![]() |
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tại cung điện Malacanang ở Manila ngày 28/3. (Nguồn: AFP) |
Hãng thông tấn Philippines (PNA) dẫn phát biểu của Tổng thống Marcos tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Hegseth thừa nhận, Mỹ là “lực lượng lớn nhất” trong công cuộc duy trì hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là tại Biển Đông.
Tin liên quan |
![]() |
Nhà lãnh đạo nhấn mạnh: “Quyết định lựa chọn Philippines làm chặng dừng chân đầu tiên của Ngài là biểu hiện rất rõ nét và gửi đi thông điệp rất mạnh mẽ về cam kết của cả hai nước chúng ta trong việc tiếp tục hợp tác để duy trì hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là tại Biển Đông”.
Theo ông, Manila “luôn hiểu rõ nguyên tắc rằng lực lượng lớn nhất phụng sự hòa bình ở khu vực này sẽ là Mỹ”.
Ngoài ra, Tổng thống Marcos cũng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm chớp nhoáng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines sẽ “cực kỳ hiệu quả”, vạch ra lộ trình cho tương lai và sự thịnh vượng chung của hai quốc gia, bất chấp tình hình địa chính trị “phức tạp” trong khu vực.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái khẳng định cam kết “sắt đá” của Washington đối với Hiệp ước Phòng thủ chung với Manila, nói rõ: “Răn đe là cần thiết trên toàn cầu, nhưng đặc biệt quan trọng ở khu vực này, ở Philippines”.
Theo ông, các đồng minh cần sát cánh bên nhau để ngăn chặn xung đột, bảo đảm tự do hàng hải… "Chúng tôi công nhận đất nước của các ngài đã giữ vững lập trường hết sức kiên định ở khu vực này và trong công cuộc bảo vệ quốc gia”, lãnh đạo Lầu Năm Góc nói.
Bên cạnh đó, ông Hegseth cũng nhấn mạnh tới mối quan hệ đồng minh, hữu nghị và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước.
Trong khi đó, tại cuộc gặp giữa hai bộ trưởng quốc phòng, quan chức nước chủ nhà Gilberto Teodoro đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự ủng hộ lâu dài của đồng minh hiệp ước Mỹ, đồng thời khẳng định cam kết hợp tác với các đồng minh và đối tác để thiết lập lại năng lực răn đe trong khu vực trước các mối đe dọa.
Bộ trưởng Teodoro đã nêu bật sự cần thiết phải sẵn sàng ứng phó, đối mặt và răn đe mọi mối đe dọa trong tương lai vì khối phòng thủ chung và bảo vệ luật pháp quốc tế.
![]()
| Tin thế giới 26/3: Tổng thống Ukraine thừa thận 'hết tiền' cho quân đội, thảm họa cháy rừng lịch sử ở Hàn Quốc, biến động lớn ở chính trường Niger Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua. |
![]()
| Philippines - Mỹ tuần tra chung trên không tại Biển Đông Philippines và Mỹ vừa tiến hành tuần tra chung trên không tại Biển Đông, trong bối cảnh khu vực gia tăng căng thẳng do tranh ... |
![]()
| Một quốc gia Đông Nam Á tiếp tục được Mỹ rót 5,3 tỷ USD, khẳng định vị thế 'ưu tiên hàng đầu' Các nhà quan sát cho rằng việc Philippines được miễn trừ khỏi lệnh đóng băng viện trợ an ninh nước ngoài của Mỹ trên toàn ... |
![]()
| Châu Âu bàn chuyện Ukraine: Tổng thống Zelensky dồn ép việc điều quân, Pháp-Anh dẫn đầu nỗ lực, Đức sẵn sàng, vẫn có nước không bằng lòng Ngày 27/3, khoảng 30 nhà lãnh đạo các quốc gia châu Âu cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhóm họp tại Paris (Pháp) để thảo ... |
![]()
| Tổng thống Nga đề xuất thành lập chính quyền lâm thời ở Ukraine, nói về vai trò của Triều Tiên trong giải quyết xung đột Ngày 28/3, truyền thông Nga đồng loạt dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin đề nghị đặt Ukraine dưới hình thức quản lý tạm thời để ... |