gia láng giềng Iraq đang chìm trong bất ổn. Ngoài ra, quân đội nước này cũng bố trí 8 trung tâm chỉ huy, 32 đơn vị phản ứng nhanh, 3 đơn vị can thiệp khẩn cấp, 38 trạm gác, 78 đài quan sát, 10 phương tiện tuần tra giám sát, gần 1,5 triệu mét cáp quang và 50 đài radar tại các khu vực dọc biên giới với Iraq.

nhung buc tuong bien gioi noi tieng
Một người lính Saudi Arabia đang đứng gác cạnh hàng rào biên giới phía Bắc của nước này với Iraq. (Nguồn: Reuters)

Hungary với Serbia và Croatia

Đối mặt với cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tháng 8/2015, Chính phủ cánh hữu của Hungary đã cho xây dựng hàng rào cao khoảng 4m dài 177km dọc biên giới phía Nam tiếp giáp Serbia. Cũng trong năm đó, Hungary đã xây hàng rào ở khu vực biên giới với Croatia, điều động hàng trăm binh lính, cảnh sát ngăn dòng người di cư lên tới hàng nghìn người mỗi ngày.

Khoảng 80.000 người di cư đã vượt biên vào Hungary trong năm 2015, phần lớn từ Iraq, Syria và Afghanistan-nơi các cuộc nội chiến tàn bạo vẫn tiếp tục không suy giảm sau nhiều năm. Hầu hết những người di dân muốn chuyển sang các nước giàu có thuộc Liên minh châu Âu (EU) như Đức.

Các nước châu Âu khác như Slovenia, Áo, Macedonia, Bulgaria… cũng có những bước đi tương tự, nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ hơn.

Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ

Năm 2011, chính quyền Athens đã quyết định xây một bức tường cao 3m, dài hơn 12km dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn làn sóng nhập cư bất hợp pháp tăng đột biến. Theo số liệu thống kê của EU, hơn 80% người nhập cư bất hợp pháp vào EU qua đường biên giới vốn có nhiều kẽ hở giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hy Lạp đã chi khoảng 3,2 triệu Euro để xây dựng hàng rào này trong gần một năm. Ngoài ra, hàng chục rào cản nổi được đặt dọc theo sông Evros, nơi được coi là cửa ngõ chính mà những người nhập cư bất hợp pháp thường tìm cách vượt qua để vào EU.

Israel - Bờ Tây

Khoảng đầu những năm 2000, chính quyền Israel quyết định xây dựng bức tường dài gần 1km ngăn cách khu vực Bờ Tây, nơi tranh chấp với Palestine. Công trình có độ cao từ 5 đến 8m tùy từng khu vực, bằng bê tông hoặc dây thép gai. Chính quyền Israel cho rằng bức tường sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công của quân nổi dậy người Palestine. Trong khi đó, người dân Palestine lại coi bức tường là rào cản trong giấc mơ xây dựng đất nước của riêng họ.

nhung buc tuong bien gioi noi tieng Vatican bày tỏ quan ngại về các chính sách của tân Tổng thống Mỹ

Ngày 1/2, Vatican đã bày tỏ quan ngại về các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm xây dựng một bức ...

nhung buc tuong bien gioi noi tieng Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội triển khai hành động

Ngày 26/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hối thúc giới chức lập pháp của đảng Cộng hòa nhanh chóng triển khai kế hoạch hành ...

nhung buc tuong bien gioi noi tieng Ông Trump muốn dùng tiền thuế nhập khẩu hàng Mexico để xây tường biên giới

Ngày 26/1, Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định áp đặt mức thuế 20% đối với ...

Việt Lan (tổng hợp)

Đọc thêm

WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB ước tính, có khoảng 600 triệu người ở châu Phi hiện không được tiếp cận với nguồn điện đáng tin cậy, giá cả phải chăng.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Ngày 18/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ và tri ân công đức của các vua Hùng, cùng kiều bào hướng ...
Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tham gia chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”, nấu và phát cơm cho bệnh nhân tại bếp cơm từ thiện 19 là những hoạt động ý nghĩa có ...
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ ...
Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ trên địa bàn Hà Nội không được tổ chức kỳ thi riêng mà chỉ có hai phương thức tuyển sinh.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động