TIN LIÊN QUAN | |
Ông Trump “đại náo” thị trường chứng khoán | |
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố giải thể quỹ từ thiện Trump Foundation |
Năm 2016 đã chứng kiến rất nhiều gương mặt mới xuất hiện trên chính trường quốc tế.
Một số nhân vật đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới thậm chí trước khi họ giành thắng cử để trở thành lãnh đạo của một cường quốc hay một tổ chức đa phương quan trọng. Họ đã trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh làn sóng phản đối toàn cầu hóa gia tăng, chủ nghĩa dân túy trỗi dậy và một loạt cuộc khủng hoảng xảy ra.
Theo các chuyên gia, cách các nhân vật này thực hiện những cam kết trong chiến dịch tranh cử của họ sẽ ảnh hưởng lớn thế giới, một cách tích cực hoặc tiêu cực.
Donald Trump: Nước Mỹ là trên hết
Donald Trump đã khiến cả thế giới kinh ngạc khi thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 vừa qua. Trong khi chiến dịch tranh cử của ông Trump bộc lộ sự hỗn loạn ngày một gia tăng ở nước Mỹ, thì việc ông chuyển tới Nhà Trắng vào tháng 1/2017 tới dự báo sẽ còn tạo ra nhiều thay đổi cho nước Mỹ và thế giới nói chung.
Hầu hết các chính sách đối ngoại của ông Trump sẽ theo hướng thực dụng. (Nguồn: AP) |
Theo giới phân tích, ông Trump khó có thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội “ăn sâu bám rễ”, cũng như khó có thể khôi phục nền kinh tế Mỹ dù ông đã cam kết thực hiện việc kết hợp các chính sách như sử dụng biện pháp tài khóa, đầu tư cơ sở hạ tầng và giảm thuế.
Nhà quản lý tài chính nổi tiếng Bill Gross bình luận trong một bản tin tháng 12/2016 rằng việc kết hợp các chính sách sẽ làm trầm trọng hơn “cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu trong dài hạn”. Theo ông Gross, cam kết cắt giảm thuế của ông Trump, gồm giảm thuế cho các doanh nghiệp và giới thượng lưu Mỹ, sẽ tổn hại đến tầng lớp lao động.
Bên cạnh đó, có một điều không thể phủ nhận là hầu hết các chính sách đối ngoại của ông Trump sẽ theo hướng thực dụng. Tổng thống Mỹ sắp tới cũng đã bày tỏ ý định thực thi bảo hộ thương mại. Ông đã tuyên bố khai tử Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nói rằng ông sẽ lựa chọn đàm phán với từng đối tác của Mỹ về cái mà ông gọi là các thỏa thuận thương mại công bằng. Ngoài ra, ông Trump cũng đe dọa áp thuế cao với các sản phẩm của Trung Quốc nếu Bắc Kinh không chấm dứt cái mà ông gọi là “hành vi thương mại gian lận”.
Eswar Prasad, Giáo sư tại Đại học Cornell và là chuyên gia cấp cao tại Viện Brookings, cho rằng sẽ có nguy cơ lớn khiến “môi trường kinh doanh ở Trung Quốc và Mỹ trở nên khó khăn hơn cho các công ty hoạt động ở hai quốc gia này”.
Theresa May: Sứ mệnh đàm phán tiến trình Brexit
Đến nay, Thủ tướng Anh Theresa May dường như chưa đạt được tiến triển nào trong tiến trình Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu), ngoại trừ tuyên bố của bà hồi tháng 10 vừa qua rằng London sẽ kích hoạt Điều khoản 50 của Hiệp định Lisbon trước cuối tháng 3/2017 để khởi động tiến trình đưa Anh rời khỏi EU kéo dài 2 năm.
Bất ổn đã ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của Anh cũng như những hy vọng về việc sớm đàm phán về các hiệp định thương mại song phương với các nước ngoài EU. Chuyên gia kinh tế Martin Wolf nói: “Đàm phán Brexit - được hiểu theo nghĩa hẹp - sẽ kết thúc trong vòng 2 năm, nhưng việc tạo dựng môi trường hậu Brexit chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian”.
Đến nay, Thủ tướng Anh Theresa May dường như chưa đạt được tiến triển nào trong tiến trình Brexit . (Nguồn: Getty) |
Tuy nhiên, đánh giá về chặng đường chông gai phía trước khi Anh tìm cách thiết lập các quan hệ kinh tế và thương mại mới, chuyên gia Wolf cảnh báo rằng việc rời khỏi EU chỉ là bước đi đầu tiên của hành trình này. “Anh sẽ phải thiết lập chính sách thương mại mới mà có thể sẽ mất tới 20 năm”, ông Wolf dự báo.
Quyết định rời khỏi EU của Anh cũng đánh dấu sự khởi đầu của xu hướng rạn nứt trong EU, điều cũng ảnh hưởng xấu tới kinh tế toàn cầu. Trước nhiệm vụ khó khăn “chèo lái” nước Anh rời khỏi EU, bà May ít nhất cảm thấy an ủi rằng ông Trump, không giống như người tiền nhiệm Barack Obama, đã bày tỏ sự ủng hộ công khai cho tiến trình Brexit cũng như ý định thắt chặt quan hệ với Anh sau Brexit.
Antonio Guterres: Ưu tiên giải quyết khủng hoảng di cư
Antonio Guterres, người từng là lãnh đạo Cao ủy tị nạn Liên hợp quốc (LHQ), đã vượt qua 6 vòng bỏ phiếu để trở thành Tổng thư ký thứ 9 của LHQ. Việc 193 nước thành viên nhất trí bỏ phiếu cho ông Guterres cho thấy ông là lựa chọn tốt nhất để giải quyết các thách thức mà thế giới đang đối mặt, như cuộc khủng hoảng người di cư, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Ông Guterres từng giữ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha và lãnh đạo Cao ủy tị nạn LHQ trong 10 năm cho đến năm 2015, và đã giải quyết một số cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất trên thế giới, đặc biệt ở Syria và Iraq.
Ông Antonio Guterres đã vượt qua 6 vòng bỏ phiếu để trở thành Tổng thư ký thứ 9 của LHQ. (Nguồn: Alchetron) |
Michael Williams, cựu Phó Tổng thư ký LHQ, cho rằng ông Guterres “hoàn toàn đủ tiêu chuẩn” cho vị trí này, không chỉ bởi những hiểu biết chính trị của ông. Trong một bài viết đăng trên trang mạng của Viện Chatham House, ông Williams viết: “Trong quá trình lựa chọn ông Guterres, nhiều thành viên trong Hội đồng Bảo an không những thừa nhận rằng ông rất thành thạo ở vị trí đó, mà còn nhận thức rõ rằng các vấn đề người tị nạn và nhập cư sẽ tiếp tục chi phối chương trình nghị sự quốc tế trong các năm tới”.
Một năm sóng gió của EU Mặc dù gặp nhiều khó khăn song với sức mạnh và thành tựu được xây dựng qua nhiều thập kỷ, Liên minh châu Âu (EU) ... |
Viễn cảnh khó khăn đối với kinh tế Anh liên quan tới Brexit Kinh tế Anh tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại do những bất ổn xung quanh vấn đề vị thế của Vương ... |
Tân Tổng Thư ký LHQ: Phải đoàn kết để chấm dứt cuộc chiến Syria "Điều quan trọng hơn cả là phải đoàn kết bất luận đang tồn tại những khác biệt như thế nào. Đã tới lúc cần phải ... |