Nội bộ Mỹ lục đục về vấn đề rút quân khỏi Syria

​Theo các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, chuyến thăm của phái đoàn Mỹ do Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton dẫn đầu đến Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đã bộc lộ những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Mỹ liên quan đến quyết định của Tổng thống Donald Trump rút toàn bộ binh sĩ khỏi Syria.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my noi bo luc duc ve van de rut quan khoi syria ​Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Mỹ "chuyển giao hoặc phá hủy" các căn cứ quân sự ở Syria
my noi bo luc duc ve van de rut quan khoi syria Israel muốn Mỹ công nhận chủ quyền tại Cao nguyên Golan

Đi cùng ông Bolton là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford và đặc phái viên Mỹ về vấn đề Syria James Jeffrey, người cũng mới được bổ nhiệm làm đặc phái viên của liên quân toàn cầu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. 

Phái đoàn Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ để trao đổi với các quan chức nước này về cách thức chống lại IS sau khi Washington rút quân khỏi Syria.

Tuy nhiên, những phát biểu trước đó của ông Bolton đã gây “tổn hại” tới thỏa thuận mà hai Tổng thống Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được vào ngày 14/12 năm ngoái trong một cuộc điện đàm, theo đó Tổng thống Trump quyết định rút quân khỏi Syria, chuyển giao trách nhiệm chiến đấu chống lại IS cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Bolton đã khiến chính giới nước này khó chịu khi nói rằng điều kiện để Mỹ rút quân là Thổ Nhĩ Kỳ phải hứa đảm bảo an toàn cho các Đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS.

my noi bo luc duc ve van de rut quan khoi syria
Theo các chuyên gia phân tích, nhiều thành viên Nhà Trắng và Tổng thống Trump vẫn bất đồng quan điểm về chính sách Trung Đông, trong đó có việc hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Hurriyet Daily News)

Ngay trước đó, Ankara cũng tỏ thái độ không hài lòng với tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Washington muốn ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ “tàn sát” người Kurd khi quân Mỹ rút khỏi Syria.

Đánh giá về những phát biểu của Cố vấn An ninh quốc gia Bolton, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan tuyên bố quan chức Mỹ đã mắc một sai lầm nghiêm trọng và những ai nhất trí với quan điểm này cũng vậy.

Trong khi đó, một số quan chức khác trong chính quyền Mỹ lại muốn Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu chống IS nhưng không thiết lập sự hiện diện ở Đông Bắc Syria và tránh xa khu vực do YPG kiểm soát.

Theo các chuyên gia phân tích, những điều đó đã bộc lộ thực tế là nhiều thành viên Nhà Trắng và Tổng thống Trump vẫn bất đồng quan điểm về chính sách Trung Đông, trong đó có việc hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Burhanettin Duran, điều phối viên Quỹ Nghiên cứu chính trị, kinh tế và xã hội tại Ankara, đã nhấn mạnh tới sự miễn cưỡng của quan chức Mỹ trong thực hiện các quyết định chính sách của Tổng thống Trump.

Theo ông, ở đây có sự tréo ngoe trong hành động của ông chủ Nhà Trắng và những người cấp dưới và Tổng thống Trump đã không tham vấn ê-kíp của mình về quyết định rút quân khỏi Syria. Và đây chính là lý do mà các quan chức Mỹ tới Ankara để trao đổi về vấn đề này đã phá hỏng các cuộc đối thoại trước khi chúng diễn ra. 

Tuy nhiên, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm tiến hành một chiến dịch quân sự tại Đông Bắc Syria, và tuyên bố của Tổng thống Erdogan cho thấy Ankara có thể thực hiện một cuộc tấn công quân sự mà không có sự phối hợp của Washington.

Tuyên bố của Tổng thống Trump rút 2.000 quân khỏi Syria đã làm gia tăng đồn đoán rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát động một chiến dịch quân sự nhằm vào YPG, vốn bị Ankara liệt vào danh sách tổ chức khủng bố có liên hệ với các phần tử ly khai người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara coi đây là một cơ hội để kiềm chế các tay súng người Kurd và quét sạch những phần tử còn lại của tổ chức thánh chiến này ở Syria.

my noi bo luc duc ve van de rut quan khoi syria Mỹ có thể chỉ rút quân một phần khỏi Syria

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 6/1 tuyên bố, việc Mỹ rút quân khỏi Syria chỉ hoàn tất khi mà sự ...

my noi bo luc duc ve van de rut quan khoi syria Ý kiến phản bác của chuyên gia Nga về kế hoạch Mỹ rút quân khỏi Syria

Quan hệ đồng minh giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Syria sẽ không hề xấu đi khi quân đội Mỹ quyết định ...

my noi bo luc duc ve van de rut quan khoi syria Mỹ chưa có thời hạn cho việc rút quân khỏi Syria

Ngày 4/1, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay nước này không có thời gian biểu cho việc rút binh ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định rằng môi trường lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đang tác động tới xu hướng và chiến lược ...
Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, đặt ra thách thức đối với nỗ lực đạt được ở ...
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không nhé!
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Đoàn công tác số 9 đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động